2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SĨ DŨNG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Bước sang thế kỷ XXI cùng với sự phát triển chung của cả nước, trên địa bàn miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, các công ty kinh doanh xây lắp được xây dựng ngày càng nhiều. Thêm vào đó, khi Nhà nước ta quyết định xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai đã thúc đẩy Quảng nam trở thành khu vực tâm điểm.
Khu kinh tế mở Chu Lai là một tiềm năng kinh tế của cả khu vực miền Trung đã và đang đem lại cái nhìn mới cho toàn khu vực nói chung, huyện Núi Thành – tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đi đôi với sự phát triển đó, các dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đã được triển khai và thực hiện trên qui mô lớn như các khu công nghiệp, đường xá,… Các công ty xây dựng được thành lập, từng bước mở rộng quy mô và nhận được nhiều công trình hạng mục có tầm cỡ. Nhận thấy tiềm năng kinh tế lớn ấy, Công ty TNHH Sĩ Dũng đã được thành lập.
Công ty TNHH Sĩ Dũng được thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 05 tháng 10 năm 2012 dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Tên công ty:
Tên công ty: CÔNG TY TNHH SĨ DŨNG.
Tên công ty bằng tiếng Anh: SI DUNG COMPANY LIMITED. Tên công ty viết tắt: SI DUNG CO., LTD.
Mã số doanh nghiệp: 4000899225.
Người đại diện:
Lô số 1 – KCN Bắc Chu Lai – Xã Tam Hiệp – Huyện Núi Thành – Tỉnh Quảng Nam – Việt Nam.
Điện thoại: 0510.3872222 Email: ctysidung@gmail.com.
Vốn điều lệ: 10.000.000 (Mười tỷ đồng).
Dù mới được thành lập hơn 3 năm trở lại đây nhưng với lợi thế về nguồn vốn trang thiết bị, xe cơ giới cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm công tác đã đưa công ty ngày càng phát triển.
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 - 2014:
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh
Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 47.271.305.176 61.111.045.883 13.839.740.707 29.27 Tổng chi phí 43.754.470.753 56.673.854.637 12.919.383.884 29.53 Tổng lợi nhuận 3.516.834.423 4.437.191.246 920.356.823 26.17 Tổng ngân sách nhà nước 1.213.849.857 1.949.197.808 735.347.951 60.58
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng. Tiếp nhận và chuyển giao hệ thống thiết bị, công nghệ mới trong lĩnh vực xây dựng, giao thong, thủy lợi.
- Lập dự án đầu tư, khảo sát, quy hoạch chi tiết, thiết kế công trình xây dựng. - Thẩm tra dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế và dự toán các công trình giao thông thủy lợi.
- Kiểm tra giám định chất lượng công trình xây dựng.
- Xác định nguyên nhân và thiết kế sửa chữa, khắc phục sự cố các công trình xây dựng.
- Kiểm tra, chứng nhận đủ diều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
- Xây dựng công nghiệp, dân dụng, trang trí nội thất, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị và công trình cấp thoát nước – xử lý môi trường.
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh2.1.2.1. Đặc điểm 2.1.2.1. Đặc điểm
Do đặc thù của công ty là một doanh nghiệp trong ngành xây dựng nên sản phẩm chủ yếu là sản phẩm xây lắp.
Sản phẩm xây lắp của công ty mang đặc điểm sau: - Những sản phẩm có quy mô vừa và lớn.
- Mang tính đơn chiếc. - Thời gian sản xuất kéo dài.
- Chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng. - Đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn.
Với những đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán. Đồng thời để giảm bớt rủi ro, công ty phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn gia đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công được chia ra thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau. Bên cạnh đó, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường. Thời gian kéo dài còn chịu những thay đổi của tổ chức, con người, nhiều khi thay đổi chủ trương trong quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng làm cho công trình thiết nhất quán, không đồng bộ. Đặc điểm này đòi hỏi việc phải tổ chức, thực thi, giám sát, nghiệm thu chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình như thiết kế, dự toán. Các nhà thầu thường phải có trách nhiệm bảo hành công trình.
Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, công ty phải dựa vảo bản thiết kế dự toán xây lắp, giá trúng thầu, hạng mục công trình để tiến hành sản xuất thi công.
