.3 Phân loại nợ giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu 0766 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện sơn dương tuyên quang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53)

43

Agribank Chi nhánh chi nhánh huyện Sơn Dương xác định việc xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ then chốt, vì vậy đã tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng tín dụng, thu hồi nợ xấu, các biện pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ quyết liệt đó là: Thành lập Tổ giám sát, xử lý nợ xấu để thường xuyên đánh giá phân tích nợ đã cơ cấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, phân tích chi tiết các khoản nợ để xây dựng giải pháp và triển khai phương án xử lý phù hợp đối với từng khoản nợ, Thực hiện quyết liệt các giải pháp xử lý tài sản đảm bảo, gửi hồ sơ bán tài sản qua trung tâm đấu giá tài sản, Cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, thu nợ gốc trước, thu lãi sau góp phần giảm áp lực tài chính cho khách hàng. Tuy nhiên giai đoạn này nợ xấu tại chi nhánh tăng.

Đến cuối năm 2017, nợ nhóm 2 giảm sâu so với năm 2015, tuy nhiên nợ xấu lại tăng nhanh, đến 31/12/2017: 11,3 tỷ đồng, tăng 2,3 tỷ đồng so với cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu 0,96% vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh. (Kế hoạch Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang giao ≤1%).

Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng nợ xấu là do nông sản và thực phẩm rớt giá, khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường cho hàng nông sản và thực phẩm, khách hàng bị thua lỗ khi thực hiện chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do vậy không có khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn.

Từ việc nợ xấu tăng, năm 2017 chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro cao hơn 2 năm trước liền kề, tăng hơn so với năm 2015: 3,8 tỷ đồng và năm 2016: 3,9 tỷ đồng. điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tài chính của đơn vị, và cũng sẽ gây tâm lý e ngại khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Hình 2.4 Nợ xấu giai đoạn 2015-2017

____lNợ xấu

|_J Tỷ lệ nợ xấu

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Sơn Dương-Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2016, 2017, 2018)

2.1.3.3. Hoạt động phát triển dịch vụ

Hiểu rõ lợi thế của các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong cạnh tranh, cũng như mức độ ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng, phát huy lợi thế về mạng lưới, nhân lực để đẩy mạnh việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng.

Agribank Chi nhánh huyện Sơn Dương đã đẩy mạnh việc triển khai cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, chú trọng triển khai cung ứng các sản phẩm bán lẻ có thế mạnh, sản phẩm bán chéo, sản phẩm liên kết cung cấp qua Mobile; Internet ... Xây dựng và triển khai cơ chế chăm sóc khách hàng, có chính sách chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, truyền thông tại địa phương để tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Năm 2017: Tổng doanh thu dịch vụ đạt 4,2 tỷ đồng, tăng 1,3 tỷ đồng so với năm

2015, tăng 0,8 tỷ đồng so với năm 2016, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt trên 19%/năm,

cụ thể: tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt 22%/năm. Năm 2016 đạt 19%/năm, đạt và vượt

45

Hình 2.5 Thu dịch vụ

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Sơn Dương-Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2016, 2017, 2018)

2.1.3.4. Kết quả tài chính

Để nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo thu nhập cho cán bộ, Agribank Chi

nhánh huyện Sơn Dương - Tuyên Quang đã triển khai các giải pháp: Phân tích, xây dựng,

bảo vệ kế hoạch lợi nhuận khoán tài chính ngay từ đầu năm với Agribank chi nhánh tỉnh

Tuyên Quang; rà soát các khoản thu, chi, đẩy mạnh thu lãi cho vay đến hạn, quá hạn, lãi

tồn đọng, nợ xử lý rủi ro, rà soát lại giá trị, tỷ lệ khấu trừ của tài sản đảm bảo nhằm tính

trích lập dự phòng rủi ro một cách chính xác nhất. Thực hiện tiết kiệm trong đầu tư, mua

sắm tài sản, chi phí cho hoạt động quản lý... Theo dõi thường xuyên tài khoản điều chuyển vốn nội bộ không để vượt hạn mức. Tranh thủ nguồn vốn UTĐT từ Trụ sở chính

giao cho Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang có mức phí rẻ.

