đồng liêu khinh bỉ”. Sự phê phán kịch liệt của tác giả bức thư trên đối với Tiễn đăng
dư thoại có thể đại diện cho thái độ phủ định của nhà nho đối với thể truyền kỳ nói
chung: “Nay sách khắc in bừa bãi, nhiều đến trăm lần hơn những kẻ vẽ mây, hình tích của nó như trị trẻ con, tầm nhìn của nó chỉ nhằm mưu lợi, tội của nó là làm hại đến nhân tâm và phong hóa của kẻ sĩ, họa khơng thể nào mà nói hết được”15.
Thái độ đó của nhà nho đã dẫn đến việc khi sáng tác truyền kỳ cũng như truyện kỳ ảo, để tăng cường tính chính thống cho tác phẩm, một số tác giả hoặc cố gắng tạo cho tác phẩm của mình màu sắc của sử học bằng cách trích dẫn hoặc lấy tư liệu từ những nguồn tài liệu có sẵn, khiến tác phẩm càng gần với sử càng tốt và coi đó như một sự bổ sung thiết yếu cho chính sử như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái
[112, tr.756-757]; hoặc tạo cho tác phẩm vẻ xác thực qua việc ghi rõ thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, hay chú thích rằng đó là chuyện chính bản thân mình chứng kiến hay nghe được từ ai đó, ghi lại lời kể của ai đó như một số truyện trong Vũ trung
tùy bút, Vân nang tiểu sử; hoặc gia tăng yếu tố đạo đức ở tác phẩm, dùng hình thức
kỳ ảo để ngụ ý khuyến thiện trừng ác như Tân truyền kỳ lục, Lan Trì kiến văn lục... Đồng thời, người viết tựa, bạt, bình cho các tác phẩm đó có xu hướng thanh minh cho việc nhà nho lại viết truyện thần ma, quái dị. Theo họ, những chuyện kỳ ảo diễn ra khắp mọi nơi, là một thực tế khơng thể phủ định được, có chăng chỉ là do con người khơng nhận thấy được điều đó mà thơi, vậy nên, những tác phẩm kỳ ảo có tác dụng rất lớn trong việc mở rộng kiến văn của mọi người, hơn nữa, lấy cái quái để nói cái thường, truyền kỳ vẫn có ích cho việc giáo hóa nhân tâm. Lời tựa của Trần Danh Lưu cho tác phẩm Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh) là minh chứng tiêu biểu cho lối thanh minh này: “Có người nói: Đức Khổng tử khơng nói đến chuyện quái đản, thế mà trong sách này thường có những chuyện khơng vào khn phép? Xin thưa: Giữa vòng trời đất, vũ trụ bao la, vật gì mà chẳng có. Những việc tai không được nghe, mắt khơng được nhìn mà cứ khăng khăng cãi hoặc khơng thì có được khơng? Thế mà