Mức độ và các hình thức tham gia của người dântrong quản lý môitrường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 28)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dântrong quản lý môitrường nông

2.1.3. Mức độ và các hình thức tham gia của người dântrong quản lý môitrường

2.1.3.1. Mức độ tham gia của người dântrong quản lý môi trường nông thôn

QLMT nông thôn được thực hiện thông qua tăng cường năng lực cho người dân để họ “tham gia” thực sự vào các hoạt động QLMTnông thôn. Tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, văn hoá, điều kiện kinh tế, địa lý của từng vùng miền khác nhau, mức độ tham gia của người dân vào QLMTnông thôn ở các cấp độ khác nhau. Theo Sổ tay Hướng dẫn phát triển cộng đồng: mức độ tham gia của người dân được mô tả qua các cấp bậc sau:

Sơ đồ 2.1. Mức độ tham gia của người dân

(1) Tham gia thụ động: Làm theo sự chỉ bảo, không đưa ra bất kỳ ý kiến nào; (2) Tham gia cung cấp thông tin: Chỉ trả lời câu hỏi của người làm công tác phát triển;

(3) Tham gia tư vấn: Được hỏi ý kiến và được tiếp thu các ý kiến về những khó khăn, cơ hội phát triển của địa phương;

(4) Tham gia thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng: Chủ động thành lập theo các nhóm tại cộng đồng để tổ chức các hoạt động phát triển tại địa phương;

(5) Tham gia trong quá trình ra quyết định: Người dân chủ động tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch và lựa chọn các phương án, hoạt động phát triển tại cộng đồng;

(6) Tham gia tự nguyện: Người dân tự khởi xướng hoạt động phát triển cộng đồng bao gồm việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động phát triển mà không lệ thuộc vào bên ngoài. Tham gia tự nguyện là hình thức tham gia cao nhất trong phát triển cộng đồng (Lê Văn An và Ngô Tùng Đức, 2016).

Thụ động Cung cấp thông tin

Tư vấn

Thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng Tự nguyện 1 2 3 4

Trong quá trình ra quyết định

5 6

2.1.3.2. Các hình thức tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn

Sự tham gia của người dân vào việc QLMT nông thôn được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ. Các nội dung trong vai trò của người dân vào việc tham gia BVMT nông thôn được hiểu là:

- Dân biết: Người dân được biết thông tin về chính sách, hoạt động thực thi

chính sách của cơ quan nhà nước ở của địa phương liên quan đến quyền và lợi ích của người dân. Từ những hiểu biết đó, người dân có thể đóng góp vào các hoạt động trong quá trình BVMT nông thôn.

- Dân bàn: Bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến công

tác quy hoạch, kế hoạch thực hiện, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động tổ chức thực hiện, các mức đóng góp,…

- Dân đóng góp: Là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà

còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.

- Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các

hoạt động BVMT: vệ sinh đường làng, ngõ xóm, quản lý nguồn rác thải, nước thải, …

- Dân kiểm tra: Có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự

giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình. Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình.

- Dân quản lý: Đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham

gia; Các công trình sau khi hoàn thành cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do người dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu.

- Dân hưởng lợi: Chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại cho người dân.

Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “dân là gốc”. Nội dung tham gia của người dân trong BVMT nông thôn cũng rất đa dạng. Cho nên, mỗi người dân có thể tham gia vào những phần việc khác nhau tùy vào điều kiện, khả năng

và nhu cầu củahọ (Phạm Huy Hoàng, 2016).

2.1.4. Nội dung về sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)