văn bản tác phẩm hiện còn, người nghiên cứu chưa thể khẳng định rõ ràng rằng Nguyễn Dữ hay một người nào khác là tác giả của 19 lời bình. Việc xác định vai trị thực chất của những dịng bình luận đó lại có liên quan đến chuyện ai là người viết nên chúng. Trong khả năng của mình, chúng tơi đã đưa ra bốn giả thuyết về vấn đề này: 1 - Nếu Nguyễn Dữ là tác giả của các lời bình thì có thể đó mới chính là thơng điệp đạo đức mà nhà văn muốn gửi gắm tới người đọc. 2 – Cũng có thể những lời bình đó được Nguyễn Dữ sử dụng như một thủ đoạn né tránh những cấm kị trong văn học và sự kiểm duyệt của bộ máy chính quyền, tạo cho tác phẩm vốn dĩ đã chứa đựng tiếng nói bất mãn với chế độ và chống đối lễ giáo phong kiến của mình một vỏ bọc tồn tại hợp pháp. 3 – Nếu những lời bình luận đó do một người khác viết nên thì đó có thể là cách tiếp nhận tác phẩm của một nhà nho chính thống nào đó. Sự khác nhau trong quan điểm của người này và Nguyễn Dữ đã dẫn đến sự không đồng nhất về thái độ đối với một số vấn đề ở chính văn và lời bình. 4 – Một người sống cùng thời hoặc sau Nguyễn Dữ đã giúp Truyền kỳ mạn lục được lưu truyền bằng những lời bình luận có khuynh hướng vãn hồi tính chính thống cho tác phẩm.
Tuy nhiên, dù những lời bình luận đó được Nguyễn Dữ hay một người nào khác viết ra với mục đích gì, vẫn khơng thể phủ nhận được giá trị của tập truyền kỳ này trong văn học trung đại Việt Nam. Là một tác phẩm cải biên xuất sắc, Truyền kỳ mạn
mở đầu cho thể truyền kỳ trong văn học viết dân tộc thời kỳ thứ nhất. Đồng thời, những yếu tố chính thống và phi chính thống ở Truyền kỳ mạn lục khiến tác phẩm này hiện diện như một bước quá độ từ một giai đoạn văn học đề cao mẫu hình thánh nhân quân tử sang một giai đoạn văn học đề cao mẫu hình con người trần thế.
Trong khi tìm hiểu hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi nhận thấy vấn đề này không chỉ liên quan tới hoạt động sáng tác, tiếp nhận thời trung đại mà còn liên quan đến những luật lệ văn học và thiết chế văn hoá của bộ máy cầm quyền. Do đó, đề tài cịn có thể và nên được triển khai một cách rộng hơn với sự tìm hiểu kĩ càng những sinh hoạt văn chương, các cấm kị trong/ngồi văn học cũng như những hình thức đối phó với cấm kị của văn nhân ở thời kỳ này. Không khảo sát các vấn đề một cách đầy đủ, chúng tôi ý thức được những kết luận đưa ra không tránh khỏi sự phiến diện. Những hạn chế, thiếu sót ở luận văn này, chúng tơi xin được khắc phục ở những cơng trình sau với sự nỗ lực nhiều hơn.