Nhận thức về các chủ thể của thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 44 - 50)

8. Kết cấu luận văn

1.3. Nội dung cơ bản của việc đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của

1.3.2. Nhận thức về các chủ thể của thế giới

Đảng ta đã có những nhận định khách quan sâu sắc về các chủ thể thế giới: - Chủ nghĩa tư bản trong xu thế tồn cầu hố hiện nay.

Từ đầu thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xu thế tồn cầu hóa thúc đẩy chủ nghĩa tư bản hiện đại chuyển sang giai đoạn độc quyền quốc tế (độc quyền xuyên quốc gia). Nó triệt để tận dụng ưu thế về thực lực mọi mặt nhằm bành trướng thế lực trên quy mơ tồn cầu với mục đích cố hữu là thu lợi nhuận độc quyền cao. Thực tế cho thấy, bình quân tỷ suất chiếm đoạt lợi nhuận trong các nước tư bản phát triển là 300%, cá biệt có những nơi lên tới 700% - 800%. Do đó về thực chất, "nhà nước phúc lợi", "chủ nghĩa tư bản nhân dân", "chủ nghĩa tư bản xã hội"... không phải là biện pháp đổi mới triệt để chất lượng cuộc sống người lao động, xóa bỏ nghèo khổ, mà là để duy trì sự nghèo khổ trong trật tự. Xã hội tư bản hiện

"tấn cơng" vào nghèo đói. Đây là một mơ hình cơ cấu tự nhiên của xã hội tư bản chứ khơng phải là điều nhất thời. Chương trình phúc lợi khơng phải để giảm nghèo túng mà để chịu được cảnh nghèo túng.

Trào lưu chủ nghĩa tự do mới ra đời (các đại diện tiêu biểu là R. Ri-gân và M. Thát-chơ), trở thành căn cứ lý luận để chủ nghĩa tư bản lũng đoạn quốc tế bành trướng ra tồn cầu. Sự bùng nổ mạng lưới các cơng ty xuyên quốc gia và internet làm cho thị trường tồn cầu trở thành cơng xưởng toàn cầu, tạo cơ sở vật chất to lớn để chủ nghĩa tư bản thực hiện tham vọng lũng đoạn, khống chế toàn cầu. Chủ trương cơ bản của chủ nghĩa tự do mới là tư nhân hóa mạnh mẽ tất cả những gì tư nhân làm có lợi hơn là chính phủ làm; giảm thuế, tài trợ kích thích tư nhân đầu tư; giảm mạnh chi tiêu phúc lợi xã hội, tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho giới tư nhân kinh doanh. Qua đó, đẩy nhanh việc ứng dụng cơng nghệ mới, tạo ra sự nhảy vọt của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức ở các nước tư bản phát triển. Sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế ra phạm vi toàn cầu càng được đẩy mạnh sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan vỡ. Khái niệm chủ nghĩa tư bản tồn cầu hóa xuất hiện để chỉ sự phát triển chủ nghĩa tư bản trong điều kiện tồn cầu hóa và nó được biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, làn sóng tư bản hóa lan khắp tồn cầu, đẩy chủ nghĩa tư bản

chuyển nhanh sang giai đoạn lũng đoạn quốc tế và toàn cầu.

Thứ hai, kinh tế thị trường hóa lan ra tồn cầu, các nước phương Tây

ra sức hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường, các nước khác đua nhau xác lập nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, trong tiến trình tự do hóa kinh tế thì tự do hóa tài chính được

chú ý nhất, trở thành đòn bẩy để tư bản lũng đoạn quốc tế khống chế kinh tế tồn cầu. Tự do hóa về tài chính bao gồm những vấn đề như: thực hiện tự do hóa hồn tồn về lãi suất, đa nguyên hóa nghiệp vụ ngân hàng, mở cửa thị trường tài chính đối ngoại, tự do hóa giao dịch ngoại hối...

Thứ tư, nhất thể hóa tồn cầu nhằm thống nhất toàn cầu của tư bản về

thể chế kinh tế, chính trị và văn hóa, mà thực chất có người coi đó là Mỹ hóa và phương Tây hóa.

