8. Kết cấu luận văn
2.1. Dự báo bối cảnh mới tác động đến việc đổi mới tư duy lý luận về
2.1.1.1. Về bối cảnh chung
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, nổi bật là:
- Tình hình chính trị an ninh thế giới có nhiều biến động mới, diễn biến phức tạp; xu thế đa cực hóa được tiếp tục thúc đẩy và trọng tâm cạnh tranh chiến lược chuyển dịch về khu vực chấu Á- Thái Bình Dương; các điểm nóng gia tăng căng thẳng; tranh chấp chủ quyền biển, đảo diễn ra quyết liệt hơn:
Nhiều nước, trong đó có các nước lớn, tiến hành bầu cử, thay đổi lãnh đạo trong năm 2012, nên các vấn đề nội bộ được ưu tiên tập trung giải quyết và có tác động chi phối hơn đối với chính sách đối ngoại. Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XVIII, chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứ 5; Mỹ kết thúc năm bầu cử diễn ra hết sức quyết liệt với kết quả Tổng thơng B.Ơ-ba-ma tái của nhiệm kỳ 2; ở Nga, ông V . Pu-tin trúng cử trở lại làm Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3; Nhật Bản tiến hành bầu cử sớm với kết quả thắng lợi thuộc về Đảng Dân chủ Tự do và ông Sin-dô A- bê trở lại làm Thủ tướng; Ứng cử viên Đảng Xã hội Pháp F. Ô- lăng- dơ đắc cử Tổng thống tại Pháp; bà Pắc Cưn- Hy đắc cử làm nữ Tổng thống đầu tiên tại Hàn Quốc; mặc dù có vấn đề về sức khỏe nhưng Tổng thống Hu- gô Cha- vết vẫn chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Vê- nê- xu- ê- la.
Quan hệ giữa các nước lớn diến biến phức tạp, mặt cạnh tranh chiến lược nổi lên trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Các nước lớn đều đẩy mạnh hành động để tập hợp lực lượng, củng cố vị thế và gia tăng ảnh hưởng tại các khu vực có vị trí chiến lược trên thế giới. Mỹ một mặt tiếp tục củng cố NATO, bố trí lại quân sự tại châu Âu, cùng với các đồng minh tăng cường can thiệp để mở rộng vị thế, cạnh tranh với ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga ở Trung Đông- Bắc Phi, mặt khác, tập trung đẩy mạnh thực hiện chiến lược “tái cân bằng” ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Trung Quốc tận dụng sức mạnh kinh tế để tăng cường nhanh chóng sức mạnh quân sự, nâng cao vị thế tại các thiết chế quốc tế, gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á, Trung Á, châu Phi và Mỹ la tinh, đặc biệt ưu tiên thúc đẩy mục tiêu trở thành “cường quốc biển”. Trung Quốc và Nga thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, củng cố Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Nga tăng cường củng cố vị thế, các hình thức liên kết với các nước trong khơng gian hậu Xơ- Viết, tích cực triển khai chính sách “hướng Đơng”.
Quan hệ Mỹ- Trung Quốc mặc dù có mâu thuẫn mang tính kết cấu và
lợi ích chiến lược nhưng cũng có nhiều lợi ích đan xen nên vẫn duy trì khn khổ vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa tiến hành đối thoại chiến lược về kinh tế và an ninh, đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực, vừa tăng cường cạnh tranh về sức mạnh, vị thế và ảnh hưởng, gia tăng cọ xát chiến lược nhưng tránh đối đầu trực diện. Quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản trở nên căng thẳng do tranh
chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông diễn ra quyết liệt sau khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa 3/5 hòn đảo thuộc quần đảo Xen-ka-kư/ Điếu Ngư; tuy nhiên, hai nước vẫn cố gắng để tránh xảy ra xung đột trực tiếp. Quan hệ
Trung Quốc- Nga được nâng cấp thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện, tiếp tục phát triển ổn định và mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ
Trung- Ấn tiếp tục được cải thiện, song vẫn bất đồng sâu sắc về các tranh
đối thoại, nhưng tiếp tục bất đồng về Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) tại châu Âu, việc NATO mở rộng sang phía Đơng, về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, vấn đề hạt nhân I- ran và giải pháp cho vấn đề Xy-ri. Quan hệ Nga- Nhật Bản vẫn vướng mắc về vấn đề lãnh thổ, nhưng hai bên đã thể hiện mong
muốn giải quyết tranh chấp, thúc đẩy hợp tác kinh tế, cùng khai thác vùng Viễn Đơng.
