Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

Một phần của tài liệu 0766 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện sơn dương tuyên quang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 100)

7. Kết cấu của đề tài:

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là: Môi trường ngành và quản lý của nhà nước chưa thuận lợi

Trong những năm qua, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn tiếp diễn, kinh tế - tài chính vẫn còn dấu hiệu bất ổn, tình hình thời tiết thay đổi bất thuờng, kéo dài; giá cả đầu vào các yếu tố nhiên, vật liệu cơ bản có nhiều biến động ảnh huởng bất lợi đến sản xuất - kinh doanh của các khách hàng, từ đó ảnh huởng đến việc tăng truởng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng nói chung cũng nhu của chi nhánh nói riêng.

Nhà nuớc chua có chính sách giá cả của các hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, tiểu thủ công nghiệp phù hợp. Mặt khác công tác kiểm tra giám sát giá cả thị truờng còn chua đuợc thực thi một cách nghiêm túc và thuờng xuyên. Hiện nay giá lúa gạo, giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp còn hết sức rẻ, và thuờng xuyên bị các thuơng lái chèn ép, giảm giá dẫn đến việc nhiều khách hàng vay vốn e ngại mở rộng sản xuất kinh doanh hay đầu tu chuyển huớng hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực mới. Điều này làm cho công tác mở rộng cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng trên địa bàn còn nhiều khó khăn.

77

Hai là: Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã đuợc cải thiện nhiều nhung chua đồng bộ, chua phù hợp với môi truờng cạnh tranh của cơ chế thị truờng. Thủ tục và điều kiện cho vay còn ruờm rà, phức tạp đã khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản vay vì khách hàng không đáp ứng đuợc đầy đủ các điều kiện vay vốn, cũng nhu việc công chứng chứng thực, đăng ký thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo thủ tục còn rất tốn kém thời gian, công sức. Trong quan hệ tín dụng, hoạt động tín dụng gặp vuớng mắc khi phải xử lý nợ vay có liên quan đến tài sản đảm bảo cho khoản vay, còn lệ thuộc rất nhiều vào các cơ quan công quyền của Nhà nuớc. Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất chua rõ ràng, rành mạch lúc đồng sở hữu cùng đứng tên, lúc đại diện đứng tên..., cũng ảnh huởng đến việc mở rộng tín dụng.

Ba là: Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt:

Địa bàn huyện Sơn Duơng thì nhỏ nhung có nhiều TCTD hoạt động nhu: BIDV, Viettin bank, LienViet post bank, và một số Ngân hàng từ Thành phố Tuyên Quang nhu MB, SHB, VBSP hoặc một số Ngân hàng tại tỉnh lân cận Vĩnh phú nhu: Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân cũng tham gia cấp tín dụng ... cũng ảnh huởng đến Agribank Chi nhánh huyện Sơn Duơng. Sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn gay gắt đã xuất hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh nhu: hạ thấp điều kiện vay vốn, lãi suất cho vay, lãi suất huy động, cho vay trả nợ lẫn nhau đã ảnh huởng không nhỏ đến hiệu quả mở rộng tín dụng tại chi nhánh.

Bốn là: Các nguyên nhân về phía khách hàng

Khách hàng còn gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh do nguyên nhân đất đai, nhà xuởng chật hẹp là yếu tố chính gây cản trở việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Diện tích đất canh tác manh mún, cơ sở hạ tầng và giao thông phục vụ giao thuơng không đuợc thuận lợi. Chua hình thành các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá các loại cây trồng vật nuôi. Các ngành nghề ở huyện Sơn Duơng đa số còn đang phát triển manh mún.

