Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu 0766 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện sơn dương tuyên quang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 46)

7. Kết cấu của đề tài:

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý: Sơn Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30km về phía Đông Nam cách Thủ đô Thành phố Hà Nội 104 km và cách Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài 78 km theo hướng Quốc lộ 2C và đường Cao tốc 05 Nội Bài- Lào Cai qua các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 60 km theo hướng Quốc lộ 37 Tuyên Quang- Thái Nguyên; phía Tây Nam cách Trung tâm huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 44 km theo hướng Quốc lộ 2C sang Quốc lộ 2; phía Tây Bắc giáp huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp huyện Định Hoá, cách khu di tích lịch sử ATK Định Hóa khoảng 29 km theo Quốc lộ 2C Sơn Dương- Tân Trào...

Địa hình Sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2 vùng, vùng phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.

* Khí hậu: Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 24oC (cao nhất từ 33 - 35oC, thấp nhất từ 12 - 13oC); lượng mưa bình quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm; huyện có hai sông lớn chảy qua, bao gồm sông Lô (chảy qua địa phận 11

xã của huyện Sơn Dương, với chiều dài 33km), sông Phó Đáy (chảy qua địa phận 10 xã của huyện, với chiều dài 50km), hệ thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.

* Thổ nhưỡng: Tổng diện tích tự nhiên của huyện Sơn Dương là 78.795,2 ha; trong đó: Đất Nông nghiệp 69.206,4 ha, chiếm 87,83% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 9.169,9 ha, chiếm 11,64% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 418,89 ha, chiếm 0,53% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai của huyện Sơn Dương khá đa dạng về nhóm và loại (đất phù sa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng, vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ trên núi cao...) đã tạo ra nhiều vùng sinh thái nông- lâm nghiệp thích hợp cho việc trồng các loại cây như mía, chè, cây nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển nông nghiệp sạch;

2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội

* Tổ chức bộ máy hành chính: Sơn Dương có 32 xã, 01 thị trấn, gồm 424 thôn,

tổ dân phố. Đơn vị hành chính cao nhất là Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương, là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Tuyên Quang, chịu trách nhiệm quản

lý mọi mặt của đời sống xã hội và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

* Dân số và lao động:

Dân số của huyện có trên 181.052 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện là trên 121.000 người chiếm 61,6% (trong đó trên 50,4% lao động đã qua đào tạo nghề) đây là nguồn lao động dồi dào, có điều kiện phát triển để đáp ứng cho sản xuất các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông lâm nghiệp sạch tại địa phương.

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2017 là 113.212 người chiếm trên 63% tổng dân số. Tổng số lao động có việc làm trong tỉnh là 3.183 người, trong đó: Lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 1.555 người /3.183 người (chiếm 49%), lao động công nghiệp - xây dựng 858 người/3.183 người (chiếm 27%) còn lại là lao động thương mại - dịch vụ chiếm 770 người/ 3.183 người (chiếm 24%).

* Đặc điểm kinh tế: Kinh tế huyện Sơn Dương so với các huyện khác trong tỉnh được coi là phát triển khá, tuy nhiên vẫn phần lớn là phát triển kinh

34

tế nông nghiệp là chủ yếu. Huyện có hệ thống giao thông đa dạng, 2 tuyến quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C và các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đuờng liên xã đã đuợc nhựa hóa tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết, giao thuơng hàng hóa, phát triển kinh tế với các tỉnh có nền kinh tế phát triển nhu Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... Đặc biệt, huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh trên các lĩnh vực: Nông, lâm, ngu nghiệp, thuơng mại, dịch vụ, công nghiệp, du lịch... Bên cạnh đó, huyện có 01 Khu công nghiệp và 03 điểm công nghiệp với trên 15 nhà máy công nghiệp đã đuợc phê duyệt quy hoạch; và huyện đang tiếp tục quy hoạch xây dựng Cụm Công nghiệp tại xã Phúc ứng đây là những thế mạnh mà huyện đang thực hiện để chuyển dịch dần từ phát triển kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hàng hóa, tuy nhiên việc kêu gọi đầu tu mới đang ở những buớc đầu thực hiện.

Toàn huyện có 123 doanh nghiệp, trên 500 cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trên các lĩnh vực đã tạo việc làm cho trên 6.500 lao động nhung các cơ sở này chủ yếu vẫn hoạt động trên một số lĩnh vực truyền thống nhu cung ứng dịch vụ và sản xuất hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai khoáng nhung ở quy mô nhỏ.

Sơn Duơng có tiềm năng lớn về phát triển du lịch lịch sử - sinh thái, tâm linh, nơi có Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng. Hàng năm có trên 600.000 luợt nguời đến tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào. Đây cũng là cơ sở để thu hút các nhà đầu tu phát triển các dịch vụ du lịch, xây dựng cơ sở luu trú, khu nghỉ duỡng, khu ẩm thực; phát triển các sản phẩm du lịch, xác định du lịch lịch sử là sản phẩm chính, sản phẩm chủ lực.

Với những thuận lợi về địa lý, tự nhiên, du lịch ... nhung kết cấu hạ tầng đuờng giao thông, điện, nuớc chua thuận lợi, gây nhiều trở ngại trong thu hút và tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài do vậy để phát triển đuợc các tiềm năng và thế mạnh của huyện, ngoài việc thu hút đầu tu từ bên ngoài thì bản thân cũng cần phải phát huy đuợc nguồn vốn từ nội lực, đây chính là tiền đề để các NHTM mở rộng tín dụng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu 0766 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện sơn dương tuyên quang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w