Trong giai đoạn 2015-2017 do Agribank thay đổi cơ chế, chính sách tính toán và khoán tài chính năm 2016, áp dụng cơ chế một đơn giá tiền lương trong toàn hệ thống, có tạm thời xem xét đến yếu tố vùng miền, môi trường kinh doanh của một số chi nhánh (trong đó có Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang), do vậy Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương - Tuyên Quang là một chi nhánh loại 2 trực

thuộc Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cũng không tránh khỏi tác động đó. Giai đoạn 2015 - 2017, Lợi nhuận khoán tài chính của Agribank Chi nhánh huyện Sơn Duong - Tuyên Quang năm 2016 bị sụt giảm, mặc dù hàng năm doanh thu của đơn vị vẫn tăng, năm 2016 tổng thu đạt: 100,2 tỷ đồng tốc độ tăng truởng năm 2016: 19%/năm, tăng so với năm 2015: 16,2 tỷ đồng, năm 2017 tăng so với năm 2016: 22,2 tỷ đồng, tốc độ tăng 22%/năm.

Từ các yếu tố kể trên, năng lực tài chính của Agribank Chi nhánh huyện Sơn Duong năm 2016 giảm thấp, lợi nhuận khoán tài chính năm 2016 bằng 92% năm 2015,

giảm: 2,2 tỷ đồng, nhung sang năm 2017, lợi nhuận khoán tài chính của đơn vị đã phục

hồi, mức tăng truởng so với năm 2016 là 43%, tăng 11,4 tỷ so với năm 2015.

Diễn biến về tài chính giai đoạn 2015 - 2017 của Agribank chi nhánh huyện Sơn Duơng - Tuyên Quang đuợc thể hiện qua Hình 2.6 duới đây.

Hình 2.6 Tài chính giai đoạn 2015-2017

■ Lợi nhuận khoán tài chính ■ Tổng chi >Tổng thu

(Nguồn: Agribank Chi nhánh huyện Sơn Dương-Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2016, 2017, 2018)

47

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TUYÊN QUANG

2.2.1. Cơ sở pháp lý

Hoạt động tín dụng tại các NHTM bao gồm nhiều nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Tuy nhiên tại Agribank Chi nhánh Huyện Sơn Duơng, Tuyên Quang thì cho vay là hoạt động chủ yếu. Do vậy tác giả xin trình bày cơ sở pháp lý cơ bản duới đây:

2.2.1.1. Quy chế cho vay

Agribank chi nhánh huyện Sơn Duơng - Tuyên Quang thực hiện quy chế cho vay đối với khách hàng tại địa bàn huyện Sơn Duơng theo chuẩn mực chung quy định trong hệ thống Agribank ban hành theo Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 về việc việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank, cụ thể:

* Đối tượng cho vay: cá nhân và pháp nhân đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Agribank.

* Điều kiện vay vốn: Agribank Chi nhánh huyện Sơn Duơng - Tuyên Quang xem

xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định

Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, không thuộc đối tuợng không đuợc cho vay theo quy định của pháp luật, NHNN, Agribank.

Có phuơng án sử dụng vốn khả thi. Có khả năng tài chính để trả nợ.

Truờng hợp vay vốn của Agribank theo lãi suất tối đa do thống đốc NHNN quy định cho 05 lĩnh vực thông tu 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 thì phải đuợc Agribank đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

* Lãi suất cho vay: Agribank Chi nhánh huyện Sơn Duơng - Tuyên Quang và khách hàng thỏa thuận về mức lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, thời hạn

điều chỉnh (tối thiểu ba tháng hoặc sáu tháng một lần) phù hợp với sự biến động của lãi suất thị truờng từng thời kỳ và quy định Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, Agribank và của NHNN quy định riêng về lãi suất cho vay tối đa.

* Loại cho vay: Agribank Chi nhánh huyện Sơn Duơng, tỉnh Tuyên Quang và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: Chu kỳ sản xuất, kinh doanh; Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tu; Khả năng trả nợ của khách hàng; Nguồn vốn cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam: Cho vay ngắn hạn tối đa 01 năm; cho vay trung hạn từ trên 01 năm đến tối đa 05 năm; cho vay dài hạn trên 05 năm.

Đối với cho vay trung hạn: Khách hàng phải có vốn đối ứng tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn tham gia vào phuơng án, dự án.

