Phần 4 Kết quả nghiêncứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý môitrường nôngthôn huyệnThanh Thuỷ, tỉnh Phú
4.1.2. Thực trạng công tác quản lý môitrường nôngthôn trên địa bàn huyện
Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ
4.1.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường huyện Thanh Thủy
Hệ thống tổ chức quản lý môi trường cấp huyện hiện nay được chia làm 3 cấp, trong đó quản lý chung là UBND huyện. UBND huyện có chức năng ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Phối hợp với UBND cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện; Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT cấp tỉnh. Các chức năng này được thông qua cơ quan chuyên môn là Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện. Đây là cơ quan tham mưu việclập kế hoạch thanh tra, kiểm tra về BVMT trên địa bàn huyện, trình UBND huyện phê duyệt, đồng thời lập dự toán kinh phí để phòng Tài chính - Kế hoạch huyện xem xét trình UBND huyện phê duyệt kinh phí thanh tra, kiểm tra. Để có thông tin để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra phòng Tài nguyên và Môi trường thu thập các thông tin, dữ liệu từ cán bộ địa chính phụ trách mảng môi trường cung cấp.
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường tại huyện Thanh Thủy
Đối với việc thu gom, xử lý rác thải của địa phương UBND huyện phân cấp cho UBND cấp xã quản lý và triển khai thực hiện, chỉ đạo Hợp tác xã và tổ thu gom ở các địa phương. Hiện nay, việc thu gom được thực hiện tương đối tốt. Những bãi chợ rác thải được thu gom sạch sẽ và vận chuyển ra khỏi địa bàn ngay trong ngày. Tuy nhiên đối với xã xa trung tâm thì tập kết và trong 3- 5 ngày vận chuyển đi xử lý một lần. Thực tế với điều kiện cơ sở vật chất của Hợp tác xã và các tổ vệ sinh môi trường hiện không đảm bảo thu gom một lượng rác quá lớn
UBND HUYỆN THANH THỦY
UBND các xã, thị trấn Phòng Tài nguyên và Môi trường
Hợp tác xã, Tổ vệ sinh môi trường
Thu gom rác thải, tập kết
thải ra hàng ngày, do vậy việc ứ đọng rác xảy ra thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân.
4.1.2.2. Hình thức và nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường nông thôn
a. Hình thức tuyên truyền
Trong những năm vừa qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể huyện Thanh Thủy thường xuyên tuyên truyền về nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, trong đó thu gom, xử lý, rác thải, nước thải sinh hoạt; rác thải, nước thải từ trồng trọt và chăn nuôi đang ngày càng được quan tâm và triển khai đồng loạt trên toàn địa bàn của huyện Thanh Thủy. Ý thức của người dân đã được nâng cao, người dân cũng đã nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách về BVMT. BVMT là bảo vệ cuộc sống của chúng ta… tại các công sở, trường học, bệnh viện, khu dâncư, trục đường chính trên địa bàn. Tuy nhiên cũng chỉ dừng ở mức độ trung bình.
Bảng 4.2. Hình thức tuyên truyền về bảo vệ môi trường nông thôn
Nội dung ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Thông qua băng rôn, khẩu hiệu
- Tổng số xã, thị trấn tự tổ chức tuyên truyền Xã, thị trấn 15/15 15/15 15/15
- Tỷ lệ % 100,00 100,00 100,00
- Số lần/năm/xã, thị trấn Lần 2 3 5
2. Tuyên truyền bằng tờ rơi
- Số xã, thị trấn tổ chức phát tờ rơi Xã, thị trấn 6 8 10
- Số tờ rơi được phát Tờ 2.500 2.850 3.600
3. Tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh các xã, thịtrấn
- Số xã, thị trấn tự xây dựng chương trình Xã, thị trấn 4 7 8 - Số xã, thị trấn phát thanh theo chỉ đạo Xã, thị trấn 15 15 15
- Số lần phát thanh/tháng Lần 2 3 4
4. Tổ chức tập huấn, sinh hoạt Lớp, buổi 152 184 196 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2017)
Tổ chức triển khai các nội dung về BVMT lồng ghép các kiến thức môi trường vào các chương trình giáo dục ngoại khóa…. trong các trường học; thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác vệ sinh môi
trường cho học sinh, đặc biệt là ở các trường mầm non, tiểu học, quá trình thực hiện công tác tuyên truyền đã đem lại những hiệu quả nhất định, đó là:
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân cũng như toàn cộng đồng tham gia tích cực vào công tác vệ sinh môi trường của địa phương. Thay đổi ý thức và đảm bảo sức khỏe của người dân và người lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh do ÔNMT trong sinh hoạt và trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.
