Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 79 - 86)

8. Kết cấu luận văn

2.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới tư duy lý luận về đố

2.2.1.3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh

nhập quốc tế

Mục tiêu cách mạng của nước ta là độc lập dân tộc gắn với CNXH, thực hiện một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đó, điều quyết định nhất là phải phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực theo tư tưởng Hồ Chí Minh và điều đó đã được tổng kết thành bài học từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng là “phát huy tinh thần tự lực tự cường và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế”.

Việc tranh thủ ngoại lực ngày nay có thuận lợi là thế giới đang trong xu thế tồn cầu hố kinh tế. Trong q trình đổi mới, việc hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế vì hồ bình, hợp tác và phát triển, chúng ta đã tạo lập được vị thế quốc tế đáng tự hào và những điều kiện cần thiết để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một biểu hiện nổi bật của thành tựu đó.

Nguyên nhân hàng đầu của thành công là trong quá trình đổi mới, chúng ta đã kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH. Để đất nước phát triển bền vững về mọi phương diện trong hoàn cảnh mới khi đã trở thành

thành viên WTO, với những quy định thị trường tự do trong khuôn khổ của tổ chức này, càng đòi hỏi chúng ta phải kiên định mục tiêu đã chọn. Bởi vì, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, gia nhập WTO nói riêng là cơ hội nhưng cũng có rất nhiều thách thức đối với chủ quyền dân tộc và định hướng phát triển XHCN. Hơn nữa, cơ hội khơng phải tự nó đến, mà vẫn địi hỏi rất cao tính chủ động của Đảng, Nhà nước và toàn dân, toàn quân nắm bắt thời cơ, thuận lợi; ngăn ngừa, khắc phục mọi trở lực, đặc biệt là những yếu tố xâm phạm tớí chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và làm chệch định hướng XHCN; đồng thời đòi hỏi những nỗ lực chủ quan rất lớn mới chuyển được ngoại lực thành nội lực.

Theo phương châm “Xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nền tảng tinh thần của xã hội”, thì xét đến cùng, cơng nghiệp hố, hiện đại hố (CNH, HĐH) có vai trị quyết định trong việc nhanh chóng đưa nước ta thốt ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO là điều kiện cho phép chúng ta tranh thủ ngoại lực để đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức. Là thành viên WTO, chúng ta có được những ưu đãi bình đẳng trong quan hệ thương mại, trong xuất nhập khẩu, là thuận lợi để phát huy thế mạnh tiềm năng kinh tế (tài nguyên và lao động) và trí tuệ Việt Nam, tăng nhanh đầu tư trong nước và thu hút đầu tư từ bên ngoài, phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn. Qua đó, đi tắt đón đầu, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước phát triển và những giá trị văn hoá chung của nhân loại để tăng cường tiềm lực mọi mặt của đất nước, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cùng nền tảng tinh thần cho củng cố và phát triển chế độ xã hội theo định hướng XHCN, với những đặc trưng: nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc là nền tảng tinh thần của xã hội; thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, làm xích lại gần nhau về trình độ phát triển và chất lượng sống giữa các tầng lớp lao động, giữa các dân tộc, giữa thành thị và nông thôn.

Cùng với những thành cơng của q trình đổi mới trong nước, hội nhập kinh tế quốc tế thắng lợi sẽ tạo điều kiện cho nhân dân tiến bộ thế giới, trước hết là những chính khách, những trí thức, những người bạn có lương tri ở các nước và trong cộng đồng người Việt ở nước ngồi có cách nhìn đúng đắn, khách quan hơn về CNXH và tương lai của dân tộc ta, tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng các mối bang giao quốc tế, ngày càng thu hút mạnh mẽ nguồn lực các nhà đầu tư nước ngoài.

Đương nhiên, thực hiện được yêu cầu đó phải chấp nhận tự do cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Khó khăn là chúng ta mới nhập cuộc, đứng trước “thương trường là chiến trường” còn nhiều bỡ ngỡ, trong khi đối thủ cạnh tranh của chúng ta lại là các Tập đồn xun quốc gia có vốn kếch sù và giàu kinh nghiệm. Một vấn đề dễ thấy là, nếu sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam chất lượng thấp, giá thành cao thì trong cạnh tranh, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ bị đánh bại ngay trên thị trường nội địa và dễ mất thương hiệu trên thị trường quốc tế. Không tránh khỏi hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé”, cảnh phá sản doanh nghiệp, đóng cửa nhà máy, cơng nhân thất nghiệp... Đó là chưa kể đến tình trạng lợi dụng sự thiếu bình đẳng trong luật lệ quốc tế, chính phủ một số nước thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch đối với hàng hố trong nước và áp đặt vơ lối đối với hàng hố nhập khẩu từ Việt Nam, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cho kinh tế Việt Nam. Sẽ là hiểm hoạ nếu để mất quyền tự chủ trong các ngành kinh tế then chốt, khiến đất nước phụ thuộc vào nước ngoài, vào các tập đồn tài chính quốc tế.

