Quan niệm về lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích nhân loại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 89 - 92)

8. Kết cấu luận văn

2.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới tư duy lý luận về đố

2.2.3.1. Quan niệm về lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích nhân loại

V.I.Lênin đã từng khái quát, chính sách đối ngoại là sự kéo dài của chính sách đối nội. Trải qua các giai đoạn lịch sử, đường lối độc lập, tự chủ về đối ngoại của Việt Nam ln tn thủ vấn đề có tính quy luật này.

Lợi ích cao nhất của nhân dân ta là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết một chân lý ngắn gọn là "khơng có gì q hơn độc lập, tự do". Bảy mươi sáu năm đấu tranh của Đảng và 60 năm của chính quyền nhân dân là nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích dân tộc tối cao đó. Lợi ích cao nhất của dân tộc ta hoàn toàn phù hợp với những quyền dân tộc cơ bản mà luật pháp quốc tế đã công nhận. Đó là lợi ích dân tộc chân chính và vĩnh viễn của nhân dân ta, khơng vì lợi ích trước mắt, cục bộ nào đó mà có thể nhân nhượng. Tuy nhiên, đất nước ta từng bị thực dân phong kiến đô hộ hàng thế kỷ, phải đối đầu với các thế lực đế quốc lớn mạnh

hơn gấp nhiều lần nên cuộc đấu tranh để thực hiện những quyền cơ bản của dân tộc ta phải lâu dài, biết thắng từng bước, thậm chí có lúc phải nhân nhượng để tiếp tục tiến lên, nhưng trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta luôn đặt mục tiêu đấu tranh cuối cùng là nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích dân tộc tối cao đó.

Để đạt được và bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc, trong mọi chính sách và hoạt động đối ngoại địi hỏi phải giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ. Chỉ có độc lập, tự chủ thì trong chủ trương chính sách và biện pháp đấu tranh ngoại giao mới bảo vệ trọn vẹn lợi ích dân tộc mình. Có đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ mới chủ động tránh được sức ép của bên ngồi, bảo đảm được những lợi ích của dân tộc. Điều này khơng có nghĩa là ta chủ trương theo đuổi một chính sách dân tộc vị kỷ. Trong khi bảo vệ, đấu tranh cho lợi ích của dân tộc mình, chúng ta đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội- đó là lợi ích của tồn nhân loại

Kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế. Mọi hoạt động đối ngoại xét đến cùng cũng vì lợi ích của dân tộc

Việt Nam; cụ thể là “muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc mà làm”. Lợi ích của dân tộc là tối cao, xa rời mục đích này mọi hoạt động đối ngoại đều trở nên vô nghĩa. Cho nên, mọi sự đoàn kết, hợp tác hay hội nhập quốc tế hiện nay, tất thảy đều phải xoay quanh cái trục “dĩ bất biến” này. Trong đó, chính trị, quốc phịng, an ninh là những lợi ích có tính ngun tắc. Có như vậy, bản chất của độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế mới được thực hiện và thực hiện theo đúng nghĩa: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi cơng việc của chúng tơi, khơng có sự can thiệp ở bên ngồi”.

Độc lập, tự chủ của Việt Nam hồn tồn khác về bản chất và ln xa lạ với tư tưởng biệt lập, khép kín, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và biệt phái. Độc lập là thực hiện các quyền dân tộc cơ bản trong điều kiện cùng bảo đảm lợi

ích chính đáng của các dân tộc. Độc lập, tự chủ nhưng cần gắn với đoàn kết, hợp tác quốc tế. Cho nên, đối ngoại cũng phải thực hành “ứng vạn biến”. Theo đó, sự chia sẻ hệ thống các lợi ích về kinh tế, khoa học và cơng nghệ, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, mơi trường… phải dựa trên các nguyên tắc: 1) tối ưu hóa các lợi ích quốc gia và lợi ích trong nước; 2) chia sẻ cùng có lợi với các nước, tổ chức quốc tế và khu vực; 3) không để sự chia sẻ bởi hai lợi ích trên đây chuyển hóa, tác động, ảnh hưởng lớn đến hệ thống lợi ích chính trị, quốc phịng, an ninh của đất nước.

Giải quyết được vấn đề cơ bản trên đây về mối quan hệ lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế cũng đồng nghĩa với tăng cường độc lập, tự chủ của đối ngoại Việt Nam trong hội nhập quốc tế; tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Văn kiện Đại hội XI nêu: “vì lợi ích quốc gia, dân tộc”. Cùng với lợi ích quốc gia dân tộc, Đại hội XI cũng đặt mục tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Hai mục tiêu này thống nhất với nhau, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là cơ sở cơ bản để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc và là điều kiện cần để thực hiện các lợi ích đó.

Lần đầu tiên, mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu rõ trong phần đối ngoại của Cương lĩnh và Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng. Nói như vậy khơng có nghĩa Đảng ta chưa từng xác định mục tiêu đối ngoại là vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Từ khi Đảng ra đời, lợi ích quốc gia, dân tộc ln ln là mục tiêu phấn đấu của Đảng ta. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI đã khẳng định “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hịa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế”. Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX nhấn mạnh “bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc” là một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tuy nhiên, việc nêu rõ lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại trong văn kiện Đại hội XI của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định rõ hơn định hướng: Đảng ta hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc, từ đó tái khẳng định sự thống nhất và hòa quyện giữa lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc. Khẳng định lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại cũng có nghĩa là Đại hội đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại. Nói cách khác, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc mà tất cả các hoạt động đối ngoại, từ đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, đều phải tuân thủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 89 - 92)