Những tác động của nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 35 - 37)

8. Kết cấu luận văn

1.2. Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2.2. Những tác động của nhân tố chủ quan

Chiến thắng của Việt Nam sau 30/4/1975 là niềm vui thống nhất cả giang sơn về một mối. Nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài để lại những khó khăn khơng nhỏ cho nhân dân Việt Nam: 1,1 triệu liệt sĩ, 60 vạn thương binh, 30 vạn người mất tích, gần 2 triệu người dân bị thiệt mạng, hơn 2 triệu người dân bị tàn tật và nhiễm chất độc hoá học...

Hai cuộc chiến tranh biến giới phía Bắc (1979) và biên giới phía Tây Nam (1978) lấy đi thêm nhiều tài lực, vật lực của đất nước khiến cho nền kinh tế của Việt Nam đã khó khăn lại càng thêm khó khăn. Mà hậu quả của nó là nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng tồn diện, lạm phát tăng phi mã (774,7%) năm 1986, nền cơng nghiệp lạc hậu, nơng nghiệp đình đốn.

Bên cạnh đó, do những khuyết điểm chủ quan trên các lĩnh vực nhất là việc chỉ đạo và thực hiện xây dựng kinh tế xã hội. Mơ hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bộc lộ nhiều khuyết điểm yếu kém. Nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng trì trệ, lạc hậu, khủng hoảng: Cơng nghiệp yếu kém, manh mún thiếu rất nhiều ngành công nghiệp tiêu dùng... Nền nông nghiệp không đủ chi dùng trong nước, phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thường xuyên khiến cho cán cân xuất nhập khẩu luôn thâm hụt mất cân đối, thu không đủ chi, dẫn đến phải đi vay từ nước ngồi. Tính chung trong năm 5 năm 1981 - 1985, nguồn vay từ nước ngoài chiếm 22,4% thu ngân sách quốc gia. Số nợ nhiều như vậy nhưng bội chi ngân sách vẫn lớn và tăng dần: Năm 1980 là 1,8%, năm 1985 là 36,6%. Do bội chi nhiều như vậy nên Chính phủ buộc phải phát hành thêm tiền mặt để bù đắp. Cùng với việc không cân đối được từ thu và chi, do nguồn thu khơng có vì khơng có sản phẩm cơng nghiệp xuất khẩu. Cộng vào đó là sai lầm về chính sách cải cách giá, lương, tiền đã làm cho nền kinh tế rơi tự do khơng kiểm sốt được dẫn đến xuất hiện siêu lạm phát ở mức 774,7% (1986), kéo theo giá cả leo thang vơ phương kiểm sốt.

Đời sống nhân dân nhất là công nhân viên chức và lực lượng vũ trang gặp nhiều khó khăn. Tiêu cực xã hội phát triển, cơng bằng bị vi phạm, pháp luật kỳ cương xã hội không nghiêm minh, cán bộ tham nhũng lộng quyền, bọn làm ăn phi pháp không bị trừng trị kịp thời và nghiêm khăc. Quần chúng giảm lòng tin với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước.

Cuối những năm 80, tình hình kinh tế - xã hội ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu anh em cũng hết sức khó khăn và diễn ra ngày càng phức tạp. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi, cuộc chạy đua phát triển kinh tế đã lôi kéo các nước vào cuộc. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta nhận biết được xu thế của thế giới và nhìn thấy nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế so với thế giới nếu không phát triển đất nước.

Thực tiễn tình hình trong nước và quốc tế đặt ra một yêu cầu khách quan, bức xúc có ý nghĩa sống cịn đối với sự nghiệp các mạng nước ta, là để làm xoay chuyển được tình thế, tạo ra một sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên bước đường đi lên. Đảng phải đổi mới sự lãnh đạo và chỉ đạo một cách mạnh mẽ. Đại hội VI của Đảng (tháng 12 - 1986) được chuẩn bị và đáp ứng những yêu cầu đó.

Tư tưởng cốt lõi của Đại hội VI là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi tiềm năng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Với ý nghĩa đó, chính sách đối ngoại đổi mới phải phá thế bao vây cấm vận, cô lập của các thế lực thù địch từ đó lấy lại vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát triển, góp sức mình vào sự nghiệp chung của đất nước.

Đồng thời phát huy truyền thống hoà hiếu, nhân ái, hữu nghị hợp tác văn minh của nền ngoại giao Việt Nam và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện trong tuyên bố của Người: “chính sách đối ngoại là thân thiện với tất

cả các nước mà khơng thù gì với nước nào” (HCM tồn tập, Nxb chính trị quốc gia, H.1995, t.5, tr.169). Trong thời kỳ mới, Đảng ta chủ trương đề ra đường lối đối ngoại đổi mới mở cửa, hội nhập vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để làm được những điều đó thì trước hết chúng ta phải đổi mới tư duy lý luận trên lĩnh vực đối ngoại, thực chất là nhằm nâng cao năng lực tư duy của chủ thể nhận thức, nâng cao khả năng đánh giá, phân tích, tổng hợp tình hình trong nước và quốc tế để khái qt nó lên trình độ lý luận, góp phần vào phát triển khả năng dự báo khoa học của chủ thể tư duy mà chủ thể đó là những nhà lãnh đạo, người hoạch định chính sách, sách lược của Đảng và nhà nước ta. Đổi mới tư duy lý luận trên lĩnh vực đối ngoại sẽ trang bị vũ khí lý luận ngày càng tinh tế, sắc bén có khả năng phản ánh được quy luật vận động của thực tiễn đang biến đổi khơng ngừng, cũng như đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn trong bối cảnh toàn cầu hố với những cơ hội và thách thức vì vậy địi hỏi những chủ thể tư duy hay những nhà lãnh đạo phải xuất phát từ hiện thực, xu thế chung của toàn cầu để tự trang bị, bổ sung ngày càng phong phú kiến thức cho mình, tự hồn bị tri thức lý luận của mình để có đủ khả năng chỉ đạo hoạt động thực tiễn.

Như vậy đổi mới tư duy lý luận trên lĩnh vực đối ngoại là yêu cầu tất yếu, sống còn của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập, hợp tác của ta với các nước. Đó chính là q trình tranh thủ, lơi kéo sức mạnh của ngoại lực để thúc đẩy, phát triển nội lực nhằm tạo sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh sự phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 35 - 37)