Yêu cầu về đạo đức của người quân tử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 49 - 55)

16 Mọi trích dẫn văn bản tác phẩm Truyền kỳ mạn lụ cở luận văn này đều được lấy từ bản Truyền kỳ

2.1.2. Yêu cầu về đạo đức của người quân tử

Tu thân là yêu cầu đầu tiên, và cũng là yêu cầu suốt đời của nhà nho, cho nên phần lớn các diễn ngôn của họ nhắc đến vấn đề này. Hình mẫu lý tưởng theo quan

“thiểu dục”, “tiết dục”, “quả dục”, biết “khử nhân dục” để “tồn thiên lý”, “ăn không cầu no, ở không cầu yên”, miễn sao giữ được tâm phẳng lặng, an nhiên trong mọi hoàn cảnh, dù vội vàng hay khi ngả nghiêng vẫn không xa điều nhân, ln say mùi đạo; cịn trong mối quan hệ với mọi người thì “khiêm, cung, tín, mẫn, huệ”, “trung, hiếu, lễ, trí, tín”, “điều mình khơng muốn thì khơng làm cho người, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt”, “kẻ khác có tài, coi như ta có”… Có thể thấy, yêu cầu về đạo đức của người quân tử đã được đề cập tới một cách chi tiết, tỉ mỉ trong các thánh thư của học thuyết này. Đến lượt mình, những đệ tử thuần thành của Nho giáo một mặt tích cực rèn giũa bản thân theo gương thánh hiền xưa: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?” (Ta mỗi ngày tự xét bản thân mình về ba điều: vì người khác mưu tính cơng việc có hết lịng khơng? Giao thiệp với bằng hữu có tín thực khơng? Học tập có chun cần không? – “Học nhi”, Luận ngữ), mặt khác không lơ là nhiệm vụ trao truyền những giáo lý ấy đến mọi người với mục đích “huỷ phương ngỗ hợp” – mài đi những góc cạnh để hợp khít vào nhau như các viên ngói, sao cho tất cả đều trở thành những bậc quân tử lý tưởng. Cùng với các sách kinh điển, những bộ gia huấn, những lời dạy nơi tông miếu trường học, văn chương là một phương tiện hữu ích để nhà nho thực hiện mục đích đó. Thơng qua các hình tượng nghệ thuật, nhà nho đã thể hiện yêu cầu nghiêm khắc về phẩm chất đạo đức của người quân tử.

Nguyễn Dữ cũng đã làm như thế đối với tác phẩm của mình. Phần lớn các truyện trong Truyền kỳ mạn lục đề cập đến nội dung này. Trước hết là yêu cầu về việc chế ngự dục vọng. Cũng như tất cả các nhà nho chính thống khác, những nhu cầu cơ bản của con người như ăn, mặc, ở, nhất là bản năng tình dục, đều bị Nguyễn Dữ phê phán gay gắt. Bản án mà ông dành cho những kẻ chạy theo tình dục phi lễ giáo đều rất khắc nghiệt. Trình Trung Ngộ (Chuyện cây gạo) phải bỏ mạng nơi đất khách q người vì dan díu với một hồn ma, sau đó cịn bị lính đầu trâu gơng trói bắt đi vì biến thành dâm quỷ hại người. Viên quan họ Hoàng (Chuyện yêu quái ở Xương Giang) để hồn ma Thị Nghi mê hoặc mà bị hao tổn ngun khí chân tinh, “nếu khơng gặp thần y

cứu chữa, sớm đã về chín suối vật vờ”, cuối cùng bị giảm thọ một kỷ. Mặc dù yêu nữ chủ động quyến rũ các chàng trai, nhưng Nguyễn Dữ có xu hướng kết tội người đàn ơng vì khơng giữ được mình. Thực vậy, nhà văn đã sắp đặt các tình tiết để nhấn mạnh rằng họ khơng phải là nạn nhân, mà trái lại, tự họ đã đưa mình đến kết cục ấy. Trình Trung Ngộ dù biết Nhị Khanh là hồn ma, dù bị mọi người trói lại, song chàng vẫn muốn “vùng dậy để đi theo”, cịn mắng bạn hữu: “Chỗ vợ ta có lâu đài lộng lẫy, có hương hoa ngọt ngào, ta phải đi theo chứ không thể lẩn quẩn trong chốn bụi hồng này được, dự gì đến các người mà dám đem dây trói buộc ta thế này”, cuối cùng đã bứt dây mà đến chỗ Nhị Khanh. Nếu như ở Mẫu đơn đăng ký, Cù Hựu để cho nhân vật

