TK 152, 334. 338 TK 242 (142) TK 811
Chi phí tiền lương, vật liệu Thiệt hại thực tế trong thời gian ngừng sản xuất ngừng sản xuất
TK 111, 331 TK 138, 152, 131
Chi phí dụng cụ mua ngoài Giá trị bồi thường của tập
phải trả thể, cá nhân gây ra ngừng
sản xuất
1.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là các công trình tới cuối kỳ hạch toán còn chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thanh nhưng chưa bàn giao cho chủ đầu tư.
Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối mỗi kỳ
Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì giá trị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của công trình đó cho các giai đoạn đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng.
1.2.4 Tính giá thành sản phẩm1.2.4.1 Đối tượng tính giá thành 1.2.4.1 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp được xác định trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí xây lắp. Đối tượng tính giá thành tại doanh nghiệp xây lắp là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao.
1.1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm
Giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ = Giá trị sản phẩm xây lắp dở dang đầu kỳ × Chi phí phát sinh trong kỳ Hệ số chi phí phân bổ cho giai đoạn i = Giá trị thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ Tổng giá thành dự toán
của khối lượng xây lắp bàn giao trong kỳ
+
Tổng dự toán tương ứng khối lượng dở dang cuối
kỳ Giá trị thực tế khối
lượng dở dang cuối kỳ của giai đoạn i
=
Giá trị dự toán khối lượng dở dang cuối kỳ của giai đoạn i
× Hệ số chi phí phân bổ cho giai đoạn i
hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc theo khoản mục giá thành trong kỳ tính giá đã được xác định.
Các phương pháp thường được áp dụng là phương pháp tính giá thành trực tiếp, tính giá thành theo định mức và
Phương pháp tính giá thành trực tiếp:
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì đặc điểm sản phẩm mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành. Theo phương pháp này thì toàn bộ chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá của công trình, hạng mục công trình đó. Trong trường hợp hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn gia thì:
Phương pháp tổng cộng chi phí:
Đối với phương pháp này, nó sẽ được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp thi công những công trình lớn, phức tạp, quy trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành phải trải qua nhiều giai đoạn thi công khác nhau hoặc được thi công bởi nhiều đội sản xuất khác nhau. Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản xuất hoặc từng hạng mục công trình, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng. Giá thành được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Z: giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp
Dđk, Dck: Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
C1, C2,…, Cn: Chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hoặc từng hạng mục công trình.
Giá thành thực tế của khối lượng
xây lắp = Chi phí sảnxuất dở
dang đầu kỳ + Chi phí sảnxuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Z = Dđk + C1 + C2 + … + Cn – Dck
Giá thành thực tế
một sản phẩm =
Tổng chi phí thực tế cho toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành Tổng số sản lượng sản phẩm đã quy đổi về sản phẩm hệ số
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp ký kết với bên giao thầu hợp đồng thi công gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng từng công việc. Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp cho từng đơn đặt hàng từ lúc khời công đến khi hoàn thành chính là giá thành đơn đặt hàng.
Phương pháp tỷ lệ:
Đối tượng tập hợp chi phí trong phương pháp này là nhóm sản phẩmxây lắp cùng loại, đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm. Ta phải căn cứ vào tổng chi phí thực tế và tổng chi phí kế hoạch hoặc tổng chi phí dự toán của các hạng mục công trình có liên quan để xác định tỷ lệ phân bổ.
Phương pháp hệ số:
Phương pháp được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình xây lắp, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm xây lắp khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình xây lắp.
Đối tượng tập hợp chi phí xây lắp là toàn bộ các sản phẩm xây lắp như các công trình, hạng mục công trình do cùng một quy trình xây lắp còn đối tượng tính giá thành xây lắp là từng loại sản phẩm do quy trình xây lắp đã thực hiện. Công thức tính giá thành theo phương pháp hệ số:
Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
SVTH: Trần Thị Khuyên_B19KKT Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp = Giá thành kế hoạch (dự toán) x Tỷ lệ điều chỉnh (tỷ lệ phân bổ)
CHƯƠNG II: CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SĨ DŨNG 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SĨ DŨNG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty2.1.1.1 Lịch sử hình thành 2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Bước sang thế kỷ XXI cùng với sự phát triển chung của cả nước, trên địa bàn miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, các công ty kinh doanh xây lắp được xây dựng ngày càng nhiều. Thêm vào đó, khi Nhà nước ta quyết định xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai đã thúc đẩy Quảng nam trở thành khu vực tâm điểm.
