Khái niệm về đối tượng và đối tác trong công tác ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 86 - 89)

8. Kết cấu luận văn

2.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới tư duy lý luận về đố

2.2.2.1. Khái niệm về đối tượng và đối tác trong công tác ngoại giao

Đảng ta luôn xác định rõ các cấp bao quát về phạm vi đối tượng và đối tác, phận định rõ đối tác và đối tượng, xác định rõ đối tác chiến lược, lâu dài. Đó là cách nhìn nhận mới, mang ý nghĩa phương pháp luận của Đảng ta về mối quan hệ giữa đối tác và đối tượng trong bối cảnh quốc tế hiện thời.

Thực ra, không phải đến Đại hội X, Đảng ta mới bàn đến vấn đề này. Dưới các cách diễn đạt khác nhau, vấn đề bạn, thù, đối tác, đối tượng đã được Đảng ta bàn đến trong Luận cương chính trị đầu tiên (1930). Tuy nhiên, phải đến Hội nghị Trung ương 8, khóa IX (7- 2003), lần đầu tiên, trong Nghị quyết chuyên đề về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta mới

đưa ra cách nhìn mới, thống nhất về vấn đề đối tác và đối tượng theo nguyên tắc: Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động phá hoại mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là đối tượng đấu tranh… Trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ, hợp tác trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta. Có thể nói, nguyên tắc trên đây cũng đồng thời là tiêu chí để xác định đối tác và đối tượng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

2.2.2.2. Sự phân định đối tác và đối tượng trong tư duy đối ngoại

Sự phân định đối tác, đối tượng là rất cần thiết. Song, sự phân định này cần phải “mềm dẻo” và “uyển chuyển” trong nhận thức. Trong thực tế, ranh giới giữa đối tượng và đối tác thường rất “mờ nhòe”, tương đối và do vậy, nhận thức chúng không phải đơn giản, dễ dàng. Do đó, cần xác định rõ những tiêu chí và quan điểm trong nhận thức và xử lý vấn đề này. Một trong những tiêu chí rất quan trọng để xác định đối tác là lợi ích. Lợi ích (hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó) phải được bảo đảm cho cả hai phía; phía chúng ta và phía đối

tác, làm sao để đơi bên “cùng có lợi”, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thơng lệ quốc tế. Tiêu chí “cùng có lợi” đã trở thành cơ sở của quan hệ giữa các đối tác. Tiêu chí bác bỏ quan điểm “lợi kỳ”, chỉ biết giành lợi ích về phía mình mà thiếu quan tâm đến lợi ích của phía đối tác. Quan điểm ích kỷ, hẹp hòi này sẽ dẫn tới không tôn trọng nhau, khơng bình đẳng, lợi dụng nhau trong quan hệ giữa các đối tác. Từ “lợi kỳ” sẽ dẫn tới “hại nhân”, sẵn sàng làm tất cả để “lợi mình, hại người”. Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì nó có thể đưa đến sự chuyển hóa đối tác thành đối tượng. Đây là sản phẩm của lối tư duy thực dụng, thiển cận, không phù hợp với không gian quan hệ mới giữa các đối tác văn minh, hiện đại. Vì thế, trong quan hệ giữa các đối tác, ngoài mối quan tâm về lợi ích là chủ chốt nhất, thì vấn đề chữ “tín” đã và đang cần phải được đặt lên hàng đầu. Cần phải tín nhiệm, tin tưởng nhau, tơn trọng nhau và chỉ có như vậy, mới trở thành đối tác thực sự của nhau.

Như vậy, về tính chất, dưới góc độ lợi ích chung, có thể thấy đối tác và đối tượng mang lại lợi ích đối lập nhau (trái ngược nhau) trong quan hệ với chúng ta; đối tác mang lại lợi ích cho ta, đối tượng thì ngược lại.

