Về bối cảnh khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 66 - 68)

8. Kết cấu luận văn

2.1. Dự báo bối cảnh mới tác động đến việc đổi mới tư duy lý luận về

2.1.1.2. Về bối cảnh khu vực

Trong những thập niên qua, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có những biến đổi sâu sắc do tác động của quá trình quốc tế hóa và khu vực hóa:

Là khu vực phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn, nhưng còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên.

Châu Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất mặc dù chậm

lại. Sự chuyển dịch trọng tâm về chính trị, kinh tế, an ninh về khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Các cơ cấu hợp tác hiện có như APEC, Cấp cao Đông Á (EAS), ASEAN, ASEAN+. ARF, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hợp tác tiểu vùng Mê- Kông mở rộng (GSM), Hội đồng hợp tác an ninh Thái Bình Dương (CSCAP)…tiếp tục được củng cố, mở rộng với sự quan tâm và tham gia của nhiều cường quốc; đồng thời các cấu trúc mới cũng được một số nước thúc đẩy định hình, như Cộng đồng Châu Á Thái Bình Dương (APC), Cộng đồng Đông Á (EAC), và đặc biệt là kế hoạch Đối tác xuyên Thái Bình Dương

(TPP) khơng có sự tham gia của Trung Quốc đang được Mỹ thúc đẩy mạnh. Sự phát triển của các cấu trúc khu vực vừa làm gia tăng cơ hội giải quyết các thách thức chung của khu vực, song do trật tự khu vực tiếp tục quá trình định hình nên cũng tiềm ẩn nguy cơ tạo ra những mâu thuẫn, tranh giành vai trò chủ đạo, dẫn dắt giữa các nước lớn, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tại Đông Nam Á, xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục được

thúc đẩy, song cũng ngày càng trở thành địa bàn tranh chấp chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, ASEAN nỗ lực thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; tiếp tục khẳng định được vị trí trung tâm trong quan hệ với các bên đối tác cũng như trong các cấu trúc đang định hình tại khu vực. Bất ổn tại một số nước có chiều hướng được giải quyết tích cực. Thắng lợi của Đảng Vì nước Thái tại bầu cử đã bước đầu giúp tình hình Thái Lan cơ bản đi vào ổn định, đồng thời tác động tích cực tới việc giải quyết tranh chấp biên giới và cải thiện quan hệ giữa Thái Lan và Cam-pu- chia. Chính quyền dân sự Mi-an-ma có những bước đi mới trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, phá thế bị bao vây cấm vận và cải thiện với Mỹ và phương Tây.

Vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đơng trở thành điểm nóng ở khu vực với những diễn biến căng thẳng đe dọa môi trường ổn định trong khu vực. Yêu sách phi lý về đường lưỡi bò, cũng như việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh trên biển kèm theo nhiều hành động gây hấn trên thực địa đã bị một số nước ASEAN phản đối mạnh mẽ, đồng thời cũng là nhân tố để Mỹ can dự sâu hơn vào khu vực và gia tăng tăng mối quan hệ với các nước ASEAN. Đây cũng là nguyên nhân để Trung Quốc có điều chỉnh thái độ vào cuối năm 2012, ký hướng dẫn thực hiện tuyên bố về Ứng xử Biển Đông với các nước ASEAN, linh hoạt hơn tại các diễn đàn đa phương và tỏ ra mềm dẻo hơn với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

Những xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra trong 10 năm tới; đồng thời, các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu.

Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo cho nước ta vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)