Định hướng mở rộng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương-

Một phần của tài liệu 0766 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện sơn dương tuyên quang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 105)

7. Kết cấu của đề tài:

3.1.3. Định hướng mở rộng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương-

- Tuyên Quang.

Với phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế tại huyện Sơn Dương, trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động mở rộng hoạt động tín dụng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Vì vậy, Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương,Tuyên Quang đã xác định rõ phương hướng phát triển đó là: iiNgan hàng chủ lực trong cung cấp dịch vụ tín dụng trên toàn huyện Sơn Dương, giữ vững thị phần cũ, mở rộng khách hàng mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng”

85

Trong thời gian tới, định hướng chung trong hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Sơn Dương - Tuyên Quang là: “Mở rộng tín dụng một cách vững chắc, an toàn. Phát triển thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp của Agribank, từng bước đưa ngân hàng trở thành lựa chọn số 1 đối với khách hàng trên địa bàn huyện Sơn Dương”. Để thực hiện được định hướng trong cho vay cần phải dựa trên những quan điểm cơ bản sau:

+ Một là, vốn đầu tư của ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển của khách hàng, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập của khách hàng vay vốn, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH tại tỉnh Tuyên Quang như tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh lần thứ XX.

+ Hai là, vốn đầu tư của ngân hàng phải đảm bảo khả năng thu hồi và có lãi, đảm bảo hoạt động tín dụng của Chi nhánh có lợi nhuận và phát triển ổn định, bền vững.

+ Ba là, cần quán triệt quan điểm về hiệu quả trong việc đầu tư tín dụng, hiệu quả ngân hàng và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiệu quả ngân hàng phải dựa trên cơ sở hiệu quả xã hội, đây chính là cơ sở vững chắc, quan trọng đảm bảo cho sự bền vững, ổn định của hiệu quả ngân hàng.

- Phương hướng phát triển:

+ Kiện toàn bộ máy tổ chức của Chi nhánh: Tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại tổ chức của Agribank. Kiện toàn từng bước về tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng giảm cấp trung gian; cải cách khâu kế toán thanh toán; nâng cao chất lượng cán bộ tham mưu tại trụ sở, tập trung đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, rà soát, bổ sung quy chế điều hành, vừa đảm bảo thực hiện đúng quy trình tác nghiệp. Tiếp tục thực hiện và kiện toàn cơ chế khoán đến từng cán bộ, người lao động để xác định rõ công việc và trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên.

+ Đẩy mạnh công tác huy động vốn: Coi trọng công tác huy động vốn, xác định công tác huy động vốn là nền tảng để mở rộng kinh doanh, đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn huy động từ dân cư, nhất là nguồn vốn trung hạn và dài hạn để tạo thế ổn định, tích cực khai thác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các dự án của các sở

ban ngành, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội, mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn rẻ. Đồng thời tranh thủ khai thác nguồn vốn uỷ thác đầu tu, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

+ Mở rộng tín dụng vào các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang và huyện Sơn Dương: Tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển huớng đầu tu, uu tiên bố trí vốn cho các dự án có hiệu quả kinh tế theo thứ tự uu tiên và chọn lọc khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để phục vụ và phát triển kinh doanh. Chú trọng đầu tu theo huớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Tăng cường hiệu quả của công tác quản lý tín dụng: Rà soát, phân tích, đánh giá từng khoản vay, từng nhóm khách hàng để có chính sách thích hợp cho việc ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng. Chú trọng đến các khoản cho vay đã đuợc cơ cấu lại thời hạn nợ nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu, đồng thời kiên quyết xử lý nợ và thu hồi nợ tồn đọng trong những năm truớc.

+ Đa dạng hóa sản phẩm và đối tượng khách hàng và tăng giá trị khoản vay:

Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng cũng nhu các đối tuợng khách hàng để nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ nhất là từ dịch vụ tín dụng cũng từ đây có thể làm tăng giá trị khoản vay để tăng năng suất lao động.

- Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2018 - 2020, cụ thể:

+ Vốn huy động tại địa phuơng tăng truởng bình quân 18%/năm trở lên. Phấn đấu đến năm 2020, nguồn vốn bình quân/cán bộ đạt: 30 tỷ đồng.

+ Du nợ cho vay tăng truởng bình quân từ 18%/năm trở lên. Phấn đấu đến năm 2020, du nợ bình quân/cán bộ đạt: 30 tỷ đồng.

+ Phấn đấu thu lãi cho vay đạt tối thiểu là 95% số lãi phải thu, đua chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào đạt tối thiểu là 4%/năm, nhằm bù đắp đủ chi phí và trích lập quỹ dự phòng rủi ro.

+ Tỷ lệ nợ xấu tổng cho vay nền kinh tế duy trì duới: 1 %/ tổng du nợ.

+ Thu dịch vụ tăng truởng hàng năm 20% trở lên, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ thu ròng ngoài tín dụng đạt trên 10%.

87

Một phần của tài liệu 0766 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện sơn dương tuyên quang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w