8. Kết cấu luận văn
2.1. Dự báo bối cảnh mới tác động đến việc đổi mới tư duy lý luận về
2.1.2. Sự hội nhập sâu, rộng vào đời sống quốc tế và yêu cầu phát triển
Trong hơn thập kỷ qua, kinh tế thế giới nhìn chung phát triển không đồng đều. Trên thế giới đã xảy ra mấy cuộc khủng hoảng lớn, sâu rộng hơn cả là cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính nổ ra năm 1997. Vị thế các nước và các khu vực thay đổi theo hướng: kinh tế Mỹ phát triển nhanh và ổn định liên tục trong nhiều năm và đến 2002 bắt đầu suy giảm; kinh tế Tây Âu hiện khơng cịn phát triển nhanh như các thập kỉ trước; kinh tế Nhật suy thối chưa có lối ra; các nước thuộc Liên Xô trước đây và nước Đông Âu rơi vào tình trạng suy thối kéo dài, vài năm gần đây tăng trưởng tương đối khá; kinh tế Trung Quốc phát triển ngoại mục; Đông Nam Á và Đông Á phát triển nhanh vào bậc nhất thế giới trong những thập kỷ trước, tuy nhiên vừa qua đã rơi và suy thoái và nay đang hồi phục; Nam Á và Châu Phi vẫn chưa thốt khỏi tình trạng trì trệ kéo dài; kinh tế Mỹ latinh có khá hơn song cũng khơng ổn định.
Xu thế tồn cầu hố kinh tế diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả các dân tộc trên thế giới. Ngày nay các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó hữu cơ và tuỳ thuộc vào nhau. Tính thẩm thấu lẫn nhau của các nền kinh tế gia tăng. Nền sản xuất thế giới mang tính tồn cầu. Phân cơng lao động quốc tế đạt tới trình độ ngày càng cao. Phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình, lấy các nước làm phân xưởng của mình, qua đó phân cơng lao động quốc tế có thể lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao
động và thị trường của các nước, thúc đẩy quá trình quốc tế hố sản xuất phát triển nhanh chóng. Trong quá trình tồn cầu hố, khu vực hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn tới sự ra đời, rồi hợp nhất của nhiều tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực, như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (AFTA)…
Hiện nay, các nước lớn, nhỏ đều giành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở. Nay những nước có tiềm năng và thị trường lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Mỹ…và cả một số nước vốn khép kín, theo mơ hình tự cung tự cấp cũng dần dần mở cửa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Mặt khác cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu mà khơng một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu khơng có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế…
Ở khu vực Đông Nam Á đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc. Mặc dù trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính trầm trọng trong thời gian 1997 - 1998, song vẫn là khu vực có nhiều tiềm năng do vị trí địa lý chính trị và địa lý kinh tế của mình, dung lượng thị trường lớn, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào, được đào tạo tốt, có quan hệ quốc tế rộng rãi.
Những tác động trên ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nước ta, với xu thế gắn bó hữu cơ giữa các quốc gia trong hội nhập nó cũng tạo ra những mâu thuẫn trong phát triển, nền kinh tế của chúng ta vẫn đang trong tình trạng khó khăn, các vấn đề về bảo vệ chủ quyền biển, đảo diễn ra phức tạp hơn… đòi hỏi một mặt chúng ta phải hòa vào xu thế chung trong hội nhập: hịa bình, hợp tác và hữu nghị, nhưng bên cạnh đó chúng ta phải ý thức rõ hơn về việc phát triển nội lực trong quá trình phát triển tồn diện hướng tới sự bền vững. Trên thực tế khi Việt Nam với chủ trương tích cực, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước và tổ chức quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên quan trọng trong khối ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đồng thời, là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác, tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản... Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản, đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chuẩn bị khởi động vịng đàm phán FTA với EU. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), có quan hệ thương mại với trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Dù ở cấp độ đơn phương, song phương, khu vực hay Tổ chức Thương mại thế giới, cũng đã mang đến cho nền kinh tế Việt những cơ hội phát triển to lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu, từ đây, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo lập mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thơng thống hơn... và tạo thêm việc làm. Tuy nhiên, cũng chính quá trình hội nhập này, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia mạnh mẽ hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA), đã làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém nội tại của nền kinh tế Việt Nam, tạo nên những thách thức gay gắt cho cộng đồng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp Việt còn thấp. Lợi thế cạnh tranh chậm được cải thiện. Đầu tư nhà nước kém hiệu quả, thất thoát lớn. Lan tỏa và chuyển giao công nghệ của FDI rất hạn chế. Nhu cầu gia tăng cùng một đồng tiền "dễ dãi” (do tín dụng tăng mạnh và bành trướng đầu tư kéo dài) đã khuyến khích "đầu cơ” đất đai, tài sản tài chính. Vấn đề này xuất hiện ở cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và cố vấn FDI. Từ đây, có thể dễ đẩy Việt Nam vào "kinh tế bong bóng” hoặc "bẫy tự do hóa thương mại” trong dài hạn. Bởi vậy, đứng trước tình hình này,
địi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có chiến lược, chính sách phù hợp nhằm thực sự góp phần cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo chúng ta vẫn cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng con đường hịa bình. Đứng trước những yêu cầu khách quan của sự phát triển trên bình diện thế giới và khu vực yêu cầu đối với nước ta là phải hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, một mặt trở thành bộ phận khăng khít trong sự phát triển toàn cầu, theo xu thế chung tiến bộ của nhân loại vì trong bối cảnh hiện nay cộng đồng thế giới có vai trị to lớn trong việc giải quyết các vấn đề. Trong quá trình hội nhập chúng ta càng phải quan tâm hơn nữa tới việc huy vai trị những nhân tố nội lực vì nó tạo ra sự phát triển nhanh, mạnh, bền vững đất nước tránh những tác động tiêu cực trong sự biến động chung của thế giới.