Tuy nhiên, lợi hay hại là xét trong những quan hệ xác định rất cụ thể, ở những thời điểm cụ thể của những đối tác, đối tượng cụ thể. Từ đó, có thể hiểu là, sẽ khơng có đối tác vĩnh viễn và cũng sẽ khơng có đối tượng bất biến, mãi mãi không thay đổi. Đối tượng và các đối tác có thể thay đổi tính chất, có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện, không gian và thời gian của những quan hệ nhất định. Biện chứng của cuộc sống địi hỏi phải khách quan, tồn diện trong xem xét, đánh giá đối tác, đối tượng và phải biết phân tích, nắm vững bước chuyển hóa đó để có đối sách phù hợp. Cần tránh giáo điều, siêu hình, máy móc hay tùy tiện, vơ ngun tắc trong xử lý vấn đề đối tác hay đối tượng. Phải biết tranh thủ khai thác mặt đối tác, nhưng cũng luôn phải cảnh giác, đấu tranh với mặt đối tượng trong quan hệ với các chủ thể. Cần phải lấy lợi ích căn bản của quốc gia, dân tộc, của chủ nghĩa xã hội làm “cái

bất biến” để đối phó với “cái vạn biến” của đối tác và đối tượng. Thực hiện phương châm “thêm bạn, bớt thù”, tranh thủ mọi khả năng, điều kiện để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mặc dù khơng có đối tác vĩnh viễn, nhưng vẫn và ln phải có đối tác chiến lược, lâu dài. Chúng ta đang thiếu những đối tác chiến lược, tầm cỡ và “tồn diện”, có thể bảo đảm lợi ích lâu dài, chắc chắn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tế cho thấy, nếu tự neo mình vào một “điểm tựa” bất biến thì chưa đủ để đảm bảo sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững cúa đất nước. cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các đối tác và đối tượng song song với giải quyết mối quan hệ giữa các đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tác và đối tượng. Làm thế nào để tránh sự chuyển hóa ngược lại: từ đối tượng trở thành đối tác. Đây chính là sự nhận thức mới về vấn đề địch- ta, đối tượng- đối tác theo tinh thần: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trọng cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Không đồng nhất đối tác với bạn, nhưng cũng không đồng nhất đối tượng với thù. Bạn, theo nghĩa rộng, đã bao hàm đối tác trong đó. Cịn đối tác chưa hẳn đã là bạn theo đúng nghĩa đó có thể chỉ là “bạn” trên một góc độ nào đấy, chưa phải là bạn đích thực. Như vậy, đối tác chỉ là một loại “bạn”, kẻ thù cũng chỉ là một loại đối tượng, nó có thể hiện diện là “đối tượng tác chiến” – loại đối tượng cần đấu tranh để loại bỏ, chứ không phải loại đối tượng đấu tranh để hợp tác. Chúng ta khơng mong muốn có “kẻ thù truyền kiếp”, nhưng thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác và đấu tranh cách mạng.

Trong bối cảnh tình hình diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng về mối quan hệ giữa đối tác và đối tượng. Trên cơ sở đó, cần khắc phục cả hai khuynh hướng mơ hồ, mất cảnh giác hoặc cứng nhắc trong nhận thức, chủ trương và trong xử lý các tình huống cụ thể, nhạy cảm. nếu không thấy được sự mâu thuẫn, khác biệt trong các đối tác dễ đi đến chỉ

thấy mặt hợp tác, sự thống nhất mà quên đi sự đấu tranh. Bài học lịch sử của An Dương Vương cịn đó!

Ngược lại, khơng thấy mặt cần tranh thủ, hợp tác trong mỗi đối tượng thì sẽ bỏ mất cơ hội có thể làm phân hóa, chuyển hóa đối tượng thành đối tác, đồng minh có lợi cho chúng ta. Khi giải quyết vấn đề đối tác, đối tượng phải có tư duy chiến lược, kết hợp giữa chiến lược với sách lược, giải quyết hài hịa các mối quan hệ lợi ích cả trước mắt và lâu dài, cả cục bộ và toàn cục, cả đối nội và đối ngoại. Vấn đề này, trong bối cảnh chiến tranh trước đây, chúng ta đã làm tốt, nhưng trong bối cảnh chiến trường – thương trường phức tạp hiện nay, chúng ta cần quan tâm nghiên cứu thỏa đáng và phải tỉnh táo, thực tế hơn nữa. Cần thấm nhuần sâu sắc chủ trương Việt Nam sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và khơng gây thù ốn với một ai” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra 60 năm trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)