Quá trình sản xuất của công ty là quá trình thi công sử dụng các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố khác để tạo nên công trình.
2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh
Tại công ty TNHH Sĩ Dũng, quy trình trước, trong và sau thi công công trình đều được thực hiện theo quy trình dưới đây, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.
Sơ đồ 2.1 Tổ chức sản xuất kinh doanh
Giai đoạn trước thi công:
Trong giai đoạn này, công ty sẽ chuẩn bị nhân lực như lập ban điều hành, tổ chức thi công trực tiếp với kỹ sư và công nhân có tay nghề, thuê lao động phổ
Xem xét đơn đặt hàng
Thiết kế bản vẽ kỹ thuật Ký hợp đồng đấu thầu
Lập dự toán thiết kế
Triển khai thi công công trình
Thanh – quyết toán Nghiệm thu, bàn giao công trình
Giai đoạn trước thi công
Hoàn thiện công trình
Giai đoạn thi công và hoàn thiện
thông, chuẩn bị đầy đủ các loại máy móc thiết bị theo từng thời gian cụ thể và có kế hoạch điều động tới thi công các hạng mục, tập trung sẵn trong khu vực thi công.
Giai đoạn thi công và hoàn thiện:
Trong gia đoạn này, công ty sẽ tiến hành những công việc sau: - Xây dựng lán trại và chuẩn bị vật tư thi công
- Làm đường tạm
- Thi công móng
- Thi công phần thô
- Thi công phần hoàn thiện
- Nghiệm thu và bàn giao công trình
Những quy trình trên là quy trình công nghệ chuẩn hóa của công ty TNHH Sĩ Dũng. Tuy nhiên tùy theo từng công trình, từng địa hình cụ thể mà doanh nghiệp sẽ có những giải pháp linh hoạt khác để tiến hành thi công một cách thuận lợi và phù hợp nhất.
Khi công ty đấu thầu thành công và tiến hành xây lắp thì đều dựa vào cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh sau:
Sơ đồ 2.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Sĩ Dũng
Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Sĩ Dũng:2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sĩ Dũng được tổ chức theo sơ đồ sau:
Công trường Bộ phận giám sát chất lượng Bộ phận kỹ thuật Bộ phận hành chính – y tế Bộ phận thủ kho Bộ phận thi công xây lắp Bộ phận cơ giới Bộ phận cơ khí Bộ phận hoàn thiện Bộ phận điện nước
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Sĩ Dũng
Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc:
Là người đứng đầu doanh nghiệp và có quyền lực cao nhất. Giám đốc sẽ điều hành mọi hoạt động của công ty. Nhiệm vụ của giám đốc công ty TNHH Sĩ Dũng
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Tài chính Phòng KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC Kỹ thuật Bộ phận khách hàng Phòng KẾ TOÁN Phòng NHÂN SỰ Phòng KỸ THUẬT Bộ phận vật tư Bộ phận thi công Bộ phận thiết kế Bộ phận Marketing Bộ phận thi công xây lắp Bộ phận cơ giới Bộ phận cơ khí Bộ phận hoàn thiện Bộ phận điện nước
-Tổ chức thực hiện kế hoạch và phương án đầu tư xây lắp của công ty. -Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
-Tham gia đấu thầu và ký kết các dự án xây lắp.
Giám đốc công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan chủ quản vè mọi hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chính sách pháp luật Nhà nước quy định.
Phó giám đốc Tài chính:
Nhiệm vụ của Phó giám đốc tài chính là quản lý tài chính của công ty. Cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp.
- Xây dựng các kế hoạch tài chính.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
- Cảnh báo nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính.
Phó giám đốc Kỹ thuật:
Phó giám đốc phụ trách Kỹ thuật sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của dự án thi công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về công việc được phân công.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc lựa chọn phương án tổ chức thi công và điều hành dự án.
- Lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá tiến độ thi công.
- Thực hiện việc lập, kiểm tra, theo dõi các thủ tục hành chính để thực hiện dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Giao việc, giám sát và đôn đốc thực hiện dự án.
Phòng kinh doanh:
Nhiệm vụ chính của phòng là điều hành quản lý các hoạt động liên qua đến tài chính và một số hoạt động khác. Phòng kinh doanh được chia thành 2 bộ phận nhằm phân chia công việc hợp lý và chuyên sâu hơn, đó là bộ phận khách hàng và bộ phận Maketing.
