8. Kết cấu luận văn
2.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới tư duy lý luận về đố
2.2.1.2. Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập
Độc lập, tự chủ là một yêu cầu nội tại của mọi quốc gia, dân tộc với tính cách là một chủ thể chính trị - pháp lý. Bởi vậy, nó trở thành một trong những nguyên tắc căn bản nhất trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, cả
trên bình diện đối nội và đối ngoại. Hội nhập quốc tế thể hiện sự tham gia của quốc gia, dân tộc vào q trình tồn cầu hóa với tính cách là một xu thế lịch sử trong thế giới hiện đại. Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế đều mang tính khách quan, phản ánh những tất yếu của quốc gia, dân tộc trong thời đại hiện nay. Mặt khác, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế lại là các hoạt động của nhà nước, cho nên, sự thành bại của chúng lại phụ thuộc trước hết vào chế độ xã hội, đảng cầm quyền và chính quyền ở mỗi nước. Đồng thời, giữ vững độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế là phương thức hành động đúng đắn, được đảm bảo bởi tính khách quan của độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, kết quả của phương thức hành động sẽ được quyết định bởi tư duy, đường lối, chiến lược, giải pháp… của giai cấp lãnh đạo, nhà nước và toàn xã hội.
Những năm qua, mối quan hệ giữa giữ vững độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được đảm bảo hài hịa, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được; nắm bắt kịp thời, sâu sắc những thay đổi về nội dung, kết cấu độc lập, tự chủ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đồng thời, cần tránh hai quan điểm lệch lạc: Một là, cho rằng độc lập, tự chủ là hằng số bất biến, có nội dung khơng thay đổi, khơng thể tương dung với hội nhập quốc tế, xem thế giới như một phức thể thống nhất. Hai là, cho rằng trong thời đại tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khơng cần và khơng thể duy trì, củng cố độc lập dân tộc, tự chủ, chủ quyền quốc gia.
Trên phương diện kinh tế, độc lập, tự chủ của quốc gia địi hỏi chúng ta
phải có một nền kinh tế độc lập, tự chủ: cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết; nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng,
chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm... Nói cách khác, một nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh tồn cầu hố là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng-an ninh (QP-AN).
Xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ ở nước ta, trước hết phải được thể hiện ở độc lập, tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng XHCN; đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất-kỹ thuật đủ mạnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao; tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm kinh tế chủ yếu có vai trị quan trọng hàng đầu, hiệu quả… Cùng với đó, nó phải được thể hiện ở việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; an toàn năng lượng, tài chính-tiền tệ, mơi trường; đất nước phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, độc lập về kinh tế của một quốc gia khơng phải là biệt lập, khép kín, tự cung, tự cấp. Tự chủ khơng phải là tự quyết định một cách cứng nhắc và tuyệt đối, khơng tính đến các quy định của các thể chế kinh tế-tài chính quốc tế, khơng thực hiện đúng các cam kết, luật pháp và thông lệ quốc tế...
Tính tự chủ trong điều tiết kinh tế vĩ mơ của chính phủ bị ràng buộc bởi nhiều biến động từ bên ngồi. Ngày nay, nền kinh tế ảo có giá trị (ảo) lớn hơn nhiều so với nền kinh tế thực, đem lại quyền lực chuyên chế cho thị trường tài chính- tiền tệ. Ngay cả chính phủ Mỹ cũng khơng thể thốt ly tình hình của thị trường này khi quyết định chính sách tài chính-tiền tệ của mình. Trong thời đại mà các nền kinh tế thế giới gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau, nhà nước tuy vẫn có quyền can thiệp, quản lý kinh tế, nhưng khơng có năng lực điều tiết,
chi phối thị trường toàn cầu và kinh tế toàn cầu. Trên thực tế, đang có những thế lực siêu quốc gia, xuyên quốc gia điều khiển nền kinh tế toàn cầu.
Để được tham gia vào sân chơi quốc tế, các quốc gia phải thực hiện mở cửa thị trường nội địa, chủ động thay đổi kết cấu chủ quyền, cho phép hình thành các đặc khu kinh tế-hành chính để đáp ứng địi hỏi thu hút một khối l- ượng lớn vốn đầu tư. Đây là hình thức hợp đồng th nhượng, có thời hạn một vùng lãnh thổ với những quyền nhất định. Mặt khác, các quốc gia hội nhập phải thực hiện tự do hoá nền kinh tế theo các cam kết quốc tế, tức là chuyển giao một số quyền đáng kể từ nhà nước sang thị trường. Trong điều kiện kết cấu độc lập về kinh tế thay đổi như vậy, trọng tâm của việc đảm bảo chủ quyền kinh tế là tăng cường toàn diện năng lực tự chủ kinh tế, chứ khơng phải là cố sức duy trì một kết cấu cố định về độc lập kinh tế. Chủ quyền về kinh tế không tránh khỏi bị thu hẹp nếu năng lực tự chủ của toàn bộ nền kinh tế khơng được tích cực đổi mới và nâng cao.
