Phương pháp thu thập thông tin, sốliệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 54)

3.2.1 .Phương pháp chọn điểm nghiêncứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, sốliệu

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứcấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo, các văn kiện, sách, báo, các số liệu tổng hợp tình hình của các cơ quan chức năng các phòng, ban, ngành của các xã, thị trấn điều tra thuộc huyện và một số số phòng ban, ngành, đoànthểcủahuyệnnhằm khái quáttìnhhìnhchungcủahuyện tronghoạt động QLMT nông thôn, cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Thông tin và nguồn thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin Nguồn thu thập

Các số liệu về diện tích tự nhiên, đất đai, dân số, lao động, chỉ tiêu phát triển KT- XH, tình hình cán bộ QLMT, thông tin về sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn

UBND huyện, Chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã

Cơ sở lý luận và thực tiễn sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn và QLMT trên thế giới và các địa phương của Việt Nam

Luật, sách, báo, tạp chí, website, các công trình nghiên cứu khoa học, sốliệu của các tổ chức khác có liên quan

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ điều tra đểthu thập thông tin, số liệu thực tế tại địa bàn nghiên cứu nhằm có thông tin số liệu để tổng hợp, phân tổ các số liệu phục vụ phân tích đề tài nghiêncứu.

a. Điều tra phỏng vấn người dân

Đểphục vụ cho công tác điều tra số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu tác giả chọn mẫu điều tra như sau: Tiến hành điều tra 90 người dân ở 3 xã.

Nội dung câu hỏi điều tra: Nội dung cơ bản của câu hỏi điều tra là những thông tin cơ bản đối với các hộ dân như: chủ hộ, giới tính, tuổi, nghề nghiệp chính, trình độ học vấn, chuyên môn, mức sống,.. Thông tin điều tra về đánh giá về công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường ở địa phương; tham gia xây dựng các quy chuẩn và quy hoạch cơ sở hạ tầng QLMT nông thôn; tham gia hoạt động cáp nước sạch; các hình thức thu gom rác thải, xử lý nước thải; tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm; sự sẵn sàng tham gia các hoạt động QLMT nông thôn; ý kiến đề xuất tăng cường sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn.

b. Điều tra phỏng vấn cán bộ địaphương

* Cán bộ huyện: Gồm 02 người thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tin điều tra là kế hoạch thực hiện QLMT nông thôn, công tác tổ chức bộ máy, trình độ đội ngũ cán bộ QLMT trên địa bàn, sự tham gia của người dân trongQLMT nông thôn trên địa huyện Thanh Thuỷ trong thời gian qua;kết quả đạt được tại các xã, các yếu tố tác động tới kết quả và những giải pháp các xã đã đưa ra nhằm giải quyết vấn đề môi trường của địa phương. Đánh giá về sự tham gia của người dân trên địa bàn về hoạt động cấp nước sạch; trong thu gom, xử lý rác thải, nước thải; công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm và ý kiến đề xuất tăng cường sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn.

* Cán bộ xã: Gồm 24 người của 3 xã: đại diện lãnh đạo Đảng ủy, UBND

xã, cán bộ địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức đoàn thề. Thông tin điều tra: tình hình thực hiện QLMT của xã, đội ngũ cán bộ QLMT ở địa phương. Đánh giá về sự tham gia của người dân trên địa bàn về hoạt động cấp nước sạch; trong thu gom, xử lý rác thải, nước thải; công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm và ý kiến đề xuất tăng cường sự tham gia của người dân trong QLMT nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)