Các chủ trương của chủ nghĩa tự do mới được thực hiện mạnh mẽ đem lại một bước phát triển mới trong chủ nghĩa tư bản, song những mâu thuẫn vốn có của nó lại bộc lộ trầm trọng thêm. Chẳng hạn, chi phí của Chính phủ Mỹ không giảm mà tăng lên nhiều, R. Ri-gân chưa lên cầm quyền thì Nhà nước Mỹ nợ mấy trăm tỉ USD, nhưng kết thúc nhiệm kỳ thì nợ hơn 4 nghìn tỉ. Ngân sách quân sự từ 192 tỉ năm 1981 tăng lên 370 tỉ năm 1988, đến thời G.W Bu-sơ (con) tăng lên gần 600 tỉ USD năm 2008, cùng với việc Mỹ sa lầy trong cuộc chiến ở I-rắc, Áp-ga-ni-xtan... Điều này đã làm "méo mó" nền kinh tế và đời sống xã hội Mỹ. Giảm phúc lợi công cộng đi đơi với tăng đóng góp của người lao động, gây ra bất bình lớn trong xã hội. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trầm trọng bắt đầu từ nước Mỹ (từ tháng 8-2007) lan rộng ra toàn cầu trong mấy năm qua làm nổi rõ những bất ổn trong cấu trúc kinh tế tư bản và những nan giải mà các định chế kinh tế tồn cầu đang phải đối mặt. Nó cho thấy sự phá sản của chủ nghĩa tự do mới, khi q nhấn mạnh "bàn tay vơ hình, vạn năng" điều tiết của thị trường tự do, đồng thời phản ánh sự bất cập khơng chỉ trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, mà cả lĩnh vực sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Hầu như tất cả các nước tư bản phát triển từ năm 2008 đến nay đều quay trở lại nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước, tung ra hàng loạt gói kích cầu rất lớn để giải cứu, vực dậy nền kinh tế. Điều đó thực chất khơng thể nào khác là cứu nguy cho giới chủ tư bản, bằng cách chủ yếu dùng ngân sách từ nguồn thu thuế của người dân lao động. Đây là điểm thuộc bản chất không thay đổi của nhà nước trong chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa tư bản tồn cầu hóa nói riêng.

Chủ nghĩa tư bản tồn cầu hóa được coi là giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế, nó có những cách thức tồn tại và hình thức thống trị

mới nhưng không thay đổi về bản chất. Tính chất phức tạp và gay gắt của đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản đương đại có nhiều nét mới, nhưng trọng tâm vẫn xoay quanh mối quan hệ giữa lao động làm thuê và giới chủ tư bản. Đối diện với khối nhân dân lao động trí óc và chân tay đơng đảo là giai cấp các nhà tư bản. Giai cấp này vẫn là giai cấp thống trị, là giới chủ trong xã hội, có vai trị chi phối nhà nước, nhưng nó cũng có sự phân tầng theo một cách mới, khơng hồn tồn giống với nửa đầu thế kỷ XX. Mối quan hệ giữa lao động và tư bản về bản chất mang tính chất đối kháng. Giai cấp tư sản cầm quyền hiểu rất rõ điều này và ln tìm cách điều chỉnh, hướng chủ yếu là "xả van an toàn", ngăn chặn khả năng bùng nổ các đối kháng, tạo ra một sự ổn định xã hội tương đối cho trật tự tư bản chủ nghĩa. Tận dụng được cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và do những nguyên nhân khác nữa, chủ nghĩa tư bản tồn cầu hóa giải quyết được một số vấn đề nhất định về việc làm và thu nhập cho người lao động. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính tồn cầu hiện nay cho thấy rõ: việc bảo đảm cho người lao động có cơng ăn việc làm ổn định, yên tâm đối với cuộc sống tương lai theo thân phận người lao động của mình thì chủ nghĩa tư bản tồn cầu hóa khơng thể làm được. Nỗi lo lắng cho ngày mai trở thành nỗi lo lắng thường trực hơn, không chỉ đối với người lao động chân tay, mà cả đối với người lao động trí óc. Điều đó có liên quan đến đặc điểm của khủng hoảng kinh tế, cái tất yếu kinh tế của chủ nghĩa tư bản.

- Chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu , chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, là tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng và phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới. Chính vì điều đó để lại những hậu quả và sự không thuận lợi đối với sự vận động của tiến trình cách mạng thế giới trong một vài thập niên đầu thế kỷ XXI.