+ Bộ phận khách hàng có nhiệm vụ tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực xây lắp như các nhà cung ứng vật liệu, các công trình sắp thi công, … Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ quan trọng là giữ mỗi quan hệ với những đối tác cũ.
+ Bộ phận Maketing: Những nhân viên maketing của công ty có nhiệm vụ tổ chức hệ thống thu thập thông tin về sản phẩm xây lắp, các mức giá về nguyên vật liệu và các đối thủ cạnh tranh. Qua đó họ sẽ xây dựng chiến lược, điều chỉnh giá để công ty đưa ra giá thầu hợp lý.
Phòng kế toán:
Có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế, quản lý toàn bộ công tác tài chính, quản lý thu hồi vốn,… đồng thời làm giám sát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại công ty.
Phòng nhân sự:
Quản lý nhân viên của công ty. Họ phụ trách về công việc hành chính, đời sống, thi đua, khen thưởng cho nhân viên.
Phòng kỹ thuật:
Giám sát kỹ thuật công trình, đưa ra những báo cáo chính xác về thông số kỹ thuật từng công trình. Tại phòng kỹ thuật của công ty được chia làm 3 bộ phận nhỏ: + Bộ phận thiết kế: thiết kế bản vẽ và dự tính những nguyên vật liệu, máy móc, nhân công cần cho một công trình.
+ Bộ phận thi công: nhận bản thiết kế từ bộ phận thiết kế và tiến hành thi công công trình.
+ Bộ phận vật tư: tìm đối tác cung ứng vật tư giá cả hợp lý, thu mua và cung cấp cho bộ phận thi công đúng - đủ số lượng và chủng loại yêu cầu.
2.1.4.Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Quan hệ chức năng Quan hệ trực tiếp
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ:
Tổ chức bộ máy kế toán là yếu tố quyết định quy mô, chất lượng và hiệu quả của thông tin kế toán.
Kế toán trưởng: là người tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán trưởng tại công ty như sau:
- Tổ chức công việc kế toán của doanh nghiệp, điều tra, giám sát việc dùng nguồn tài sản, tài chính và nhân lực trong công ty.
- Tổ chức công việc phù hợp với yêu cầu của luật pháp hiên hành. - Phụ trách việc trình duyệt kế hoạch công việc, các mẫu tài liệu, giấy tờ thuộc bộ phận kế toán để áp dụng cho việc thể hiện các hoạt đọng buôn bán của doanh nghiệp.
- Kiểm soát quy trình lập tài liệu sổ sách, các bút toán thanh toán, điều tra các báo cáo nguồn tài chính.
Kế toán công nợ:
- Tham gia vào việc soạn thảo, quản lý các hợp đồng kinh tế.
- Hằng ngày căn cứ vào phiếu nhập – xuất kho, hóa đơn GTGT, thu chi, giấy báo nợ, … sau đó tiến hành nhập dữ liệu.
KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán tiền lương Kế toán TSCĐ Kế toán nguyên vật liệu
- Căn cứ vào hợp đồng để theo dõi tình hình phải thu và phải trả cho khách hàng. Qua đó lập biên bản xác nhận công nợ cho kế toán trưởng.
Kế toán nguyên vật liệu
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời số lượng hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu về giá cả và hiện vật. Tính đúng giá thành thực tế của NVL nhập xuất kho nhằm cung cấp thông tin chính xác phục vụ cho yêu cầu lập bào cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạch toán nguyên vật liệu.
Kế toán TSCĐ:
- Tổ chức kế toán ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển tài sản cố định, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định.
- Kế toán tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ qui định.
- Tham gia lập dự toán sửa chữa lớn tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa tài sản cố định.
- Kế toán hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, phòng, ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các sổ sách cần thiết và hạch toán tài sản cố định đúng chế độ, đúng phương pháp.
- Kế toán tham gia kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp; tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.
tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động.
Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Căn cứ vào
phiếu thu
chi hợp lệ để xuất quỹ và tiến hành ghi sổ.
2.1.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty TNHH Sĩ Dũng:
Hiện nay, công ty TNHH Sĩ Dũng đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Công tác kế toán được tổ chức hạch toán theo đúng quý và quyết toán theo năm. Dưới đây là trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Sơ đồ 2.5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ Quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối