Quan niệm đó cịn ảnh hưởng tới cách phê bình tiểu thuyết thời trung đại. Để vãn hồi tính chính thống cho tác phẩm Đào hoa mộng ký, Tương Giang Mai Cát Phủ đã tích cực nhấn mạnh giá trị của tác phẩm đối với cương thường, phong hóa và khuyến cáo người đọc đừng phán xét vội vàng: “Đứng về toàn bộ cuốn sách mà nói, khơng một nhân vật nào là khơng đứng đắn. Đứng về nhân vật trong truyện mà nói, không một hành vi nào là bất chính. Thiên hạ qua tác phẩm biết được cái đẹp của phong hoá, mọi người đọc tác phẩm hiểu được đầu mối của tính tình. Từ đấy thấy thánh triều giáo hoá thịnh hành, phong tục thuần mỹ, tuy là đào hát, vẫn giữ mình trinh chính, chưa hề một sớm một chiều lang thang nơi đê lớn hoặc bến sơng, dẫu phong hố Nhị nam cũng không hơn được. Người xem Đào hoa mộng chớ vì đây là
một cuốn tiểu thuyết mà đâm ra lơ đãng” [5 IV, tr.50]. Tương tự như thế, Lăng Vân Hàn khi viết lời tựa cho Tiễn đăng tân thoại đã khẳng định tập truyện của Cù Hựu “cũng khuyên làm điều thiện mà trừng trị cái ác, động tồn khiến con người cảnh giác, khơng thể nói là khơng có bổ cứu ở đời”. Trương Quang Khải thì nhận xét Tiễn đăng
dư thoại của Lý Trinh “tuy chỉ rõ không phải bản gốc kinh truyền ở đời, nhưng điều
này khiến cho điều thiện có thể được thực hành ở đời, cái ác được ngăn ngừa, thể hiện tình nghĩa, nâng cao phong tục, việc làm chân thành của nhân luân có nhiều, chưa hẳn không vá cho đời” (Dẫn theo [114, tr.368])12.
mọi người, ông đã phân trần rất rõ ràng ở phần “Mấy lời của người chép truyện” rằng bản thân không hề tô vẽ, sáng tạo mà chỉ chép ra một câu chuyện ái tình “để các bạn thiếu niên xét đốn, có lẽ cũng bổ ích cho những lúc bạn thiếu niên tự xét đốn đến tính tình mình, tư tưởng mình”.