Qua bảng 4.2 cho thấy, tổng số 15 xã, thị trấn trên địa bàn đa tổ chức tuyên truyền điều đó khẳng định sự quyết tâm trong công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị, xã hội; đồng thời cũng là sự cố gắng tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền vệ sinh và bảo vệ. Tuy nhiên số lần phát và xây dựng các chương trình mới vẫn còn chưa được thường xuyên, xây dựng các chương trình cụ thể tại địa phương, vấn đề bức xúc của người dân chưa được quan tâm.
b. Nội dung tuyên truyền
Xác định công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong BVMT nông thôn, các cấp chính quyền ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều nội dung phong phú, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3. Nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường nông thôn
Nội dung tuyên truyền Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
- Sử dụng nước hợp vệ sinh x x x
- Xử lý nước thải sinh hoạt x x x
- Phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt x x
- Xử lý rác thải sinh hoạt x x x
- Sửa chữa các công trình vệ sinh x x
- Không vứt rác ở đường, mương, sông, suối x x x
- Cải tạo rãnh thoát nước x x
- Tạo cảnh quan môi trường, trồng cây xanh x x x
- Chăn nuôi xa khu dân cư x x x
- Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi x x x
- Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống biogas x x x
Ghi chú: Dấu X thể hiện nội dung đã được tuyên truyền
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2015-2017)
đến người dân, tuy nhiên một số nội dung thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn như: việc sử dụng nước hợp vệ sinh, phân loại rác thải theo từng loại như chất hữu cơ, vô cơ, sành sứ; xử lý nước thải sinh hoạt; nước thải đôi khi xả trực tiếp ra môi trường không qua bể lắng, bể chứa… bên cạnh đó việc phân loại thu gom rác thải sinh hoạt rắn đã được tuyên truyền nhưng nhiều nơi vẫn chưa thực hiện theo quy trình, vẫn còn một bộ phận người dân xả rác trực tiếp gây ÔNMT. Việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi bằng bình Biogas đã được tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ xây dựng từ trước tuy nhiên nội dung này trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do người dân đã quen với tập quán chăn nuôi của miền núi, chăn nuôi nhỏ lẻ, mặt khác việc xây dựng chuồng trại còn tùy thuộc vào diện tích đất nhà ở, vị trí để chăn nuôi được tiện dụng, thuận lợi trong quản lý, trông coi. Một số nội dung được tích cực triển khai từ năm 2016 như: phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt, sửa chữa các công trình vệ sinh, cải tạo rãnh thoát nước đã nâng cao nhận thức của người dân tuy nhiên một bộ phận người dân vẫn chưa quan tâm, còn hành vi vứt rác bừa bãi, chưa quan tâm vệ sinh môi trường chăn nuôi.
4.1.2.3. Các hình thức thu gom rác thải trên địa bàn huyện Thanh Thủy
Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên toàn huyện tích cực triển khai Luật BVMT ngày 23/6/2014; Chỉ thị số 36- CT/TW, ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; huyện Thanh Thuỷ đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chương trình QLMT đối với toàn bộ các xã, thị trấn và toàn bộ người dân người dân trên địa bàn. Nhìn chung các xã, thị trấn trong huyện đã tích cực triển khai, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.4.Các hình thức thu gom rác thải trên địa bàn huyện Thanh Thủy, giai đoạn 2015 – 2017
Hình thức thu gom
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng (Tổ, HTX) Số lao động (người) Số lượng (Tổ, HTX) Số lao động (người) Số lượng (Tổ, HTX) Số lao động (người)
Tổ vệ sinh môi trường 1 1 6 17 6 17
Hợp tác xã 7 54 8 56 9 80
Qua bảng 4.4, ta nhận thấy các hình thức thu gom rác thải trên địa bàn huyện Thanh Thủy được UBND huyện, các ngành, UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo do vậy số tổ vệ sinh môi trường có 01 tổ (năm 2015) đã tăng lên 6 tổ (năm 2017), số lao động tham gia từ 01 người (năm 2015) lên 17 người (năm 2017). Về Hợp tác xã tham gia thu gom cũng tăng từ 7 hợp tác xã (năm 2015) với 54 lao động tham gia tăng lên 9 hợp tác xã (năm 2017) với 80 lao động tham gia. Với sự hành lập mới các hình thức thu gom rác thải trên địa bàn huyện Thanh Thủy nhận thấy sự coi trọng, quan tâm trong công tác BVMT được cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với đời sống người dân trên địa bàn.
