Nếu những lời bình khơng phải do Nguyễn Dữ viết ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 89 - 94)

19 Theo thông tin của Trần Khánh Hạo và Vương Tam Khánh trong “Truyền kỳ mạn lục xuất bản thuyết minh”, Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san Truyền kỳ loại, Pháp quốc Viễn Đông học viện

3.2.2. Nếu những lời bình khơng phải do Nguyễn Dữ viết ra

3.2.2.1. Lời bình thể hiện một cách tiếp nhận văn học

Tiếp nhận văn học ln mang tính chủ quan. Phê bình cũng là một hình thức tiếp nhận, do vậy, ý kiến của người phê bình khơng phải lúc nào cũng thống nhất với quan điểm của người sáng tác nên tác phẩm đó. Nếu những lời bình ở cuối các thiên truyện trong Truyền kỳ mạn lục do một người khác sống cùng thời hoặc sau Nguyễn Dữ viết ra thì chúng cho thấy đó là một nhà nho chính thống. Người bình luận đã đứng trên lập trường Nho giáo để đánh giá các nhân vật bằng “ba thước gươm không tư vị”, ca ngợi, đề cao những nhân vật hành xử phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức đã được xác lập trong xã hội luân thường, phê phán, đả kích những nhân vật dám làm trái lễ giáo, và không quên nêu lên bài học đạo đức cần rút ra khi đọc tác phẩm – một nội dung thường thấy trong rất nhiều bài tựa, bạt thời trung đại. Người bình luận này

nàng Tuý Tiêu, Chuyện Lệ Nương…, cũng như có thái độ hồn tồn khác nhà văn đối

với vấn đề phụ nữ, tình yêu, người ẩn dật. Sự không thống nhất về quan điểm của người tiếp nhận và người sáng tác, cũng như sự khác nhau về quan điểm của nhiều người tiếp nhận với cùng một tác phẩm vốn dĩ là một điều bình thường. Nếu lời bình cuối truyện Chuyện người con gái Nam Xương và bài thơ đề ở miếu Vũ nương của vua Lê Thánh Tông đều khá thống nhất với khuynh hướng tư tưởng của Nguyễn Dữ ở phần chính văn là xót thương cho người thiếu phụ mệnh bạc và phê phán người chồng hồ đồ, phũ phàng, thì Nguyễn Cơng Trứ trong bài Vịnh Nam Xương liệt nữ có thái độ ngược lại:

Đọc đến truyện Nam Xương liệt nữ Dẫu tình ngay song lý cũng là gian Thực cùng chồng chi nỡ dối cùng con Gương nữ tắc trơng vào chưa phải lẽ Đã có ngọn đèn chơi với trẻ

Thời chi chiếc bóng gọi là chồng Tiếng phũ phàng chi nỡ trách đàn ông Trong mờ tối đèn ai nấy rạng

Bước chân ra chưa hề trơng bóng thống Bến Hồng Giang ai khéo hẹn hị cùng Mà gieo mình xuống chốn Long Cung Ngàn năm dầu đục dầu trong không bàn Dẫu tình ngay song lý vẫn gian

Rõ ràng, Nguyễn Cơng Trứ có ý khẳng định chính Vũ nương đã tự đẩy mình đến bi kịch vì hành động “tình ngay lý gian” đó, cịn sự ghen tng mù qng của Trương sinh dường như lại được ơng mặc nhiên coi là chuyện thường tình. Qua đây, có thể thấy, nếu những lời bình ở Truyền kỳ mạn lục khơng phải do Nguyễn Dữ viết ra, thì những nhận xét nhiều khi mâu thuẫn với phần chính văn ở tác phẩm này là một điều dễ hiểu.

3.2.2.2. Lời bình hợp lý hố việc lưu truyền tác phẩm

Vẫn biết rằng “những chuyện huyền hoặc Tề Hài, những lời ngụ ngôn Trang Chu, người quân tử vốn chẳng nên ham chuộng”, nhưng cũng giống như Lăng Vân Hàn khi đề tựa cho Tiễn đăng tân thoại, Trương Quang Khải khi nhận xét Tiễn đăng

dư thoại, Vũ Quỳnh, Kiều Phú khi đề tựa cho Lĩnh Nam chích qi, Ngơ Thì Hồng,

Trần Danh Lưu, Tín Như Thị khi đề tựa cho Lan Trì kiến văn lục và nhiều nhà nho

khác khi viết tựa, bạt, bình cho truyện kỳ ảo nói riêng, tác phẩm tiểu thuyết nói chung, người viết lời bình trong Truyền kỳ mạn lục đã khẳng định tập truyền kỳ của Nguyễn Dữ dù viết về chuyện quái đản nhưng vẫn “quan hệ đến luân thường, là lời ký ngụ ý khuyên giới”, do đó, “chép ra và truyền lại, có hại gì đâu” (Chuyện Phạm

