16 Mọi trích dẫn văn bản tác phẩm Truyền kỳ mạn lụ cở luận văn này đều được lấy từ bản Truyền kỳ
2.2.2. Quan niệm về người ẩn dật
Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na là tác phẩm thể hiện rõ nhất quan điểm của Nguyễn Dữ về thời cuộc cũng như tư tưởng ẩn dật của ông. Thông qua
của nhân vật này, nhà văn cho thấy ẩn dật là một lựa chọn lý tưởng trong hoàn cảnh đương thời. Người tiều phu ở trên núi Na, một ngọn núi cao chót vót, “có cái động dài mà hẹp, hiểm trở mà quạnh hiu, bụi trần không bén tới, chân người không bước tới”, trong một cái am nhỏ, “hai bên tả hữu trồng mấy cây kim tiền chen lẫn vào những cây bích đào, hồng hạnh, đều xanh tốt đáng yêu cả”. Những vật dụng hàng ngày đều rất đơn sơ, chỉ có một chiếc giường mây, trên giường đặt đàn sáo và chiếc gối dựa; mâm cơm thết khách cũng giản dị, “cơm thổi bằng hạt điều hồ, canh nấu bằng rau cẩm đái, lại cịn mấy có món rau suối khác nữa”. Mặc dù những nhu cầu cơ bản của con người chỉ được đáp ứng ở mức tối thiểu, nhưng người tiều phu khơng vì thế mà hối hận vì lựa chọn của mình. Khơng dưới một lần, ông bày tỏ sự mãn nguyện về đời sống hiện tại. So sánh bản thân với những bậc hiền thời xưa, ơng tự thấy mình được ưu ái hơn nhiều: “giàu hơn Kiềm Lâu, thọ hơn Vệ Giới, no hơn Viên Tinh, đạt hơn Phụng Thiến, kể thì cũng đã được trời đất ban cho khá nhiều”. “Tìm sinh nhai trong búa gió rìu trăng (…) đơng kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói, múc khe mà uống, bới núi mà ăn”, cuộc sống vật chất không hề dư dả ấy được đặt đối lập với một tâm hồn không hề mảy may vướng bận. Những lao xao của cõi đời trọc loạn dường như chẳng thể làm ảnh hưởng tới cái am nhỏ của người tiều phu. Ông đi về nhân gian như một người khách trọ, dù chan hồ với mọi người nhưng vẫn có phong thái thốt tục: “Hàng ngày trong động có người tiều phu gánh củi đi ra, đem đánh đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy một đồng tiền nào. Hễ gặp ông già, trẻ con dưới đồng bằng, lại nói những việc trồng dâu trồng gai một cách vui vẻ. Ai hỏi họ tên nhà cửa, tiều phu chỉ cười không trả lời. Mặt trời ngậm núi, lại thủng thỉnh về động”. Thay vì những cuộc xướng họa thù tạc chốn công môn, người tiều phu đắm mình trong thiên nhiên, bên những người bạn tri âm tri kỷ là hươu nai tôm cá, tuyết nguyệt phong hoa, di dưỡng tính tình bằng chén rượu, cuộc cờ, “có khi ngủ tít làng say/ đất giường, cỏ đệm, hoa vây làm màn”. Hiểu rõ “sự đời bao xiết mong manh”, những người giàu sang, quyền cao chức trọng như họ Vương, họ Tạ cũng thành thiên cổ chứ không tồn tại mãi mãi, cịn giang sơn ln vật đổi sao dời, thế sự như một cuộc cờ,
ơng tiều tự lựa chọn cho mình lẽ sống ẩn dật, quên bẵng cuộc đời hơn thua mà an nhiên tận hưởng những điều giản dị như “giấc mai bừng tỉnh mặt trời lưng không”. Bởi vậy, khi Trương công theo lệnh của Hồ Hán Thương tới để thuyết phục tiều phu xuất sơn, tham gia chính sự, ơng đã khẳng định bản thân không hề tham cầu những cái ở ngồi phận mình, việc “len lỏi vào đường tiến sĩ chẳng những xấu hổ với các bậc tiên hiền, lại còn phụ bạc với vượn hạc ở trong núi nữa”. Song nguyên nhân chủ yếu khiến cho người ẩn dật từ chối chính là sự thối nát của nền chính sự đương thời. Ban đầu, ơng cịn nói nhẹ nhàng: “ta là kẻ dật dân trốn đời, ông lão già lánh bụi (…) có biết gì đâu ở ngồi là triều đại nào, là vua quan nào”; nhưng khi Trương công hết lời khen ngợi thiên tử thì tiều phu biến sắc mặt, lập tức vạch ra tội trạng của vua: “Ta tuy chân không bước đến thị thành, mình khơng vào đến cung đình, nhưng vẫn thường được nghe tiếng ông vua bây giờ là người như thế nào. Ơng ấy thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để dựng cung Kim Âu, dốc cạn của kho để mở phố Hoa Nhai, phao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng”. Đồng thời, ơng cũng lên tiếng phê phán đám quan lại bấy giờ: “phi là đồ tham tiền thì là tuồng nát rượu, phi là đồ chỉ lấy yên vui làm thích thì là tuồng lấy thế vị mà khuynh lốt nhau, chứ chưa thấy ai biết những kế lạ mưu sâu để lo tính cho dân chúng cả”. Rõ ràng trong quan niệm của người tiều phu núi Na, nhà Hồ không phải là nơi để ông thực hiện lý tưởng kinh bang tế thế, trí qn trạch dân, dấn thân vào đó chẳng khác gì tự lội đến chỗ trọc loạn, đem hịn ngọc ném vào trong lửa. Khơng bị vướng bận bởi thân phận thần tử, người tiều phu núi Na đã “giành giật (và giành giật được) với chế độ chuyên chế, với ngơi vị hồng đế quyền được tồn tại trong cô độc, trong sự biệt lập” [118, tr.79]. Tự do tự tại, phóng túng trong sinh hoạt, ung dung thưởng thức những lạc thú bình dị của đời sống, hồ mình vào thiên nhiên, lánh xa cuộc đời, mặc nhiên tách khỏi các biến cố chính trị, đứng trên mọi thay đổi trong xã hội, nhân vật người tiều phu là hiện thân cho lý tưởng ẩn dật của Nguyễn Dữ. Thơng qua hình tượng này, dường như nhà văn
muốn bộc lộ thái độ bất hợp tác với nhà Mạc hiện thời. Sự ứng nghiệm của lời dự đoán về số phận cha con Hồ Quý Ly của người tiều phu ở cuối truyện phải chăng là một thông điệp của Nguyễn Dữ: đó cũng là kết cục tất yếu của nguỵ Mạc?