Ơ nhiễm mơi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái đã và đang diễn ra ở Việt Nam lại có thể tăng lên cùng với quá trình phát triển đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu không được quản lý chặt chẽ, cũng có khả năng trở thành

quốc nạn. Việc nhập khẩu những công nghệ lạc hậu hoặc đang trở nên lạc hậu và tệ hại hơn nữa là biến nước ta thành nơi chứa phế thải công nghiệp, thậm chí phế thải có chất phóng xạ, có thể dẫn đến hậu quả tai hại cho giống nòi, mà chúng ta không thể không tiên liệu trong hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO.

Điều quan trọng nữa là, sản phẩm hàng hố đưa vào nước ta có cả văn hố vật thể và văn hoá phi vật thể, có loại lành mạnh, có loại khơng lành mạnh. Loại không lành mạnh làm ô nhiễm môi trường xã hội; khơng kiểm sốt được và thiếu sự hướng dẫn, giới trẻ dễ bị tiêm nhiễm bởi những sản phẩm trái với thuần phong mỹ tục, với đạo lý dân tộc, thậm chí có thể rơi vào khuynh hướng tự do thái q, sống khơng có hồi bão... đã bị lên án ngay ở phương Tây, mảnh đất đã nẩy sinh ra nó. Phải thấy hết sự nguy hại của những vấn đề này đối với dân tộc và chế độ cũng như đối với nền tảng tinh thần mà chúng ta định hướng xây dựng.

Bên cạnh đó, chúng ta không thể chủ quan, mất cảnh giác với các âm mưu, thủ đoạn của những thế lực thù địch trong nước và quốc tế chống độc lập dân tộc và CNXH; lợi dụng sự rộng mở quan hệ của nước ta về kinh tế và văn hoá để thực hiện mưu đồ phá hoại, lật đổ. Chiến lược “diễn biến hồ bình” sẽ triển khai cuộc “xâm lăng kinh tế” từ kênh hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO. Thương mại là con đường, đôla là phương tiện để chúng giành “chiến thắng không cần chiến tranh”. Chúng hy vọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, do thua thiệt trong cạnh tranh, Việt Nam sẽ trở thành con nợ khơng có khả năng thanh tốn, do đó sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính, buộc chúng ta phụ thuộc vào nước ngồi với những điều kiện chính trị bất lợi cho độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng XHCN. Chúng cũng sẽ đẩy mạnh thực hiện mưu đồ làm thoái hoá, biến chất cán bộ, đảng viên bằng đồng tiền, mà thực trạng quốc nạn tham nhũng đang là miếng đất mầu mỡ để chúng thực thi. Cũng bằng đồng

tiền chúng hy vọng sẽ nuôi dưỡng và tạo ra những tên cơ hội, phản động luồn sâu, leo cao trong bộ máy của Đảng và Nhà nước ta để thực hiện sự tự diễn biến từ bên trong. Điều chắc chắn rằng, nếu trong quá trình hội nhập chúng ta để mất định hướng XHCN thì khơng thể phát huy được sức mạnh của nội lực, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khơng thể nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, mà ngược lại, cịn có thể bị lệ thuộc vào nước ngồi, dẫn đến mất độc lập, chủ quyền dân tộc.

Thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO đối với độc lập dân tộc và CNXH còn được tiếp tay từ những sai lầm, tiêu cực của chủ quan chúng ta do không kiên định mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược cách mạng. Phải đề phòng bệnh tự ty phát sinh trước sự phát triển khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng và mức sống của các nước phát triển, dẫn đến thiếu lòng tin vào nội lực sức mạnh truyền thống dân tộc và bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam và hoài nghi con đường đi lên CNXH đã được chọn để xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ đó nơn nóng muốn giàu có nhanh chóng sẽ dẫn đến làm giàu với bất cứ giá nào; thiếu tuân thủ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tầm chiến lược; chồng chéo, không đồng bộ trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vội vàng nhập vào những thiết bị, kỹ thuật lạc hậu; không chuyển được ngoại lực thành tiềm năng kinh tế, quốc phịng mà cịn làm thất thốt vốn vay quốc tế... Tất cả những điều đó đều gây tổn thất lớn cho quốc gia, làm suy yếu nội lực. Nguy hiểm hơn là không gắn phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu nhưng khơng xố được đói, khơng giảm được nghèo, không đẩy lùi được tham nhũng, lãng phí, quan liêu, để dân mất lịng tin vào chế độ. Một vấn đề trước mắt cần phải hết sức tỉnh táo là trên lĩnh vực kêu gọi đầu tư và mở cửa du lịch đang diễn ra cuộc cạnh tranh sôi động giữa