Với tư cách thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đảm bảo các cân đối kinh tế vĩ mô trong điều kiện mở cửa, hội nhập về tài chính đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, trong đó đảm bảo ổn định tiền tệ trở thành khâu then chốt. Trong ngắn hạn, nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào hàng loạt cuộc khủng hoảng đan xen về tài chính, năng lượng, lương thực, mơi trường. Do đó, giữ vững ổn định vĩ mơ và duy trì đà tăng trưởng hợp lý trở thành ưu tiên số một. Về dài hạn, bảo đảm tính độc lập, tự chủ về đường lối kinh tế khơng có nghĩa là chủ quan, duy ý chí, mà phải nắm bắt xu thế phát triển chung của thế giới, tiếp thu có chọn lọc các lý thuyết, mơ hình, kinh nghiệm phát triển quốc tế; nhưng khơng giáo điều, rập khn máy móc. Chiến lược kinh tế phải được xây dựng đồng bộ với chiến lược phát triển xã hội và chiến lược hội nhập quốc tế, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển.
Trên phương diện xã hội, khâu then chốt là không ngừng nâng cao
năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản trị xã hội của Nhà nước. Thứ
nhất, cần tiếp tục đổi mới và hồn thiện cơng tác lý luận, tun truyền, vận
động, giáo dục của Đảng cả về hình thức lẫn nội dung, bám sát thực tiễn, tránh bệnh hình thức, thành tích, xa rời quần chúng; đổi mới công tác cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, chỉnh đốn, kỷ luật Đảng; các chủ trương của Đảng phải được nhanh chóng triển khai thành các chính sách cụ thể của Nhà nước. Thứ hai, các chính sách xã hội, dân tộc, tơn giáo phải được coi trọng, tránh để các thế lực xấu lợi dụng kích động, gây chia rẽ; khơng ngừng củng cố đồng thuận xã hội, khối đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống cung cấp các dịch vụ công, tăng cường hiệu lực tư pháp, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng. Thứ
ba, Việt Nam đã trở thành một xã hội có mức thu nhập trung bình, mà trọng
tâm công tác xã hội chuyển dần từ vấn đề xố đói, giảm nghèo sang quản trị và an sinh, do đó cần tăng cường vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN, từng bước thực hành dân chủ, mở rộng sự tham gia của nhân dân vào các hoạt động của Nhà nước, xây dựng xã hội thực sự dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Trên phương diện chính trị, an ninh và đối ngoại, độc lập, tự chủ là u
cầu có tính ngun tắc trong q trình hội nhập quốc tế của nước ta. Độc lập, tự chủ về chính trị có nghĩa là tự mình xác định mục tiêu, con đường phát triển đất nước; hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển; xác lập và duy trì thể chế chính trị, khơng chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngồi. Độc lập, tự chủ về chính trị được thể hiện cả trong đối nội và đối ngoại, cả kinh tế, văn hố, xã hội và QP-AN... Q trình hội nhập và tự do hố kinh tế có tác động đến nhiều lĩnh vực đối nội. Thứ nhất, quyền lực Nhà nước phải điều chỉnh, phạm vi và cách thức can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế-xã hội có nhiều thay đổi. Việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước chịu sự giám sát, phản biện xã hội ngày
càng tăng. Quyền tài phán tối cao của Nhà nước, Chính phủ, quốc gia đối với các vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước vẫn tiếp tục được khẳng định, nhưng phải gắn với hàng loạt trách nhiệm ngày càng lớn, ngày càng nặng nề. Thứ hai, sự giao thoa giữa khu vực công quyền và khu vực thị trường trở nên phức tạp, các lợi ích cơng, tư đan xen, chồng chéo, dễ tạo điều kiện cho các hành vi tham nhũng, móc ngoặc; thách thức nghiêm trọng hiệu lực thực thi luật pháp, làm tổn hại quyền lực của Nhà nước. Thứ ba, yêu cầu dân chủ hoá xã hội gia tăng mạnh mẽ, bao gồm cả các hoạt động của Đảng và Nhà n- ước; người dân ngày càng hiểu biết hơn về chính trị, nhận thức tốt hơn về các quyền công dân, quyền con người, cũng như kỹ năng thực thi các quyền đó và nhấn mạnh cả nhu cầu tham gia vào các hoạt động chính trị.
