Nhận thức lại những mâu thuẫn trong giai đoạn hiện nay của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 50 - 53)

8. Kết cấu luận văn

1.3. Nội dung cơ bản của việc đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của

1.3.3. Nhận thức lại những mâu thuẫn trong giai đoạn hiện nay của

Thời đại hiện nay chứa đựng nhiều mâu thuẫn, trong đó nổi lên bốn mâu thuẫn cơ bản. Các mâu thuẫn này tồn tại trong suốt thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

- Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản

Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn cơ bản quyết định nội dung, tính chất thời đại hiện nay, bởi sự vận động của mâu thuẫn này tác động tới những mâu thuẫn còn lại. Đây là mâu thuẫn giữa hai lực lượng chủ yếu, hai chế độ xã hội, giữa hai con đường, xu hướng phát triển đối lập nhau là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.

Nét mới của mâu thuẫn này là vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hồ bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau. Nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Diễn biến hồ bình” và chống “Diễn biến hồ bình” là nét nổi bật của mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; đồng thời, hợp tác và đấu tranh là hai mặt không thể tách rời của mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện nay.

- Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động

Đây là mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản, phản ánh bản chất bóc lột lao động làm thuê của giai cấp tư sản.

Trong giai đoạn hiện nay, giai cấp tư sản đã tiến hành những điều chỉnh để thích nghi với điêù kiện mới. Song, những nỗ lực điều chỉnh ấy không hề làm giảm bớt sự phân cực giữa giai cấp tư sản ngày càng giàu lên nhanh chóng và các tầng lớp nhân dân lao động làm thuê nghèo khổ. Vì thế, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chống lại giai cấp tư sản vẫn phát triển mạnh mẽ. Mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết triệt để bằng cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản chủ nghĩa và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Hiện nay, mâu thuẫn giữa lao động và tư bản khơng chỉ diễn ra trong lịng các nước tư bản chủ nghĩa mà cả ở các nước xã hội chủ nghĩa.

Chừng nào thành phần kinh tế tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và tầng lớp tư sản, quan hệ sản xuất tư bản vẫn tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tất nhiên mức độ, phạm vi vận động của mâu thuẫn này đã có những thay đổi do sự chi phối của chủ nghĩa xã hội, của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc

Lúc đầu, đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với các nước đế quốc thực hiện chính sách thực dân xâm chiếm thuộc địa. Hiện nay mâu thuẫn này vẫn phát triển gay gắt.

Hiện tại, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ bị xoá bỏ. Nhưng, sự độc lập về chính trị của các nước này chưa mang lại ngay phát triển phồn vinh và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Nhiều quốc gia độc lập đi lên từ một nền kinh tế thấp kém, xã hội nghèo nàn, lạc hậu nên vẫn chịu cảnh lệ thuộc vào các nước tư bản phát triển về vốn, khoa học, công nghệ...

Xu thế tồn cầu hóa kinh tế, chứa đựng cả thời cơ và thách thức. Các nước tư bản phát triển thu được nhiều lợi nhuận; còn các nước đang phát triển và chậm phát triển bị thua thiệt, khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát

triển và chậm phát triển càng lớn. Đồng thời, chủ nghĩa đế quốc đang thực hiện hình thức bóc lột tinh vi các nước lạc hậu, kém phát triển. Mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và các nước tư bản phát triển ngày càng gay gắt hơn.

Các nước chậm phát triển và đang phát triển đang tiến hành cuộc đấu tranh đầy khó khăn, phức tạp để chống lại các nước tư bản phát triển, địi độc lập và bình đẳng thực sự, chống can thiệp, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.

Các nước này còn phải chống lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khắc phục những xung đột dân tộc và tôn giáo đẫm máu, bảo vệ độc lập chủ quyền và bảo vệ văn hoá dân tộc.

Phong trào đấu tranh của các dân tộc chống lại sự áp đặt, can thiệp vào chủ quyền quốc gia ngày càng mạnh mẽ.

- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau

Vốn là quan hệ liên minh vì cùng bản chất bóc lột và chống chủ nghĩa xã hội, nhưng giữa các nước tư bản và giữa các tập đoàn tư bản ln cạnh tranh gay gắt, hịng tìm kiếm và giành giật lợi ích trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Hiện nay, nổi lên mâu thuẫn giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản là Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản.

Mâu thuẫn này diễn ra thường xuyên, gay gắt, lúc công khai, lúc ngấm ngầm. Trong đó, Mỹ đóng vai trị nổi bật là siêu cường trên thế giới, có sức mạnh vượt trội cả về kinh tế và quân sự. Mỹ ra sức phát huy vai trị ảnh hưởng, tìm cách khống chế các nước, kể cả Tây Âu và Nhật bản, hòng làm bá chủ thế giới.

Tây Âu và Nhật Bản cũng tìm mọi cách để phát triển thành siêu cường kinh tế, vừa là bạn hàng, đồng minh của Mỹ vừa là đối trọng của Mỹ, vị thế quốc tế khơng kém Mỹ, có tham vọng là những cực khác trong một trật tự thế giới đa cực.

Đồng thời, giữa các tập đoàn tư bản trong các nước tư bản chủ nghĩa cũng nổi lên nhiều mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị.

Ngồi những mâu thuẫn trên, thế giới hiện nay còn chứa đựng nhiều

mâu thuẫn khác mang tính tồn cầu địi hỏi phải giải quyết. Mơi trường sinh thái, bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, xung đột dân tộc, tơn giáo, khủng bố... đang đe dọa các dân tộc và các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Do vậy, q trình đi lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới còn quanh co phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 50 - 53)