Những khái niệm này đều được tác giả bài viết dùng với nghĩa hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 34 - 36)

8 Trần Văn Giáp (1942), Lược khảo tiểu thuyết Tàu, Báo Thanh nghị, số 11, tr.14, dẫn theo [63,

tr.16]. 9 Như trên.

Mặc dù không được những nhà nho chính thống coi trọng, nhưng tiểu thuyết vẫn được nhân dân hưởng ứng và lưu truyền. Thực tế này đã được Ban Cố thừa nhận: “Dù thế mặc lịng, tiểu thuyết vẫn khơng bị dập tắt. Những người hơi có chút hiểu biết ở thôn dã mỗi khi gặp loại này thường chắp chảnh lại cho thành bài để khỏi quên. Thảng hoặc có lời khả thủ, thì đấy cũng là điều người dân quê từng bàn tán” (Dẫn theo [5 I, tr.6]). Vẫn theo Hán thư, khi lập danh mục sách trong thư viện của hoàng đế, cha con Lưu Hướng – Lưu Hâm đã đếm được 1380 bó thẻ tre có chép tiểu thuyết, trong khi Luận ngữ chỉ có 21 bó, Kinh Dịch Kinh Xuân thu gồm khoảng 20 bó; điều này cho thấy vào thời Hán, tiểu thuyết được lưu hành tương đối rộng rãi. Không chỉ vậy, nó cịn được u thích từ phía nhà cầm quyền, luôn được mang theo ngay cả khi thiên tử đi săn để phòng khi nghỉ ngơi người dùng đến (Hán thư), luôn khiến nhà vua ngây ngất (Lã thị xuân thu) (Dẫn theo [52, tr.259-261]). Ngay cả nhà nho, tuy không đánh giá cao tiểu thuyết, nhưng vẫn tỏ ra thích thú thể loại phi chính thống này và say mê sáng tác, phóng tác, cải biên cũng như lưu truyền tác phẩm. Dù mục đích sáng tác là để tiêu khiển, bổ sung cho chính sử, giáo hóa dân chúng hay bày tỏ tâm sự trước thời cuộc…, thì việc nhà nho là nhân vật chủ lực làm nên diện mạo của tiểu thuyết Đông Á thời trung đại cũng cho thấy sức hấp dẫn của thể loại này đối với họ. Tuy nhiên, như đã nói, thái độ coi thường tiểu thuyết lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua bao thế hệ, đã có sức mạnh của một thứ truyền thống bất di bất dịch, khiến cho tình hình sáng tác tiểu thuyết thời kỳ này mang nhiều nét đặc thù. Người viết tiểu thuyết dường như chưa vượt lên trên sự ràng buộc của quan niệm truyền thống một cách triệt để mà vẫn mang mặc cảm của kẻ ở ngồi lề, nên khơng ít tác phẩm bị khuyết danh, đề tên giả hay mượn danh người khác. Theo thống kê của Trần Nghĩa dựa trên bộ sách Trung Quốc thông tục tiểu thuyết thư mục, “trong tổng số 800 tác phẩm tiểu thuyết mà sách kê cứu và giới thiệu đã có tới 500 trường hợp khơng ghi tên tác giả, trong tổng số 314 tác phẩm có ghi tên tác giả thì 169 trường hợp khơng phải là tên thật” [66, tr.32], cịn trong văn học trung đại Việt Nam, có 9/37 tiểu thuyết chưa tìm được tên tác giả. Mặc cảm ấy còn thể hiện ở những lời tự tựa, tự bạt, khi chủ

nhân cố gắng thanh minh rằng tác phẩm của mình vẫn có ích cho nhân tâm thế đạo, như lời của Hồ Nguyên Trừng trong Nam Ông mộng lục: “Trong lời nói việc làm,

trong tài năng của người xưa có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua cơn binh lửa, sách vở bị cháy sạch, thành ra những điều đó đều bị mất mát cả, khơng cịn ai được nghe, há chẳng đáng tiếc lắm sao? Nghĩ tới điểm này, tơi thường tìm ghi những việc cũ, nhưng thấy mất mát gần hết, trong trăm phần chỉ cịn được một hai; bèn góp lại thành một tập sách, đặt tên là Nam Ông mộng lục, phịng khi có người đọc tới; một là để biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa, hai là để cung cấp điều mới lạ cho người qn tử, tuy đóng khung trong vịng tiểu thuyết, nhưng cũng là để góp vui những lúc chuyện trò” [5 II, tr.98]. Thậm chí ngay cả ở những trước tác không phải là tiểu thuyết như Kiến văn tiểu lục, người viết vẫn có ý thức rào đón kĩ lưỡng để tác phẩm không bị liệt vào loại truyện lưu hành nơi đầu đường xó chợ: “Tơi vốn là người nơng cạn, lúc cịn bé thích chứa sách, lúc trưởng thành ra làm quan, xem lại sách đã chứa trong tủ, vâng theo lời dạy lúc qua sân, lại được giao du nhiều với bậc hiền sĩ đại phu, thêm vào đấy, phụng mệnh làm việc công, bốn phương rong ruổi: mặt Bắc sang sứ Trung Quốc, mặt Tây bình định Ai Lao, mặt Nam trấn thủ Thuận Quảng, đi đến đâu cũng để ý tìm tịi, phàm việc gì mắt thấy tai nghe, đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao tiểu đồng đựng vào túi sách, lâu ngày tích tập, sau mới chép thành từng thiên, chia làm 9 mục, 12 quyển. Tơi tự suy nghĩ, biết rằng bình luận chưa được tinh tường, lịch duyệt chưa được rộng rãi, còn mong sau này tiến thêm nữa, may ra được thấy những việc chưa thấy, được nghe những việc chưa nghe, tập sách này cũng là đầu mối lớn về việc học vấn ngôn hành, xin độc giả đừng coi như tiểu thuyết” [27, tr.10-11]. Cũng mang mặc cảm ấy, Nguyễn Du kết thúc Đoạn trường tân thanh bằng những lời tự hạ nghe thật mủi lịng: “Nơm na chắp nhặt dơng

dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh”11.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)