Những tác động của nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 30 - 35)

8. Kết cấu luận văn

1.2. Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2.1. Những tác động của nhân tố khách quan

Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ XX, thế giới có sự biến động to lớn đó là Liên Xơ và Đơng Âu tan rã diễn biến nhanh chóng tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi cục diện thế giới và các mối quan hệ quốc tế. Thế giới nổi lên những đặc điểm chính sau đây:

Một là, cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ hiện đại có bước tiến

nhảy vọt đạt được những kỳ tích tác động đến tất cả các quốc gia, các dân tộc. Các khu vực đòi hỏi để tồn tại, phát triển bền vững phải bằng mọi chủ trương, biện pháp để tiếp cận, để tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế.

Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là ở chỗ: phát minh khoa học ra đời chuyển hố thành cơng nghệ và đưa công nghệ vào sản xuất không tách rời nhau về không gian và thời gian, ngày càng thống nhất trong một quá trình. Trong lịch sử khoa học- kỹ thuật từ trước tới nay, chưa một lĩnh vực khoa học, phát minh cơng nghệ nào làm đảo lộn q trình sản xuất, tác động nhanh chóng đến đời sống xã hội như cơng nghệ thông tin- công nghệ cho phép thu thập, xử lý, lưu giữ, truyền tải, truy cập phân phối thông tin bằng các phương tiện máy móc có độ tự động hố tinh vi và thơng minh ngày càng cao. Người ta đã có thể chế tạo loại máy tính mấy chục nghìn tỷ phép tính trong một giây.

Với công nghệ cao như công nghệ NANO và công nghệ thông tin, nền kinh tế của các nước phát triển biến đổi nhanh chóng thành nền kinh tế tri thức, tức là nền kinh tế dựa chủ yếu vào khoa học và tri thức, sản phẩm làm ra có hàm lượng trí tuệ rất cao.

Hai là, tồn cầu hố kinh tế là một xu thế tất yếu tác động đến tất cả

các quốc gia cả thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu cực. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, thế giới khơng cịn hai phe trong quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế đương đại đã chuyển sang: hợp tác và đấu tranh vì hịa bình, ổn định và phát triển là một xu thế phải hết sức chú trọng. Tồn cầu hóa khiến cho các nước có mối quan hệ hữu cơ với nhau: tác động, phụ thuộc lẫn nhau ở tất cả các khu vực; sự phân cơng lao động quốc tế, sự chun mơn hóa, kích thích sự phát triển của mỗi quốc gia. Như vậy, tồn cầu hóa khiến các nước xích lại gần nhau hơn, các vấn đề lớn của nhân loại đòi hỏi các nước cùng hợp tác giải quyết như: ô nhiễm môi trường, tội phạm quốc tế, dịch bệnh hẻm nghèo… Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, tồn cầu hố cũng đặt ra cho các chủ thể quốc gia chú trọng xem xét trong quá trình phát triển của mình như: chống lại sự áp bức, bành trướng, thâm nhập vào các nước, các khu vực của Mỹ và các công ty xuyên quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, xem xét khả năng phá vỡ trật tự thế giới do Liên hợp quốc điều hành và làm phân hoá quan hệ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển vì những lợi ích dân tộc khác nhau. Đây là vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia xem xét điều chỉnh đường lối đối ngoại theo điều kiện rất cụ thể của đất nước trong quan hệ đa dạng hoá, đa phương hố.

Ba là, cuộc đấu tranh giai cấp trên bình diện quốc tế, đấu tranh giai cấp

trong nhiều quốc gia ngày càng quyết liệt. Phân công lao động ngày càng sâu sắc, xã hội hóa ngày càng cao làm cho các cuộc đấu tranh giai cấp không chỉ dừng lại ở một hay một vài quốc gia, mà hiện nay nó đã mang tính chất tồn cầu và ngày càng trở nên phức tạp hơn, các lực lượng tiến bộ vì hịa bình thế

giới tiếp tục con đường đấu tranh đưa nhân lại thốt khỏi cảnh áp bức, bóc lột. Xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc tiếp tục diễn biến khó lường tạo ra nhiều vấn đề mà cả thế giới, mỗi khu vực và mỗi quốc gia phải quan tâm trong hoạch định đường lối đối ngoại. Các thế lực đế quốc hang ngày vẫn đe dọa an ninh thế giới. Tuy nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới hiện tại bị đẩy lùi nhưng các cuộc chạy đua vũ tranh, chiến tranh cục bộ, xung đột vẫn còn. Mỹ và các thế lực cực đoan đã trực tiếp hay gián tiếp, bằng nhiều cách thức khác nhau lợi dụng cái gọi là “tự do, dân chủ, nhân quyền” can thiệp khắp nơi trên thế giới. Bạo loạn lật đổ vẫn là mối đe dọa của các quốc gia. Tuy nhiên xu thế chung là hồ bình, hợp tác, phát triển vẩn là dịng chính.

Bốn là, quan hệ giữa các nước lớn là nhân tố quan trọng tác động đến

sự phát triển của quan hệ quốc tế đương đại.

