Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 71 - 72)

8. Kết cấu luận văn

2.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới tư duy lý luận về đố

2.2.1.1. Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập

Theo quan niệm truyền thống, “Độc lập” dùng để chỉ trạng thái một nước không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào bên ngoài cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ không bị nước ngồi đe doạ. Trong khi đó, “Tự chủ” thể hiện khả năng một nước tự kiểm sốt được các tiến trình, nhất là tiến trình chính sách, trong phạm vi quản lý của mình, khơng bị nước ngồi can thiệp. Như vậy, có độc

lập thì có điều kiện tự chủ, hoặc ngược lại, có tự chủ thì có được độc lập, (tự chủ nhiều chứng tỏ độc lập nhiều và ngược lại; giữ quyền tự chủ tức là giữ độc lập). Nhưng theo tác giả, khái niệm về “độc lập, tự chủ” truyền thống trên cần được điều chỉnh dựa trên nhận thức khoa học vững chắc, đồng thời cần bổ sung những nội dung mới, phù hợp với bối cảnh quốc tế, thế và lực mới của đất nước, cũng như yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của Việt Nam.

Độc lập, tự chủ không đồng nghĩa với biệt lập. Trái lại, và nhất là trong hoàn cảnh quan hệ quốc tế đương đại, các nước ngày càng phải tăng cường hợp tác quốc tế. Tiêu chí để đáng giá độc lập, tự chủ không phải là mức độ “tối thiểu hóa” quan hệ với bên ngồi mà là sự tự quyết trong việc mở rộng, (hoặc thu hẹp) các mối quan hệ quốc tế theo đòi hỏi của lợi ích quốc gia. Ngày nay, đa số các nước trên thế giới đều tham gia vào quan hệ quốc tế ở các mức độ khác nhau, và gọi dạng chính sách đó là “mở cửa hội nhập”. Như vậy, có thể cho rằng q trình chủ động tham gia ngày càng sâu rộng vào đời sống mọi mặt của quan hệ quốc tế là quá trình hội nhập.

Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế có mối quan hệ mục đích và phương cách. Hội nhập quốc tế phục vụ cho mục tiêu giữ độc lập, tự chủ, làm tăng tiềm lực, vị thế (thế và lực) của đất nước trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để tăng cường khả năng giữ độc lập dân tộc; hội nhập quốc tế tạo ra các mối quan hệ ràng buộc và đan xen lợi ích, đồng thời tăng thêm nguồn lực để bảo vệ đất nước, và nhất là đưa quốc gia vào dịng chảy chính của xu thế phát triển. Như vậy, hội nhập quốc tế chính là “kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại” vì mục tiêu bảo vệ và xây dựng đất nước. Độc lập, tự chủ còn là tiền đề của hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)