STT CÁC BƯỚC NỘI DUNG
1 Lập kế hoạch tuyển dụng
Xác định số lượng, vị trí cần tuyển và tiêu chuẩn đặt ra cho ứng viên. Xây dựng bản mô tả công việc 2
Xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng
Các hình thức tuyển dụng sẽ được áp dụng là gì? Vị trí tuyển dụng cần nguồn lực bên trong hay bên ngoài?
3 Thông báo tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng phải chi tiết về các yêu cầu tuyển dụng, quyền lợi ứng viên được hưởng và các điều kiện cần thiết.
4 Thu nhận và chọn lọc hồ sơ
Quy định tiêu chuẩn hồ sơ phù hợp với các vị trí cần tuyển dụng
5 Phỏng vấn Quy định hình thức, nội dung công khai, minh bạch. 6 Thử việc Quy định tiêu chuẩn tay nghề, đạo đức, yêu cầu
chuyên môn của từng vị trí công việc.
7 Quyết định tuyển dụng Công khai kết quả, thực hiện các thủ tục hợp pháp, ký kết hợp đồng lao động.
Nguồn: Trần Thị Thanh Tâm 2011
Các quy định trong khâu tuyển dụng càng rõ ràng, chi tiết và được phổ biến rộng rãi sẽ càng thu hút được nhiều đối tượng tham gia và doanh nghiệp càng có cơ hội để lựa chọn được đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu tốt nhất. Các quy định càng công khai, minh bạch sẽ góp phần hạn chế những sai sót, giảm thiểu sự can thiệp với mục đích không trong sáng trong quá trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp.
b. Quy định trong quá trình sử dụng lao động
Quá trình sử dụng lao động liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện mục tiêu của từng hoạt động, chính vì vậy các doanh nghiệp cần có các quy định một các cụ thể và khoa học đối với quá trình này. Thực chất đó cũng là việc thiết lập một cơ chế kiểm soát đối với quy trình này, với mục đích chính là để đạt được các mục tiêu đề ra trước đó, giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng lao
Mỗi doanh nghiệp khác nhau, mỗi vi trí công việc khác nhau sẽ có các các quy định và các thức xử lý từng công việc trong quy trình cũng khác nhau. Việc xây dựng các quy định trong sử dụng lao động còn phụ thuộc vào quan điểm quản trị của các lãnh đạo trong doanh nghiệp ở mỗi thời điểm khác nhau.
Các quy định trong quy trình sử dụng lao động bao gồm các nội dung chính như sau:
- Quy định về theo dõi công việc, lao động, chấm công; - Quy định về đánh giá kết quả công việc;
- Quy định về điều chỉnh nhân sự khi cần thiết;
- Quy định về đào tạo chuyên môn, tay nghề cho lao động….
Các quy định về theo dõi lao động cần cụ thể việc ghi nhận thời gian lao động (chấm công), thái độ lao động, kết quả làm việc (cả số lượng và chất lượng công việc) và năng suất lao động của công nhân viên theo thời gian và không gian khác nhau. Để hạn chế các sai sót cũng cần quy định các biện pháp, thủ tục kiểm soát đối với công việc theo dõi, ghi nhận như thủ tục phê duyệt, báo cáo, bất kiêm nhiệm, đối chiếu, kiểm tra… để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đánh giá công việc là quá trình xác định kết quả công việc, năng lực làm việc của công nhân viên. Theo Lê Quân (2010): “Mục đích của đánh giá công việc là để công nhân viên thấy được kết quả làm việc của bản thân tìm ra những ưu và nhược điểm nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, nó còn là cơ sở để nhà quản trị quyết định: khen thưởng, điều chỉnh nhân sự, đào tạo nhân sự, tìm ra yếu kém trong quản lý…”