Kinh tế và chính trị ln ln có mối quan hệ hữu cơ với nhau, nước nào mạnh về kinh tế thì có lợi thế về chính trị và một số lĩnh vực khác. Chính vì vậy, ta rất dễ lý giải vì sao ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc là các cường quốc về kinh tế, khoa học công nghệ, quân sự như: Hoa Kỳ, Canada, Nga, Anh, Đức, Pháp, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ vì các nước này chiếm 1/3 lãnh thổ, hơn ½ dân số, hơn 70% GDP của thế giới. Mối quan hệ giữa các nước lớn này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển, an ninh của thế giới. Hiện nay, trong xu thế tồn cầu các nước lớn có chung quan điểm là chống khủng bố, chống sản xuất vũ khí hủy diệt, chống đói nghèo và suy thối kinh tế.

Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, các nước đều ưu tiên cho sự phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi nước; đồng thời tạo sự ổn định chính trị và mở rộng hợp tác quốc tế. Muốn phát triển kinh tế nhanh, mạnh, vững chắc địi hỏi chính sách phát triển kinh tế phải gắn với chính sách đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế, khai thác nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát

triển của đất nước. Chính vì vậy, hồ bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia hiện nay đòi hỏi các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống sự can thiệp và áp đặt của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hoá dân tộc. Các nước đang phát triển, do sự phụ thuộc vào các nước tư bản phát triển về trình độ công nghê, vốn, chất xám, nên họ đang đứng trước những thách thức lơn. Trước đây, các nước đế quốc sử dụng quân sự để bành trướng lãnh thổ nhưng hiện nay trong xu thế hịa bình các nước đế quốc đã sử dụng chiêu bài khác để thực hiện mục đích của mình đó là “xuất khẩu tư bản” sử dụng đồng tiền để mở rộng sự ảnh hưởng của mình, cho các nước kém phát triển, đang phát triển vay tiền dưới nhiều hình thức và đến một mức độ giới hạn nhất định các nước vay tiền hay nhận viện trợ khơng có khả năng trả sẽ phải phụ thuộc vào các nước đế quốc về chính trị.. Vì vậy, việc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Cùng với việc khắc phục những khó khăn để phát triển kinh tế- xã hội, nhiều nước đang cố gắng giữ ổn định về chính trị, tạo mơi trường hồ bình, thực hiện chính sách hoà giải, hoà hợp dân tộc nhằm xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế cơng bằng, bình đẳng và hợp lý.

Các quốc gia lớn, nhỏ đều tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế và kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Hợp tác ngày càng tăng, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt. Xu hướng này trở thành đòi hỏi khách quan và bức bách với các nước trong cộng đồng quốc tế, được tác động bởi xu thế tồn cầu hố, quốc tế hố đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay trên thế giới. Trong điều kiện cách mạng khoa học- công nghệ phát triển, mỗi nước khơng thể sống biệt lập, mà cần phải có chính sách liên kết, hợp tác để phát triển. Cùng với việc mở rộng mối quan hệ chính trị

đối ngoại với các nước trên thế giới và khu vực, nhằm duy trì và củng cố hồ bình, ổn định, các nước cịn thực hiện liên kết kinh tế, giao lưu văn hố, giáo dục, y tế, thơng tin… tạo điều kiện đẩy mạnh hợp tác. Hoà nhập thế giới tạo điều kiện liên kết tốt hơn, giúp các nước đứng vững trong cạnh tranh và phát triển.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng cộng sản, các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, kiên trì đấu tranh, giữ vững bản chất và vị trí của mình. Để tạo thế và lực cho nhu cầu phát triển, đòi hỏi các quốc gia dân tộc phải chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, nhằm khai thác các điểm tương đồng, khắc phục các điểm bất đồng để tập hợp lực lượng. Dấu hiệu phục hồi của phong trào cộng sản và cơng nhân hiện nay là biểu hiện có ý nghĩa tích cực của phong trào cộng sản quốc tế sau Liên Xơ.

Các nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh là hai mặt trong quan hệ quốc tế và chi phối phương thức và quan hệ giữa các nước trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế. Đấu tranh và hợp tác cùng tồn tại hồ bình giữa các nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau là nguyên tắc, là phương thức xử lý trong quan hệ quốc tế hiện nay. Khi nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng đặt ra đối với các dân tộc thì mơi trường hồ bình, ổn định và phát triển của các dân tộc là điều kiện để hội nhập tốt hơn.

Những đặc điểm và xu thế trên đây đã quy định tính đa phương hố, đa dạng hố quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của nước ta. Nước ta đã mở cửa, hội nhập quốc tế vì mục tiêu hồ bình, ổn định và phát triển, nhưng đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo, vừa đảm bảo những vấn đề có tính ngun tắc, có tính chiến lược song lại phải hết sức mền dẻo, uyển chuyển trong sách lược khi xây dựng đường lối đối ngoại đổi mới vì một thế giới hồ bình vì sự ổn định và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)