Đa số khách hàng vay vốn đều chưa được trang bị kiến thức sản xuất, kinh doanh bài bản mà chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Do đó thông thường các khách hàng chỉ có thể quản lý được sản xuất ở quy mô nhỏ. Khả năng lập dự án đầu tư của các khách hàng thường rất kém, nhiều người còn không nắm vững được những qui định của Ngân hàng về các thủ tục và điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó do phát triển sản xuất một cách tự phát nên không nhận được sự trợ giúp đắc lực từ các cơ quan, tổ chức chuyên môn. Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế khả năng mở rộng cho vay, đặc biệt là cho vay theo dự án đầu tư.

Tài sản bảo đảm tiền vay chưa đủ tính pháp lý.

Tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng là tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai nông nghiệp do đó giá trị không cao, bên cạnh giá trị pháp lý chưa đầy đủ do chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như chưa được cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế việc mở rộng cho vay của ngân hàng.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là: Huy động vốn chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn

Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương, Tuyên Quang vẫn chưa hoàn toàn chủ động trong việc cân đối nguồn vốn để cho vay, còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều hòa của Agriabank, bên cạnh đó việc mất cân đối kỳ hạn vốn, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư cho vay trung, dài hạn cũng là một trong những hạn chế trong việc đáp ứng các nhu cầu vốn trung dài hạn bởi nó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, từ đó tạo ảnh hưởng bất lợi cho Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương, Tuyên Quang trong cân đối nguồn vốn để cho vay.

Hai là: Chưa thực sự thông thoáng khi thực hiện một số chính sách tín dụng nhất là trong việc đảm bảo tiền vay theo quy định của Agribank và của Chính phủ.

Việc áp dụng biện pháp nhận đảm bảo tiền vay tại Agribank Chi nhánh huyện Sơn Dương chưa được mở rộng, chi nhánh mới chỉ nhận tài sản làm bảo đảm chủ yếu là bất động sản. Đối với việc nhận tài sản là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hay dây chuyền sản xuất ... còn hạn chế, do tâm lý e ngại của cán bộ tín

79

dụng đối với việc nhận bảo đảm bằng các loại tài sản này này vì khó kiểm soát, khấu hao nhanh, dễ mất giá.

Việc nhận tài sản bảo đảm tiền vay hình thành trong tương lai chỉ cầm chừng ở một số sản hình thành trong tương lai là phương tiện vận tải, còn đối với các công trình xây dựng hay nhà máy hoặc máy móc thiết bị rất hạn chế. Riêng việc cho vay không đảm bảo tài sản gần như không được cân nhắc sử dụng tại đơn vị bởi thực sự bất kỳ tình huống nào xẩy ra rủi ro đối với phương án sử dụng vốn của khách hàng sẽ làm mất 100% vốn cho vay.

Ba là: Chưa linh hoạt trong quy trình và thủ tục cho vay

Cán bộ quản lý khoản vay là gần như là người thực hiện 100% các khâu trong hoạt động cho vay từ thu thập thông tin, thẩm định, đề xuất cho vay. Do vậy quyền quyết định của người quản lý khoản vay đối với một khoản cho vay là khá lớn, từ đó dễ dẫn đến việc họ có thể gây khó khăn cho khách hàng muốn vay vốn hay kéo dài thời gian giải quyết cho vay.

Bên cạnh đó hồ sơ tín dụng còn nhiều chỗ chồng chéo, liên quan đến nhiều loại giấy tờ, nhiều chữ kí dẫn đến thời gian từ khi đề nghị vay vốn cho đến khi giải ngân bị kéo dài, làm lỡ thời cơ kinh doanh, sản xuất, gây nản lòng khách hàng và cũng gây tâm lý ngại khi cung cấp hồ sơ cho vay.

Bốn là: Trình độ chất lượng nguồn nhân lực còn bất cập

Trình độ của đội ngũ cán bộ, nhất là CBTD còn nhiều hạn chế trong thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cũng như hiểu biết các kiến thức pháp luật, kiến thức về các ngành nghề sản xuất kinh doanh, trình độ phân tích. Kỹ năng thẩm định hiệu quả kinh tế phương án kinh doanh, dự án đầu tư, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng còn yếu, việc tính toán các hệ số tài chính còn chiếu lệ, sơ sài, xác định vòng quay vốn lưu động thiếu thực tế.

