Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 89)

4.3.5.1. Những mặt đạt được

Qua quá trình nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong công tác QLMT nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy đã đạt được một số kết quả như sau:

- Nhận thức của người dân đã được nâng cao;

- Đã thành lập được cơ cấu tổ chức QLMT theo tổ, nhóm;

- Đã tích cực tham gia vào các hoạt động vận động phong trào toàn dân vì một môi trường xanh, sạch, đẹp thường xuyên được triển khai;

- Cơ sở hạ tầng cũng thường xuyên được xâydựng;

- Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia công tác BVMT, chú trọng xây dựng và thực hiện các hương ước, qui ước, cam kết về BVMT và các mô hình tự quản về BVMT của cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia BVMT nông thôn.

4.3.5.2. Hạn chế

Qua quá trình nghiên cứu sự tham gia của người dân trong công tác QLMT nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy còn một số hạn chế đó là:

tập trung ở khu vực trung tâm còn những vùng xa trung tâm tỉ lệ người dân vẫn còn nhiều hạn chế.

- Cơ cấu QLMT còn nhiều bất cập do một số hạn chế về số lượng cán bộ phụ trách môi trường còn thiếu và yếu, chưa có cán bộ chuyên trách QLMT và tài nguyên ở cấp xã. Đồng thời do chưa có cơ chế làm việc rõ ràng nên việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa đồng bộ, tình trạng quản lý còn chồng chéo, kém hiệu quả;

- Công tác chỉ đạo vận động phong trào toàn dân vì một môi trường xanh, sạch, đẹp vẫn chưa thực sự đi sâu đi sát đến từng người dân, mà chỉ tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh hay phát tờ rơi nhưng điều tra thực tế những khó khăn của người dân, công tác sơ kết, tổng kết chưa được coi trọng.

- Cơ sở hạ tầng không đồng bộ dokhông có quy hoạch và tính toán từ trước. - Trên địa bàn huyện vẫn đang thiếu, chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ các cơ chế, chính sách trong công tác BVMT nói chung và xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt nói riêng, điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức tham gia.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)