Sự duy trì hợp tác, gia tăng cạnh tranh cùng với các quá trình tập hợp lực lượng của các nước lớn tiếp tục thúc đẩy xu thế đa cực hóa đang hình thành trong quan hệ quốc tế.
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có những biến động sâu sắc, phức tạp; tranh chấp biển đảo gia tăng căng thẳng.
Cùng với sự lớn mạnh, gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, sự “trở lại” của Mỹ thì Nga, Ấn Độ cũng tiến hành triển khai chính sách “hướng Đơng”, EU và nhiều nước khác cũng chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với khu vực này, làm cho Châu Á- Thái Bình Dương tiếp tục xu hướng trở thành trung tâm kinh tế- chính trị của thế giới và địa bàn cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.
Xu hướng hội nhập và liên kết tiếp tục được thúc đẩy ở khu vực. Cùng với việc tiến tới hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, việc hình thành Cộng đồng châu Á- Thái Bình Dương (APC), Cộng đồng Đơng Á (EAC), Đối tác xun Thái Bình Dương (TPP), Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa 10 nước ASEAN và 6 quốc gia khác… cũng đang được thúc đẩy.
Tại Đông Bắc Á, tranh chấp chủ quyền đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga cùng với việc Triều Tiên 2 lần phóng vệ tinh đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Tại Đơng Nam Á, tình hình nửa cuối năm 2012 diễn biến căng thẳng do những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việc Trung Quốc chủ động leo thang căng thẳng trong tranh chấp quần đảo Xen-ka-kư/ Điếu Ngư với Nhật Bản và đặc biệt là đẩy mạnh đơn phương hành động để thực hiện hóa yêu sách “đường lưỡi bị” trên Biển Đơng (sử dụng sức mạnh gây sức ép gạt Phi-líp-pin khỏi khu vực bãi cạn Hồng Nham/Xcan-bơ-rơ, thành lập thành phố Tam Sa, tuyên bố đấu thầu quốc tế 9 lơ dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát hành Hộ chiếu điện tử có in bản đồ hình “đường lưỡi bị”, tăng cường các hoạt động chấp pháp, cho phép cảnh sát biển khám xét tàu nước ngồi qua lại ở Biển Đơng…) là nhân tố chính làm gia tăng căng thẳng trong khu vực trong nửa cuối năm 2012. Mỹ đẩy mạnh triển khai chiến lược “tái cân bằng” ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương một cách tồn diện hơn, cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Mỹ ra sức củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-Líp-pin, Xin- ga-po, Thái Lan, Úc; gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực, tăng cường tập trận và các cuộc viếng thăm của tàu chiến Mỹ đến các nước trong khu vực; hình thành các cơ chế phối hợp tay ba Mỹ- Nhật- Hàn, Mỹ- Nhật- Úc, Mỹ- Nhật- Ấn cũng quan tâm thúc đẩy quan hệ với ASEAN và với các nước thành viên khác trong ASEAN.
Sự gia tăng vũ trang nhanh chóng cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc tại một số nước cũng là những thách thức tiềm ẩn đối với hịa bình và ổn định của khu vực.
Vấn đề an ninh nguồn nước sông Mê-kông cũng nổi lên với việc Lào xây dựng thủy điện Xay-nha-bu-ly khiến dư luận nhân dân các nước trong khu vực rất quan tâm, lo ngại. Sự can thiệp, gây sức ép của Trung Quốc và thái độ của nước chủ nhà đã dẫn đến việc lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, Hội nghị AMM 45 đã không thông qua được Tuyên bố chung, thách thức nghiêm trọng sự đoàn kết, thống nhất trong nội khối ASEAN.
