Khác với tác phẩm gốc Tiễn đăng tân thoại mà Nguyễn Dữ đã sử dụng để mô phỏng, cải biên, cuối mỗi thiên truyện trong Truyền kỳ mạn lục lại có một lời bình (trừ truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa). 19 lời bình này đều khá ngắn, khoảng 100 – 150 chữ, mở đầu bằng hai chữ “Ơ hơ” (Than ôi!) và tập trung bàn về nội dung, giá trị của truyện. Người viết lời bình đứng trên lập trường Nho giáo để phán xét phẩm cách của các nhân vật, bàn luận về những vấn đề căn cốt của học thuyết tư tưởng này như “tu thân”, “tề gia”, “trị quốc”, qua đó nêu lên các bài học đạo đức dành cho “kẻ trị thiên hạ”, “những người làm quan”, “kẻ sĩ”, “những bậc quân tử sau này”, “kẻ làm vua chúa”…; ở một số truyện còn bày tỏ thái độ kỳ thị đối với đạo Phật và mong muốn dẹp bỏ hết những “tà thuyết dị đoan” đó; đồng thời khẳng định việc chép những chuyện quái đản, huyền hoặc mặc dù là trái với lời dạy của Khổng tử, nhưng nếu có ích cho ln thường thì vẫn thiết thực. Nhìn chung, nội dung của 19 lời bình trong Truyền kỳ mạn lục khơng có gì q đặc biệt mà nằm trong khuynh hướng
tiếp cận của nhà nho đối với tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm có yếu tố kỳ ảo nói riêng. Tuy nhiên, nếu đặt chúng bên cạnh phần chính văn, có thể thấy, ngồi những truyện có sự thống nhất giữa hai bộ phận này, ở một số truyện, “tác phẩm ca ngợi một vấn đề nào đó thì lời bình có thể lại là phê phán, hoặc bày tỏ một thái độ khác; ngược lại, tác phẩm phê phán một vấn đề nào đó thì lời bình có thể lại ngợi ca hoặc định hướng cho người đọc cảm thụ hình tượng theo một hướng khác” [92]. Trong chương 2, chúng tơi sẽ đi vào phân tích cụ thể mối quan hệ giữa chính văn và lời bình ở tập truyền kỳ này.
2.1. Sự thống nhất giữa chính văn và lời bình ở một số truyện
Theo khảo sát của chúng tôi, 14/19 truyện trong Truyền kỳ mạn lục cơ bản có sự thống nhất giữa phần lời bình và phần chính văn. Để tiện tìm hiểu, chúng tơi chia 14 truyện này thành bốn nhóm nhỏ, căn cứ theo khuynh hướng tư tưởng chung của hai
bộ phận: 1 – Xu hướng khuyến thiện, trừng ác, 2 – Yêu cầu về đạo đức của người quân tử, 3 – Đòi hỏi về phẩm chất của người cầm quyền, 4 – Thái độ đối với các tín ngưỡng, tơn giáo khác.
2.1.1. Xu hướng khuyến thiện, trừng ác
“Văn nhân chi bút, khuyến thiện trừng ác” (Ngòi bút của văn nhân là để khuyến thiện trừng ác), phát biểu của Vương Sung trong chương “Dật văn”, sách Luận hoành đã khái quát một trong những nội dung cốt tử của văn chương nhà nho. Coi văn học là một phương tiện hữu ích để giáo hóa nhân tâm đi theo chính đạo, nhà nho thường dùng hình tượng nghệ thuật như những tấm gương để chúng nhân soi vào đó và rút ra bài học cho chính mình. Mơ típ thường thấy là những con người biết tu nhân, tích đức ln được đền đáp, khen thưởng bằng nhiều hình thức khác nhau; cịn kẻ bạc ác sẽ phải chịu hình phạt tương xứng với tội lỗi của mình. Tuy nhiên, hiện thực cuộc sống lại thường xun trái với quy luật đó. Khơng phải bao giờ người ở hiền cũng được gặp lành, kẻ ác lắm khi lại được hưởng hạnh phúc. Chính các nhân vật của Nguyễn Dữ cũng hơn một lần thắc mắc về chuyện này: “Làm sự lợi vật, chưa nghe thấy được phúc; làm sự hại nhân, chưa nghe thấy mắc nạn. Kẻ nghèo có chí cũng thành khơng; người có muốn gì cũng được nấy. Có người chăm học mà suốt đời khơng đỗ; có nhà xa hoa mà lũy thế vẫn giàu. Ai bảo rằng trao mận giả quỳnh, thế mà vẫn trồng dưa được đậu”16 (Chuyện gã Trà đồng giáng sinh); hay “Tôi xưa nay ở đời, vẫn để ý tu lấy âm công, không mưu sự ích lợi riêng mình, khơng gieo sự nguy bách cho mọi người, dạy học thì tùy tài dụ dịch, tự học thì cực lực dùi mài, khơng ước sự vẩn vơ, không làm điều quá đáng. Vậy mà sao lại phải bốn phương kiếm miếng, chiếc bóng nhờ người, con khóc lóc đói lịng, vợ than rét cật, về thì thiếu túp lều chắn gió, đi thì khơng chiếc nón che mưa, hết đơng rồi tây, long đong chạy mãi. Thế mà bè bạn thì nhiều người đi làm quan cả, so bề tài nghệ cũng chỉ như nhau mà thân danh khác xa nhau lắm; kẻ sướng người khổ như thế là cớ làm sao?” (Chuyện tướng Dạ Xoa). Trả