4.1.2.4. Sự tham gia của người dân trong thu gom, đóng kinh phí thu gom rác thải trên địa bàn huyện Thanh Thủy
Đồng hành với công tác tuyên truyền, phổ biến đối với người dân về công tác BVMT, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc BVMT, vận động người dân tham gia thu gom, đóng góp kinh phí để tổ chức các hình thức thu gom phù hợp với người dân trên từng địa bàn dân cư, được thể hiện qua bảng 4.5.
Qua bảng 4.5, nhận thấy trên địa bàn huyện Thanh Thủy có 15/15 xã, thị trấn đã triển khai thu gom rác thải, 151 khu dân cư, trong đó, số khu dân cư đã thu gom rác thải được triển khai thực hiện tăng dần qua các năm, với 92 khu dân cư (năm 2015) chiếm 60,93%, 105 khu dân cư (năm 2016) chiếm 69,54 và đạt 118 khu (năm 2017) đạt 78,15%. Các khu dân cư tham gia thu gom rác thải chủ yếu là các khu dân cư có mật độ dân cư sinh sống tập trung, địa hình đồng bằng trung du, giao thông đi lại thuận lợi (các tuyến đường liên khu, liên xã được bê tông hóa).
Đối với các khu dân cư tập trung tại các xã có tỷ lệ tham gia thu gom cao: rác thải được các hộ gom thành từng túi kín, mang đổ vào các xe kéo hoặc bốc trực tiếp lên xe ô tô chở đến điểm xử lý vào các ngày định kỳ trong tuần (tháng) tùy quy định mỗi xã.
Đối với các khu dân cư tham gia thu gom rác thải một phần: các hộ tự vận chuyển rác thải đến các điểm chứa rác tạm thời quy định của xã, định kỳ từng tháng, khi đạt đủ số lượng, xã thuê xe vận chuyển đi xử lý. Đối với các khu dân cư không tập trung: rác thải của các hộ dân chủ yếu được đốt hoặc chôn lấp tại một vị trí trong khu vực đất của hộ gia đình.
Bảng 4.5. Sự tham gia của người dân trong thu gom, đóng kinh phí thu gom rác thải trên địa bàn huyện, giai đoạn 2015 - 2017
STT Nội dung Đvt
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số Đã Thực hiện Tổng số Đã thực hiện Tổng số Đã thực hiện Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Xã, thị trấn triển khai thu
gom rác thải
Xã, thị
trấn 15 15 100,00 15 15 100,00 15 15 100,00
2 Khu dân cư tham gia thu
gom rác thải Khu 151 92 60,93 151 105 69,54 151 118 78,15
3 Hộ thu gom rác thải Hộ 19.056 9.187 48,21 19.103 9.534 49,91 19.138 9.744 50,91
4 Hộ đóng kinh phí thu gom
rác Hộ 19.056 7.359 38,62 19.103 8.420 44,08 19.138 9.023 47,15
5 Số khẩu thu gom rác thải Khẩu 68.445 26.603 38,87 68.631 28.046 40,86 68.787 33.797 49,13
6 Số khẩu đóng kinh phí thu
gom rác Khẩu 68.445 21.310 31,13 68.631 24.769 36,09 68.787 31.296 45,50
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường(2017)
Với hộ tham gia thu gom rác thải trên địa bàn huyện cho thấy: (năm 2015) có 9.187/19.056 hộ tham gia chiếm 48,21%, năm 2016 có 9.534/19.103 hộ tham gia chiếm 49,91%, năm 2017 có 9.744/19.138 hộ tham gia chiếm 50,91%. Hộ đóng góp kinh phí với tỷ lệ lần lượt là 38,62% (2015), 44,08% (2016), 47,15% (2017).
Số khẩu thu gom rác thải trên địa bàn huyện thể hiện qua 3 năm như sau: năm 2015 có 26.603/68.445 hộ tham gia chiếm 38,87%, năm 2016 có 28.046/68.631 hộ chiếm 40,86%, năm 2017 có 33.797/68.787 hộ chiếm 49,13%. Về đóng kinh phí thu gom rác trên địa bàn đối với khẩu trên địa bàn: với 31,13% (năm 2015), 36,09% (năm 2016), 45,50% (năm 2017).
Từ phân tích trên nhận thấy người dân trên địa bàn huyện Thanh Thủy số địa phương và người dân có sự chuyển biến tích cực thể hiện qua số khu dân cư, số hộ dân và số khẩu tham gia thu rom và đóng kinh phí tăng dần qua các năm, tuy nhiên vẫn còn chưa cao. Do vậy trong thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cần tích công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thu gom, đóng góp kinh phí để việc tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, góp phần xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp, đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
4.2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH THUỶ,