Việc chính phủ Phi-líp-pin chính thức ký hòa ước với Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Mơ-rơ, chấm dứt 40 năm xung đột tại miền Nam Phi-Líp-pin,
Mi-an-ma đẩy mạnh cải cách chính trị, kinh tế trong nước và cải thiện mạnh mẽ quan hệ với phương Tây, Lào chính thức gia nhập WTO, Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP) tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Thượng viện và Hạ viện (Quốc hội), việc ASEAN thúc đẩy lộ trình xây dựng Cộng đồng, thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN, nhất trí về các nội dung cơ bản của COC, ra Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông… là những bước phát triển mới tích cực cho khu vực.
Khu vực Trung Á, Nam Á vẫn tiếp tục mất an ninh, không ổn định do hoạt động khủng bố tiếp tục gia tăng, xung đột tôn giáo, sắc tộc tiếp tục diễn biến phức tạp.
Khu vực Trung Đông- Bắc Phi tiếp tục bất ổn, các điểm nóng căng thẳng gia tăng.
Tình hình chính trị ở I-rắc, Li-bi, Ai Cập và nhiều nước hậu “mùa xuân Ả- rập” tiếp tục bất ổn, kinh tế- xã hội có bước sa sút. Xung đột tai Xy-ri tiếp leo thang với mức độ khốc liệt, quy mô và thương vong ngày càng lớn cùng với sự tăng cường can thiệp từ bên ngồi ủng hộ phe đối lập. Tiến trình hịa bình ở Trung Đơng tiếp tục bế tắc, căng thẳng giữa Pa-le-xtin và I-xra-en gia tăng sau khi Pa-le-xtin vận động thành công Liên hợp quốc công nhận quy chế “Nhà nước quan sát viên phi thành viên” và I-xra-en quyết định mở rộng các khu định cư Do-thái trên vùng đất chiếm đóng của Pa-le-xtin. Quan hệ giữa I-ran với Mỹ và I-xra-en tiếp tục diễn biến căng thẳng với việc đe dọa sử dụng vũ lực có xu hướng gia tăng.
- Kinh tế thế giới suy giảm tăng trưởng, tiếp tục có nhiều khó khăn và bất ổn, châu Á- Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu, động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế thế giới; biến đổi khí hậu và thiên tai diễn biến phức tạp:
Theo dự báo của IMF, mức tăng GDP toàn cầu năm 2012 chỉ đạt 3,3%, so với 4% của năm 2011, tiếp tục có nhiều khó khăn và bất ổn. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế và các trung tâm kinh tế lớn đều thấp hơn dự báo
hoặc giảm so với năm 2012, một số nước lâm vào suy thoái. Các nguyên nhân sâu xa, mang tính cấu trúc của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế từ năm 2008 về cơ bản vẫn chưa được tập trung khắc phục. Các giải pháp cứu trợ của các nước phương Tây vẫn trước hết nhằm bảo vệ lợi ích của các tập đồn tài chính, tư bản lớn. Liên minh châu Âu tập trung xử lý khủng hoảng nợ cơng để đảm bảo đổng EURO và duy trì liên minh tài chính- tiền tệ, một mặt bằng áp đặt chính sách “thắt lưng buộc bụng”, mặt khác, tập trung quyền lực kiểm sốt tài chính đối với các nước thành viên vào Ngân hàng Trung ương châu Âu. Mỹ và Nhật Bản tìm cách chống suy thoái, giải quyết vấn đề thất nghiệp bằng các gói cứu trợ kích thích kinh tế bổ sung, làm gia tăng thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ lên mức kỷ lục mới. Khó khăn kinh tế đã khiến các nước, nhất là các nền kinh tế lớn, tăng cường các biện pháp bảo hộ mậu dịch, tạo rào cản nhập khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển, đồng thời thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với các nước để mở rộng thị trường. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng tiếp tục xu hướng bị thu hẹp.
Lạm phát tăng cao, giá lương thực, dầu mỏ biến động mạnh. Thất nghiệp, nghèo đói gia tăng mạnh tại nhiều nước, ngay cả tại các nước công nghiệp phát triển ở Tây Âu, trong đó thất nghiệp tại Hy Lạp và Tây Ban Nha lên đến 25%.
