Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 27 - 30)

8. Kết cấu luận văn

1.1. Tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại

1.1.2. Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại

Nhận thức một cách sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta lấy đổi mới tư duy lý luận làm khâu “đột phá” cho tồn bộ sự nghiệp đổi mới của mình.

Xuất phát từ tình hình thực tế xã hội của đất nước vào thập niên 80 của thế kỷ trước; xuất phát từ những khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội của Đảng, xuất phát từ bản chất cách mạng và khoa học của lý luận Mác - Lênin, đứng trước xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới cũng như tác động của “cải cách, mở cửa” hay “cải tổ” đang diễn ra ở một số nước xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta “phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy”. Đó là địi hỏi bức thiết của đất nước và cũng là đặc tính của cách mạng, là bản chất sâu xa của chủ nghĩa Mác - Lênin, là xu thế tất yếu của thời đại. Chính vì

vậy, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đổi mới tư duy lý luận về lĩnh vực đối ngoại được đặt ra cấp thiết. Đổi mới để nhìn nhận đúng hơn về thực trạng của đất nước: “phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết có hệ thống sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, rút ra những kết luận đúng đắn, khắc phục những quan điểm sai lầm, lỗi thời. Đổi mới tư duy lý luận khơng có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã xác định, trái lại, chính là sự bổ sung và phát triển những thành tựu ấy” [12, tr.125].

Trước tiên muốn hiểu được đổi mới tư duy lý luận trong lĩnh vực đối ngoại thì ta cần phải làm rõ đối ngoại là gì?

“Đối ngoại là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi quốc gia mình và để góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế chung” (Theo từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ phát hành).

Còn theo từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Văn Đàm biên soạn, do Nhà xuất bản Văn hố Thơng tin xuất bản năm 2000 thì “Đối ngoại có nghĩa là cơng việc giao thiệp giữa các quốc gia nước ngồi và giải quyết các vấn đề quốc tế”.

Trên đây là hiểu theo nghĩa danh từ, còn hiểu theo nghĩa động từ đơn giản là sự giao thiệp với bên ngồi.

Như vậy, đối ngoại có thể hiểu ở nghĩa hẹp là quan hệ giao tiếp, trao đổi giữa một quốc gia với quốc gia khác hay quan hệ giao tiếp trao đổi giữa nhân dân một quốc gia với nhân dân quốc gia khác. Ở nghĩa rộng và khái quát thì đối ngoại là giao tiếp của một chủ thể với chủ thể khác.

Đổi mới tư duy lý luận trong lĩnh vực đối ngoại là sự tìm kiếm một đường lối, chủ trương đúng đắn trong quan hệ với quốc tế trong xu hướng tồn cầu hố ngày nay, từ đó tạo ra phương hướng và con đường phát triển đất nước tiến tới chủ nghĩa xã hội phù hợp với quy luật khách quan. Đổi mới tư

duy lý luận trong lĩnh vực đối ngoại khơng phải là đóng cửa khơng có quan hệ nào trong quốc tế nữa mà là đổi mới phương pháp tư duy, thay thế tư duy hình thức, siêu hình, giáo điều, thiển cận, kinh nghiệm,… bằng lối tư duy biện chứng trong cách phân tích tình hình, xu hướng thời đại.

Theo tiến sỹ Vũ Dương Huân, trong bài viết “Về vấn đề đổi tư duy đối ngoại của Việt Nam” đã đưa ra một định nghĩa như sau: “Đổi mới tư duy đối

ngoại là đổi mới nhận thức, quan niệm, cách tiếp cận, cách đánh giá về tình hình thế giới và Quan hệ quốc tế, trước hết là các vấn đề thời đại như nội dung, tính chất, đặc điểm, vấn đề chiến tranh và hịa bình, lực lượng cách mạng, chủ nghĩa tư bản và hiện đại và các xu thế phát triển của thế giới hiện nay”

Đổi mới tư duy lý luận về lĩnh vực đối ngoại khơng phải là phủ định tồn bộ những tư tưởng ngoại giao tiến bộ trước đó, mà là sự nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn về thời cuộc, và nhu cầu cho sự tồn tại và phát triển của đất nước, để thúc đẩy quá trình tiến nhanh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, và dựa trên cơ sở nền tảng là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại là sự yêu cầu cấp bách, nó địi hỏi chúng ta phải nhận thức lại thực tiễn bởi lẽ thực tiễn đã thay đổi thì những lý luận, những đường lối đối ngoại trước đó cần phải thay đổi cho phù hợp; đổi mới trong cả cách phân tích tình hình khu vực và quốc tế tìm ra bản chất vấn đề trong mối liên hệ với nhau và trong mối liên hệ với nước ta để có những cách thức và bước đi thích hợp trong việc hợp tác ngoại giao quốc tế. Đổi mới tư duy lý luận về lĩnh vực đối ngoại sẽ giúp cho nước ta có thêm ngoại lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đồng thời chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của nhiều nước u chuộng hồ bình trên thế giới làm bạn với chúng ta, từ đó ta sẽ củng cố địa vị trên trường quốc tế.

Con đường của cải cách, đổi mới sẽ phải mất nhiều thời gian, sẽ rất lâu dài, có nhiều khó khăn, thách thức, kể cả những cản trở, kìm hãm bởi sự cạnh

tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Do vậy, chúng ta phải dũng cảm đương đầu với những thách thức, vì mục tiêu: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giữ vững nền độc lập tự do của Tổ quốc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Chúng ta phải phát huy hết tiềm năng nội lực và ngoại lực mà chúng ta đã có. Vì vậy chúng ta phải ln ln đổi mới để có con đường phát triển rút ngắn nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 27 - 30)