các địa phương, giữa các doanh nghiệp với nhau. Nếu không nắm chắc mối quan hệ kinh tế-quốc phòng và chiến lược quốc phòng chung của cả nước với từng khu vực; nếu khơng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ Quốc phịng, Cơng an, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao và Tổng cục Du lịch, mà mạnh ai nấy làm, thậm chí cịn cạnh tranh nhau thì dễ dẫn đến tiết lộ bí mật quốc gia và có thể làm vơ hiệu hố kế hoạch qn sự - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược, các khu vực phòng thủ; hiểm họa sẽ khó lường đối với Tổ quốc khi phải đối phó với bạo loạn vũ trang và chiến tranh xâm lược.

Giáo dục là một quốc sách hàng đầu, cùng với khoa học và công nghệ nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng đang cịn nhiều khó khăn phải khắc phục. Ngồi những tiêu cực phải “nói khơng” để làm trong sạch ngành, theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì việc cải cách về mục tiêu, chương trình, nội dung sao cho có được chất lượng đào tạo tầm cỡ quốc tế đang trở thành cấp bách. Đương nhiên, trước thuận lợi của việc mở rộng quan hệ quốc tế, chúng ta có thể nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở những nền giáo dục phát triển để nâng tầm giáo dục truyền thống của chúng ta. Cần phải chú ý một thực tế đang diễn ra là, bên cạnh chiến lược ma-két-tinh và sự đầu tư của nước ngoài với danh nghĩa là Đại học quốc tế vào nước ta, đã hấp dẫn con em những gia đình khá giả, còn xuất hiện một khuynh hướng rút gọn chương trình đào tạo khơng phải bằng cách làm tinh chất lượng và thực tế hoá nội dung, mà bằng lược bỏ một số nội dung cơ bản và quan trọng trong chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử dân tộc và Lịch sử Đảng ở trường Đại học. Nếu khuynh hướng tư tưởng này thắng thế, thì các thế hệ thanh niên, những người chủ của tương lai đất nước và chế độ, được đào luyện trong các trường Đại học đó sẽ ra sao, khi họ khơng có nhận thức đúng về Đảng, về CNXH, về truyền thống lịch sử của dân tộc; họ không phải là

những người vừa “hồng”, vừa “chuyên” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và điều khơng tránh khỏi dẫn đến với họ là sự sùng ngoại, tự phát tiêm nhiễm hệ tư tưởng tư sản.

Thực trạng lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật nước nhà cũng có dấu hiệu đáng lo ngại. Tình trạng nhập nhằng giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại trong điều kiện kinh tế thị trường để sáng tạo văn hoá, nghệ thuật, hướng dẫn xã hội về tư duy cái đẹp, tạo sự đáp ứng hài hoà nhu cầu tinh thần của các thế hệ, trong quan hệ giao lưu quốc tế mở rộng; khuynh hướng chạy theo thị hiếu nhất thời của một tầng lớp khán, thính giả... là điều kiện cho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu nhuộm đen một bộ phận lớp trẻ của nước ta về thẩm mỹ và lối sống. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, khuynh hướng “phi hệ tư tưởng”, chủ nghĩa thực dụng, quan niệm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” có mơi trường thuận lợi để thâm nhập vào đời sống tinh thần của nhân dân ta, trước hết là các thế hệ trẻ. Đây là một thách thức tiềm tàng, nhưng nếu chúng ta không tỉnh táo phát hiện và đề ra được những quyết sách có tính chiến lược để ngăn chặn, thì điều đó sẽ trở thành những tế bào ung thư di căn trong tồn cơ thể đất nước; và đó thực sự là nguy cơ lâu dài đối với độc lập dân tộc và CNXH.

Như vậy, nhận thức đúng xu thế khách quan tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO là để tranh thủ ngoại lực nhằm thực hiện tốt hơn hai nhiệm vụ chiến lược vì sự giàu mạnh của Tổ quốc phát triển theo định hướng XHCN; tạo lập xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhưng để chuyển được ngoại lực thành nội lực, ngăn ngừa và loại bỏ được những tiêu cực nội sinh và ngoại sinh xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và làm chệch định hướng XHCN; thì sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động của toàn dân, toàn quân ta hơn bao giờ hết phải nắm vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)