Qua cách xây dựng nhân vật và những phát ngơn nửa trực tiếp trong văn bản, có thể thấy, Nguyễn Dữ hồn tồn đồng tình với lựa chọn lánh đục tìm trong của người tiều phu. Đó cũng là cách hành xử của bản thân nhà văn và rất nhiều nhà nho khác đương thời. Tuy nhiên, khác với thái độ ca ngợi, đề cao xử sĩ ở phần chính văn, lời bình cuối tác phẩm lại có xu hướng giải thiêng nhân vật này. Sự ứng nghiệm của hai câu thơ người tiều phu để lại trên vách đá, theo nhà bình luận, chỉ là do “nghiệm với lẽ trời, chứng với lịng người, nói nhiều may ra thì tin” mà thơi. Đáp lại câu hỏi tu từ mà Nguyễn Dữ nêu lên trước khi kết thúc truyện: “Gã tiều phu ấy có lẽ là kẻ sĩ đắc đạo đấy chăng?”, người viết lời bình cho rằng tiều phu tuy là hiền giả, nhưng chưa thể “có cái thần để biết việc sau, có cái trí để biết việc trước” như Thánh nhân được. Thậm chí “vấn đề của người tiều phu trong tác phẩm đã bị nhồ đi khi trọng tâm của lời bình lại hướng về chính sự với mong muốn nó sẽ tốt đẹp hơn hiện thời” [92]. Ở đây, ta lại bắt gặp yêu cầu quen thuộc của nhà nho đối với người cầm quyền: “Kẻ làm vua chúa nên lấy sự chính lịng mình để làm cái gốc chính triều đình, chính trăm quan, chính mn dân, đừng để cho kẻ xử sĩ phải bàn ra nói vào là tốt hơn cả”.
Rõ ràng, ở tác phẩm Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, trong khi chính văn dụng cơng khắc hoạ hình ảnh một người tiều phu đắc đạo, mặc nhiên tách bản thân ra khỏi mọi cuộc đua tranh bên ngoài để ung dung tận hưởng những thú vui tao nhã nơi non xanh nước biếc, bên hạc vượn khói mây như là đại diện cho lý tưởng ẩn dật của Nguyễn Dữ, thì phần lời bình khơng có ý đề cao vị xử sĩ này. Sự sáng suốt, thấu triệt lẽ đời và khả năng nhìn xa trơng rộng của người tiều phu, theo người bình luận, kỳ thực chỉ là tình cờ, may mắn mà ứng nghiệm mà thôi. Thái độ đối với người ẩn dật ở hai bộ phận này khác nhau khá rõ.
Tiểu kết:
dung câu chuyện cũng như nêu lên bài học đạo đức dành cho các bậc “quân tử hữu vị” như thiên tử, quan lại, kẻ sĩ. So sánh những lời bình này với lời bình trong các tác phẩm khác cũng như các bài tựa, bạt… thời trung đại, dễ thấy khơng có nhiều khác biệt, mà đều đề cập đến những vấn đề quen thuộc của văn chương Nho gia như khuyến thiện trừng ác, yêu cầu kẻ sĩ “dĩ tâm khống thân”, chính tâm, quả dục, cảnh giác trước nữ sắc, đòi hỏi người cầm quyền cần biết sửa mình, tu đức, đề cao lễ giáo, đả kích Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên, khi đối chiếu phần chính văn và phần lời bình trong 19 thiên truyện này, có thể thấy hầu hết các truyện đều có sự thống nhất, nhưng ¼ tác phẩm trong Truyền kỳ mạn lục lại chứa đựng sự mâu thuẫn trong khuynh hướng tư tưởng giữa hai bộ phận trên. Phần lớn trong số đó là những tác phẩm có dấu hiệu vượt ra ngồi các quy phạm, đi ngược lại lễ giáo phong kiến, và đến phần lời bình, nhân vật của những truyện này đều bị phê phán chính bởi sự “vượt rào” của họ. Trong khi người viết lời bình ln giữ lập trường đạo đức chính thống để đánh giá, phán xét, thì phần chính văn ít nhiều lại khơng tn thủ những thiết chế đạo đức ngặt nghèo đó. Mâu thuẫn giữa chính văn và lời bình ở những tác phẩm này, cùng với sự phi chính thống ngay từ mặt thể loại của Truyền kỳ mạn lục buộc người
tìm hiểu phải đặt câu hỏi về tác giả và vai trò thực chất của 19 lời bình trong tập truyện của nhà văn đất Hồng Châu.