Để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhiều nước tiến hành chuyển đổi mơ hình phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc vào xuất khẩu, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, khoa học cơng nghệ, kích thích nhu cầu tiêu dung trong nước, nhấn mạnh kinh tế xanh, bền vững và điều chỉnh tốc độ tăng trưởng phù hợp.
Biến đổi khí hậu tồn cầu, thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, nạn khủng bố… diến biến ngày càng phức tạp, tác động tiêu cực đến an ninh và phát triển của các nước. Mặc dù sức ép của dư luận nhân dân thế giới
ngày càng gia tăng và Liên Hợp quốc đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn chưa có được các giải pháp đột phá để đối phó với tình trạng xuống cấp của mơi trường sinh thái do quan điểm và lợi ích thực dụng của một số nước lớn. Hội nghị Rio 20 Bra-xin đã không đạt được kết quả thực chất, Hội nghị lần thứ XVIII Công ước khung của LHQ họp tại Do-ha (Ca-ta) đã đạt được thỏa thuận gia hạn Nghị định Thư Ki-ô-tô đến năm 2020, song các bên vẫn còn nhiều bất đồng, nhất là về cam kết cắt giảm khí thải và mức hỗ trợ phát triển dành cho các nước nghèo và đang phát triển.
- Phong trào nhân dân thế giới, khu vực có bước phát triển và diễn biến mới: Các hoạt động đình cơng, biểu tình tuần hành chống các chính sách “thắt lưng buộc bụng” dồn gánh nặng tổn thất cho nhân dân lao động, phản đối việc hủy hoại hệ thống phúc lợi xã hội, chính sách tư nhân hóa, bảo vệ chủ quyền kinh tế… bùng phát mạnh mẽ tại nhiều nước Châu Âu như Anh, Pháp, Hy- Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đồn Nha, Bỉ, I-ta-lia, Ba Lan… phong trào “chiếm phố Uôn” phản đối bất cơng xã hội, phân hóa giàu nghèo, chống sự thao túng và bóc lột của các tập đồn tư bản tài chính lan rộng trên hơn 1000 thành phố tại Mỹ và một số nước khác.
Các cuộc đình cơng, biểu tình cũng tiếp tục diễn ra dồn dập tại Ai- Cập, các nước hậu “mùa Xuân Ả- rập” thể hiện sự thất vọng và bất bình của nhiều tầng lớp nhân dân trước thực trạng diễn biến ở các nước này sau “cách mạng”.
Phong trào chống chủ nghĩa tự do mới, ủng hộ, đồn kết với các chính phủ cánh tả tiếp tục phát triển mạnh tại các nước Mỹ la tinh, góp phần củng cố xu thế đi lên của cánh tả ở khu vực này.
Các vấn đề hịa bình, mơi trường, đói nghèo, an ninh lương thực, lao động, việc làm, bình đẳng giới, dân chủ, nhân quyền vẫn tiếp tục được các diễn đàn nhân dân và dư luận quốc tế quan tâm.
Mặc dù có bước phát triển nhưng do tổ chức lỏng lẻo, phân tán, nặng tính tự phát nên các phong trào nhân dân tại nhiều nước chưa có được mục
tiêu rõ ràng, thống nhất, thiếu bền vững do đó, kết quả đấu tranh vẫn còn nhiều hạn chế. Mặt khác, tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, của các tổ chức phi chính phủ do các tập đoàn tư bản chi phối cũng ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng chính trị và hiệu quả đấu tranh của các phong trào quần chúng tại nhiều nước.
Trong khi đó, Mỹ và nhiều nước phương Tây tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “ngoại giao công chúng”, gia tăng can thiệp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, tăng cường đầu tư cho một số tổ chức phi chính phủ để tác động, chi phối phong trào nhân dân tại các nước và các khu vực trên thế giới. Hoạt động của một số tổ chức nhân quyền tại phương Tây tiếp tục gây chia rẽ trong phong trào nhân dân ASEAN, phân hóa phong trào nhân dân một số nước