Khu kinh tế mở Chu Lai là một tiềm năng kinh tế của cả khu vực miền Trung đã và đang đem lại cái nhìn mới cho toàn khu vực nói chung, huyện Núi Thành – tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đi đôi với sự phát triển đó, các dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đã được triển khai và thực hiện trên qui mô lớn như các khu công nghiệp, đường xá,… Các công ty xây dựng được thành lập, từng bước mở rộng quy mô và nhận được nhiều công trình hạng mục có tầm cỡ. Nhận thấy tiềm năng kinh tế lớn ấy, Công ty TNHH Sĩ Dũng đã được thành lập.
Công ty TNHH Sĩ Dũng được thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 05 tháng 10 năm 2012 dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Tên công ty:
Tên công ty: CÔNG TY TNHH SĨ DŨNG.
Tên công ty bằng tiếng Anh: SI DUNG COMPANY LIMITED. Tên công ty viết tắt: SI DUNG CO., LTD.
Mã số doanh nghiệp: 4000899225.
Người đại diện:
Lô số 1 – KCN Bắc Chu Lai – Xã Tam Hiệp – Huyện Núi Thành – Tỉnh Quảng Nam – Việt Nam.
Điện thoại: 0510.3872222 Email: ctysidung@gmail.com.
Vốn điều lệ: 10.000.000 (Mười tỷ đồng).
Dù mới được thành lập hơn 3 năm trở lại đây nhưng với lợi thế về nguồn vốn trang thiết bị, xe cơ giới cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm công tác đã đưa công ty ngày càng phát triển.
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 - 2014:
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 47.271.305.176 61.111.045.883 13.839.740.707 29.27 Tổng chi phí 43.754.470.753 56.673.854.637 12.919.383.884 29.53 Tổng lợi nhuận 3.516.834.423 4.437.191.246 920.356.823 26.17 Tổng ngân sách nhà nước 1.213.849.857 1.949.197.808 735.347.951 60.58
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng. Tiếp nhận và chuyển giao hệ thống thiết bị, công nghệ mới trong lĩnh vực xây dựng, giao thong, thủy lợi.
- Lập dự án đầu tư, khảo sát, quy hoạch chi tiết, thiết kế công trình xây dựng. - Thẩm tra dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế và dự toán các công trình giao thông thủy lợi.
- Kiểm tra giám định chất lượng công trình xây dựng.
- Xác định nguyên nhân và thiết kế sửa chữa, khắc phục sự cố các công trình xây dựng.
- Kiểm tra, chứng nhận đủ diều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
- Xây dựng công nghiệp, dân dụng, trang trí nội thất, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị và công trình cấp thoát nước – xử lý môi trường.
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh2.1.2.1. Đặc điểm 2.1.2.1. Đặc điểm
Do đặc thù của công ty là một doanh nghiệp trong ngành xây dựng nên sản phẩm chủ yếu là sản phẩm xây lắp.
Sản phẩm xây lắp của công ty mang đặc điểm sau: - Những sản phẩm có quy mô vừa và lớn.
- Mang tính đơn chiếc. - Thời gian sản xuất kéo dài.
- Chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng. - Đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn.
Với những đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán. Đồng thời để giảm bớt rủi ro, công ty phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn gia đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công được chia ra thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau. Bên cạnh đó, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường. Thời gian kéo dài còn chịu những thay đổi của tổ chức, con người, nhiều khi thay đổi chủ trương trong quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng làm cho công trình thiết nhất quán, không đồng bộ. Đặc điểm này đòi hỏi việc phải tổ chức, thực thi, giám sát, nghiệm thu chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình như thiết kế, dự toán. Các nhà thầu thường phải có trách nhiệm bảo hành công trình.
Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, công ty phải dựa vảo bản thiết kế dự toán xây lắp, giá trúng thầu, hạng mục công trình để tiến hành sản xuất thi công.
Quá trình sản xuất của công ty là quá trình thi công sử dụng các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố khác để tạo nên công trình.
2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh
Tại công ty TNHH Sĩ Dũng, quy trình trước, trong và sau thi công công trình đều được thực hiện theo quy trình dưới đây, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.