Hơn một thập niên sau đó, các nước xã hội chủ nghĩa cịn lại đã tiến hành cải cách, đổi mới để vượt qua những thử thách nặng nề nhất, tiếp tục trụ vững và phát triển, từng bước khắc phục được khủng hoảng, duy trì tình hình chính trị- xã hội ổn định; phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao vị thế trên trường quốc tế; làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực quốc tế thù địch thông qua “diễn biến hồ bình”. Riêng sự trụ vững của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong sự diễn biến phức tạp của cách mạng thế giới là một thành quả lịch sử, và tạo sự hy vọng vào tương lai của chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay. Các nước xã hội chủ nghĩa đang dần hồn thiện mơ hình, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước, góp phần cùng nhân loại tiến bộ đấu tranh vì những mục tiêu cao cả của thời đại.

Như vậy, trong quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội thì sự khủng hoảng, thối trào của nó chỉ là tạm thời, trong tồn bộ tiến trình cách mạng lâu dài của nhân loại đi tới xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa và hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Phong trào cộng sản, phong trào công nhân và lao động ở các nước hiện nay.

Sau “cuộc đảo lộn chính trị” ở Liên Xơ và Đơng Âu, nhiều đảng cộng sản vững vàng nhưng khơng ít đảng trong phong trào tỏ ra lúng túng, thậm chí dao động, mất phương hướng; thêm vào đó là tình trạng mất đồn kết nội bộ do bất đồng quan điểm và đường lối từ trước đó, nên nhiều đảng bị phân liệt sâu sắc; có đảng đổi tên, từ bỏ một số nguyên tắc tổ chức và hoạt động căn bản của đảng cộng sản.

Trong phong trào cộng sản quốc tế thời gian gần đây là sự nỗ lực trong việc tập hợp lực lượng, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hành động, góp phần củng cố sức mạnh của phong trào.

Nhưng sự khó khăn lớn nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay là sự bất cập, hụt hẫng về lý luận trước thực tiễn thế giới hiện đại. Đây là khó khăn chung nên nó địi hỏi sự nỗ lực chung của toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế để tạo ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản.

- Phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, tìm kiếm con đường phát triển tại các nước đang phát triển.

Sau chiến tranh lạnh, tại các nước đang phát triển diễn ra qúa trình thu hẹp ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội, hầu hết các quốc gia lựa chọn định hướng xã hội chủ nghĩa đều bị chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng thù địch đẩy vào tình trạng xung đột gay gắt về chính trị, lâm vào nội chiến triền miên, khủng hoảng kinh tế- xã hội sâu sắc.

Hiện nay, nhiều nước đang phát triển rơi vào số phận lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản tồn cầu hố, vào các tập đoàn xuyên quốc gia tư bản đế quốc. Chủ nghĩa tư bản tồn cầu hố đang rắp tâm biến “thế giới thứ ba” thành nguồn dự trữ khổng lồ cho sự bóc lột về tài nguyên, nhân lực, thị trường tiêu thụ hàng hoá của họ. Cùng với xuất khẩu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản tồn cầu hố đang tạo ra ở đây những mâu thuẫn gay gắt mà nhân dân các nước này khó có thể nhận diện.

Tuy là các nước đang phát triển đã giành được độc lập về chính trị, nhưng về mặt kinh tế lại là điều đáng lo ngại, khi sự phụ thuộc về kinh tế nó sẽ kéo theo sự phụ thuộc về các mặt cịn lại như chính trị, xã hội… Nợ nước ngồi khơng trả được đang trở thành gánh nặng cho các nước nghèo, chính nợ nước ngoài trở thành biện pháp khống chế, chi phối của chủ nghĩa thực dân mới đối với thế giới các nước đang phát triển. Cùng với nợ nần là tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi, mậu dịch. Qua con đường đầu tư, chuyển giao khoa học- công nghệ, các cường quốc tư bản chủ nghĩa đã hưởng lợi từ việc bán các thiết bị cũ, lạc hậu, ơ nhiễm, mà cịn khống chế nhiều huyết mạch

kinh tế của các nước đang phát triển, cột chặt họ vào sự lệ thuộc tư bản độc quyền xuyên quốc gia.

Vì vậy các nước đang phát triển một mặt phải tìm kiếm con đường phát triển phù hợp với thực tiễn mới của đất nước mình, từng bước chuẩn bị những điều kiện cho một cuộc cách mạng mới trong hình thức thích hợp khi chín muồi thời cơ lịch sử, vì độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, tự chủ và tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 44 - 50)