Việc sử dụng cán bộ đôi khi còn chưa có tính chọn lọc, do số lượng cán bộ ít, chất lượng của cán bộ chưa cao do không được đào tạo chuyên sâu về tín dụng dẫn đến tình trạng lực lượng CBTD còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, quá tải và áp lực công việc rất lớn, nên gây khó khăn trong việc tập trung quản lý

kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khách hàng. Trong lúc đó, tình hình kinh tế có nhiều biến động tác động xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay dẫn đến phát sinh nợ xấu tại Chi nhánh.

Năm là: Công tác tổ chức cán bộ chưa phù hợp

Cán bộ làm công tác tín dụng còn thiếu. Số lượng cán bộ tín dụng còn ít so với công việc được giao và địa bàn khá rộng lớn, đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc làm giảm hiệu quả việc mở rộng hoạt động cho vay bởi sự quá tải của công việc ở địa bàn khu vực nông thôn, việc huy động vốn, cho vay, theo dõi nợ, thu nợ, thu lãi... đều do cán bộ tín dụng đảm nhiệm và thực hiện, điều này sẽ làm cho cán bộ tín dụng quá tải trong công việc. Nhiều cán bộ tín dụng quản lý từ 3 đến 5 xã, quản lý lên đến gần 1.000 khách hàng, vượt quá khả năng quản lý, theo dõi, đôn đốc thu nợ, thu lãi dẫn đến làm giảm hiệu quả việc mở rộng tín dụng.

Sáu là: Công tác Marketing ngân hàng chưa được chú trọng đúng mức

Các thông tin về thị trường, sản phẩm và khách hàng còn thiếu và chưa thường xuyên. Ngân hàng chưa có các biện pháp tích cực để chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên, đôi khi còn quá tin tưởng chủ quan vào hệ thống NHTM Nhà nước luôn được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng truyền thống mà quên rằng nếu họ luôn được các NHTMCP chào mời với các ưu đãi (về tiện ích, công nghệ, thái độ phục vụ, phí, lãi suất...) thì Ngân hàng có thể mất khách hàng. Chính vì vậy Ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích khách hàng thường xuyên.

Tóm lại, việc mở rộng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương trong giai đoạn 2015 - 2017 mặc dù đạt được một số kết quả tốt như nhận định, nhưng cũng không tránh khỏi các mặt hạn chế. Những hạn chế, tồn tại như đã phân tích trên đây cần được xem xét để đưa ra các biện pháp khắc phục. Chương 3 của luận văn tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để có thể hoàn thiện hơn nữa việc mở rộng tín dụng của đơn vị.

81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã khái quát đề cập đến cấc vấn đề như:

Đánh giá tổng quan về địa bàn nghiên cứu, đồng thời đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh giai đoạn 2015-2017 thông qua một số chỉ tiêu nguồn vốn, dư nợ, phân loại nợ, thu hồi nợ xấu, trích lập dự phòng, doanh thu dịch vụ và kết quả tài chính của đơn vị.

Phân tích, đánh giá thực trạng việc mở rộng tín dụng của đơn vị

Từ các số liệu phân tích và so sánh, luận văn đã đưa ra đánh giá chung về việc mở rộng tín dụng và làm rõ nguyên nhân của các tồn tại hạn chế của đơn vị, từ các nguyên nhân chủ quan như: môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế xã hội, môi trường cạnh tranh, môi trường pháp lý, nguyên nhân từ NHNN, từ Agribank...

Từ những nguyên nhân của tồn tại hạn chế qua số liệu phân tích cũng như qua khảo sát thực tế tại chương 2 là cơ sở đề xuất những giải pháp và kiến nghị chủ yếu trong chương 3 về mở rộng tín dụng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN SƠN DƯƠNG - TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu 0766 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện sơn dương tuyên quang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w