Đối với cho vay dài hạn: Khách hàng phải có vốn đối ứng tối thiểu 30% trong tổng nhu vốn tham gia vào phuơng án, dự án.

Vốn đối ứng của khách hàng vay vốn phải đuợc giải ngân truớc để thực hiện dự án truớc khi Ngân hàng giải ngân vốn vay.

* Mức cho vay: Agribank Chi nhánh Huyện Sơn Duơng, tỉnh Tuyên Quang căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản, mức tối đa bằng

75% giá trị tài sản bảo đảm), khả năng nguồn vốn của Agribank để quyết định mức cho vay.

2.2.1.2. Quy trình cho vay

Đuợc áp dụng thống nhất trong hệ thống Agribank, ban hành theo Quyết định số 838/QĐ-HĐTV-KHL quy định quy trình cho vay đối với khách hàng Pháp nhân và Quyết định số 839/QĐ-HĐTV-HSX quy định quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Agribank.

49

Hình 2.7 Quy trình cho vay trong hệ thống Agribank

(7) I Tổ chức giám sát nguời vay vốn. (8) ị Thu nợ (9) (12)Xử lý .Xrui ro (10a) Thu đủ (11b) Thanh lý hợp đồng

Thu không đủ (10b)—► Cơ câu nợx (10c)X Xử lý tài sản,

khởi kiện

(Nguồn: Tự tổng hợp từ quy định về quy trình cho vay khách hàng cá nhân, pháp nhân của Agribank)

(1) Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ

Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó đuợc thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Lập hồ sơ là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định vay.

Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, cán bộ tín dụng huớng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau. Nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:

Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng Thông tin về bảo đảm tín dụng

Để thu thập đuợc những thông tin căn bản nhu trên, ngân hàng thuờng yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:

- Phuơng án sử dụng vốn

- Hồ sơ pháp lý: giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký sản suất kinh doanh,quyet định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.

- Hồ sơ tài chính: bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,

báo cáo luu chuyển tiền tệ của thời kỳ gần nhất

- Hồ sơ về phuơng án sản xuất kinh doanh và phuơng án trả nợ

- Hồ sơ về tài sản đảm bảo: các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nợ vay

- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng

(2) Thẩm định hồ sơ vay và lập báo cáo thẩm định

Thẩm định là việc thu thập và xử lý những thông tin liên quan đến khách hàng,

phuơng án vay vốn, tài sản đảm bảo nợ vay. để làm cơ sở ra quyết định cho vay Thông tin sử dụng trong công tác thẩm định: Thông tin do khách hàng cung cấp;

Thông tin đã đuợc luu trữ tại ngân hàng; Thông tin từ các đối tuợng khác cung cấp. Thẩm định khách hàng: Kiểm tra tu cách pháp lý; Đánh giá khả năng tài chính.

Thẩm định phuơng án vay vốn: Đánh giá tính khả thi; Phân tích hiệu quả kinh tế; Đánh giá khả năng tài trợ.

Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay: Kiểm tra tính hợp lệ của tài sản đảm bảo; Xác định giá trị còn lại của tài sản đảm bảo.

51

xuất của nhân viên thẩm định

(3) Quyết định

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh huởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh huởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu dễ phạm phải sai lầm nhất. Có hai loại sai lầm cơ bản thuờng xảy ra trong khâu này:

Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt

Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay.

Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng, ngân hàng thuờng chú trong hai vấn đề

Thu thập thông tin và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định

Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những nguời có năng lực phân tích và phán quyết

Trên cơ sở quyết định của hội đồng thẩm định, nhân viên tín dụng có trách nhiệm thông báo cho khách hàng về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng

(4) Ký hợp đồng

Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu truớc. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ huớng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các buớc tiếp theo. Nếu từ chối vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng đuợc rõ.

Hợp đồng tín dụng

Hợp đồng thế chấp, cầm cố và các hợp đồng khác

Thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và quản lý tài sảm đảm bảo nợ vay

(5) Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không. Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân cũng phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi, tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng.

* Căn cứ giải ngân cho khách hàng

Hồ sơ do khách hàng cung cấp; Báo cáo thẩm định; Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng đảm bảo nợ vay; Chứng từ pháp lý của tài sản đảm bảo; Chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.

* Tổ chức Giải ngân

Một phần của tài liệu 0766 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện sơn dương tuyên quang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w