Lơ gích của tiến trình đổi mới địi hỏi sự đổi mới về kinh tế phải đồng bộ, hài hịa với đổi mới chính trị, cải cách hành chính, mở rộng dân chủ, cải cách lập pháp, tư pháp. Yêu cầu đổi mới tồn diện như vậy đặt ra địi hỏi ngày càng cấp thiết đối với năng lực quản trị của Nhà nước và năng lực cầm quyền của Đảng ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương. Đẩy mạnh đổi mới chính trị, tối ưu hoá hoạt động của hệ thống chính trị, phân bổ quyền lực chính trị hợp lý, kiểm sốt quyền lực một cách hiệu quả là cách tốt nhất đáp ứng các yêu cầu và thách thức đặt ra...
Độc lập, tự chủ về đối ngoại là một vấn đề rất quan trọng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế và đối ngoại thể hiện trước hết ở tư duy, nhận thức độc lập, sáng tạo; xuất phát từ lợi ích giai cấp và dân tộc, khơng giáo điều, rập khn, máy móc trong hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại; trong xác định bạn, thù và tập hợp lực lượng quốc tế. Chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực đối ngoại vận động theo tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế. Hệ thống các quan hệ đối ngoại rộng lớn hiện nay của Việt Nam là kết quả của một quá trình thực hiện các bước đột phá: từ phá thế bao vây, cấm vận, bình thường hố quan hệ với các nước lớn, cải thiện
quan hệ với các nước trong khu vực…, đến thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, để thực hiện tốt vấn đề đó, cần nắm bắt sâu sắc các nhân tố quan trọng sau đây trong quá trình phát huy độc lập, chủ quyền quốc gia:
Thứ nhất, về môi trường quốc tế: độc lập và tự chủ về đối ngoại của
Việt Nam luôn nằm trong tương quan và quan hệ chiến lược giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực quốc tế. Việc ta có thể khai thác lợi ích từ hội nhập đến đâu tùy thuộc vào sự ổn định, phát triển trong nước, cũng như năng lực xử lý quan hệ với các nước lớn, các trung tâm quyền lực thế giới, bảo đảm cân bằng lợi ích của nước ta trong quan hệ với họ. Thứ hai, về môi trường khu vực: ổn định và phát triển, hay trái lại bất ổn và khủng hoảng tại Đông Nam Á và rộng hơn là tại châu Á - Thái Bình Dương, có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ đối ngoại của nước ta; bởi vậy, chúng ta phải ln chủ động, có trách nhiệm đối với sự ổn định của khu vực. Thứ ba, về mơi trường tồn cầu: hội nhập và mở cửa sẽ tạo cơ hội cho một số thế lực chính trị bên ngồi nhân danh "nhân quyền", "dân chủ", "tự do tôn giáo" can thiệp vào công việc nội bộ, thực hiện ''diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ; các thế lực xun quốc gia, như: khủng bố quốc tế, bn bán ma t, hoạt động rửa tiền... cũng có thể thâm nhập, phá hoại trật tự, an toàn xã hội, gây mất ổn định chính trị. Do đó, chúng ta phải ln đề cao cảnh giác, có các biện pháp phù hợp, hiệu quả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: ''Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng''. Điều kiện để bảo đảm độc lập, tự chủ về đối ngoại trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế của Việt Nam là: chính trị, xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững; QP-AN vững mạnh; nguồn nhân lực đối ngoại trung thành và chuyên nghiệp; quan hệ cân bằng với các nước lớn. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ này, cần nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, gắn ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế; nắm vững mục tiêu,
kiên định nguyên tắc, bám sát tình hình, linh hoạt ứng biến; tích cực tranh thủ và chủ động tạo dựng thời cơ, vừa hợp tác, vừa đấu tranh; phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng đối ngoại với các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội; tăng cư- ờng ngoại giao nhân dân. Trong bối cảnh thế giới đang có những chuyển biến phức tạp, chúng ta phải có chiến lược đối ngoại linh hoạt; đồng thời, cần khẩn trương xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập giai đoạn 2011-2020 phù hợp với thế và lực của nước ta cũng như trong môi trường quan hệ quốc tế mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.