Tử Hư lên chơi Thiên tào). Lời bình này dường như khơng chỉ có ý thanh minh cho

việc một nhà nho sáng tác truyện thần qi, mà cịn bao biện cho chính bản thân mình khi ham chuộng, sao chép và lưu truyền những câu chuyện kỳ ảo vốn dĩ là “ngoại thư” theo quan điểm của Nho gia. Đánh giá các nhân vật theo quan điểm đạo đức phong kiến, thu hẹp nội dung tác phẩm của Nguyễn Dữ vào phạm vi của sự khuyến trừng, giáo hoá, người viết lời bình đã cho thấy Truyền kỳ mạn lục khơng hề vượt ra ngồi các quy phạm chính thống, những nhân vật si tình, sống một cách bản năng đều là những tấm gương xấu được Nguyễn Dữ dựng lên để răn bảo mọi người. Trong trường hợp này, bài tựa của Hà Thiện Hán cũng có thể coi là có cùng mục đích với người viết lời bình khi ơng khẳng định Truyền kỳ mạn lục có ích đối với nhân tâm thế đạo hơn là Tiễn đăng tân thoại – một tác phẩm vì có nhiều yếu tố sắc dục nên bị coi là dâm thư và bị cấm lưu hành. Nhấn mạnh giá trị nội dung của tác phẩm, cả Hà Thiện Hán và người viết lời bình đều đưa tập truyện kỳ ảo này trở về ngang hàng với những sáng tác thực hiện đúng chức năng “tải đạo” mà tiên nho đã ấn định cho văn học. Khơng những thế, một số lời bình dường như có ý “đánh lạc hướng” độc giả, đẩy sự quan tâm của họ sang một ngả khác. Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na và Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà giang đều là những tác phẩm mang ý đồ phúng

cao dù khơng phải là người có năng lực văn chương cao nhất trong xã hội khi đó nhưng lại là người đủ nhạy cảm hoặc có một bộ máy sai phái đủ nhạy cảm để “đọc” ra cảm hứng chủ đạo trong mỗi tác phẩm” [36, tr.174] vẫn có thể nhận biết đối tượng chính của sự đả kích, phê phán là ai. Thế nhưng nhà Mạc vẫn cho phép khắc in tác phẩm này vào năm 1547. Phải chăng bộ máy lãnh đạo bấy giờ không cảm thấy thái độ bất mãn của Nguyễn Dữ - người đã “vì nguỵ Mạc thốn đạt, thề khơng đi làm quan nữa, ở làng dạy học, không đặt chân đến chốn thị thành” (Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục)? Hay chính là bởi những dịng bình luận ở cuối hai tác phẩm này thay vì

tiếp tục lời phê phán chính sự thối nát của hai lồi cáo, vượn và người tiều phu núi Na, đã khẳng định rằng đó chỉ là lời của “giống yêu quái ở trong lồi vật” hay “nói nhiều may ra thì tin” của một người chẳng phải thánh nhân mà thơi? Đồng thời, người bình luận khéo léo hướng độc giả - chính là “kẻ làm vua chúa” như tác giả lời bình đã chỉ rõ – tới việc “lấy sự chính lịng mình để làm cái gốc chính triều đình, chính trăm quan, chính mn dân” thay vì phán xét lời bàn ra nói vào của xử sĩ (Câu

chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na). Bằng sự che chắn, rào đón kĩ lưỡng mọi

mặt đó, nhà bình luận đã khiến Truyền kỳ mạn lục trở nên “lành mạnh”, “vô trùng”

trước sự “kiểm dịch” gắt gao của chế độ chuyên chế.

Tiểu kết:

Các văn bản Truyền kỳ mạn lục và những ghi chép của các nhà khảo cứu thời trung đại hiện cịn khơng cho phép người nghiên cứu đưa ra bất cứ một nhận định chắc chắn nào về việc ai là tác giả của 19 lời bình trong tác phẩm này. Đặt Truyền kỳ

mạn lục trong quá trình phát triển của truyện kỳ ảo trung đại, trong mối quan hệ với những tác phẩm có dấu hiệu phi chính thống khác, so sánh với cách thức tiếp nhận văn học của nhà nho, chúng tôi sơ bộ đưa ra bốn giả thuyết về vai trị của hệ thống lời bình ở tập truyền kỳ này: lời bình củng cố thêm ý đồ giáo huấn đạo đức mà tác giả Nguyễn Dữ đã gửi gắm ở phần chính văn, hoặc được chính nhà văn sử dụng như một thủ đoạn né tránh những cấm kị trong văn học và tạo cho tác phẩm của mình một vỏ

thống sống cùng thời hoặc sau Nguyễn Dữ, lại cũng có thể là một phương thức hợp lý hố tác phẩm nhằm giúp cho nó khơng bị mai một, thất truyền. Những giả thuyết này đều có cơ sở để tồn tại, và chỉ có thể loại trừ khi có những cứ liệu xác tín hơn để xác định được tác giả đích thực của 19 lời bình đó.

KẾT LUẬN

Hệ thống lời bình ở tác phẩm Truyền kỳ mạn lục cùng mối quan hệ của chúng với phần chính văn từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến, tuy nhiên, các ý kiến đưa ra khá trái chiều, và cho đến nay, chưa thể nói là vấn đề đã được giải quyết một cách thấu đáo. Phần vì sự phức tạp về mặt văn bản của tác phẩm, phần vì những ghi chép của các nhà khảo cứu thời cổ về vấn đề này hiện còn đều rất sơ sài, các nhà nghiên cứu hầu hết mới dừng lại ở những gợi ý, định hướng. Kế thừa thành quả của những người đi trước, luận văn của chúng tơi đi vào tìm hiểu hệ thống lời bình ở

Truyền kỳ mạn lục trong mối quan hệ với phần chính văn. Sơ bộ có thể kết luận:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)