Kiều sinh vì say rượu mà quên mất lời dặn của pháp sư, vô thức rẽ vào chỗ Lệ Khanh, bị nàng kết tội, rồi “lập tức nàng nắm lấy tay Kiều sinh cùng đến trước quan tài. Quan tài tự mở nắp, cô gái kéo chàng cùng vào, nắp liền đậy ngay lại. Thế là Kiều sinh chết trong quan tài” [1, tr.96], thì Nguyễn Dữ lại sắp đặt khác: Trình Trung Ngộ nằm ôm quan tài của Nhị Khanh mà chết. Sự khác biệt này, như Golưgina đã chỉ ra, thể hiện lập trường khác nhau của hai nhà văn: “Cù Hựu tăng nỗi kinh khiếp một cách có ý thức” khi nhân vật nam bị yêu nữ kéo xuống chết cùng, còn “Nguyễn Dữ lại lên án thói dâm đãng” bởi Trung Ngộ đã chết khi ân ái [30, tr.23]. Không chỉ vậy, sau khi chết, hồn ma của Trung Ngộ, Nhị Khanh còn gây hại cho mọi người, càng về sau càng tác yêu tác quái mạnh hơn. Việc đạo nhân xuất hiện, dùng bùa phép triệu thần linh tới áp giải hai người thực chất là kết cục tất yếu dành cho “những tên dâm quỷ, càn rỡ đã lâu”. Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, nhân vật nam cũng được khắc hoạ là người chủ động trong mối quan hệ với yêu tinh. Mặc dù ban đầu, viên quan họ Hồng vì thương xót hồn cảnh của cơ gái mà cho đi nhờ thuyền, thuê người vớt hài cốt “cha mẹ cơ gái” ở dưới sơng lên, nhưng sau đó, chính chàng đã khơng giữ mình mà hành động thiếu nghiêm túc: “có lúc chàng lấy lời thử đùa cợt nàng để dò xem ý tứ thế nào”. Xét thấy, lời trần tình của Hồng trước Diêm vương về việc mình bị mơi son má phấn làm cho say mê, lại thêm “nỗi buồn lẻ bạn” khi “tịch mịch nửa chăn” nên mới kết duyên cùng u qi có phần khơng thoả đáng. Vậy nên Nguyễn

Dữ, qua lời Diêm vương, đã phê phán nhân vật này: “Đến như gã Hồng/ Cũng là đáng trách/ Chí thiếu bền cứng/ Không biết bắt chước Nhan Thúc Tử từ chối cô ả láng giềng/ Lại đi nối bước Vũ Thừa Tự mê mải con yêu hoa nguyệt”. Tội lỗi của Hồng cịn được khẳng định hai lần nữa, vẫn qua lời Diêm vương: “Nhà ngươi theo đòi nho học, đọc sách thánh hiền, trải xem những sự tích xưa nay, há khơng biết lời răn dạy sắc đẹp, cớ sao lại đi vào con đường ấy!” và “Bỏ nết cương cường, theo đường tà dục, giảm thọ một kỷ”. Có thể thấy, ở Chuyện cây gạo và Chuyện yêu quái

ở Xương Giang, bằng cả hình tượng nghệ thuật lẫn phát ngơn trong văn bản, Nguyễn

Dữ đã thể hiện một quan niệm không hề hiếm gặp trong sử sách cũng như văn chương nhà nho nói chung: sắc đẹp hại người, nên bậc quân tử phải biết cảnh giác trước nữ sắc, và suy rộng hơn nữa, phải khống chế được thân xác bản năng của mình, khơng để cho dục vọng nổi lên, làm ảnh hưởng đến cơng lao tu trì. Những lời bình dưới hai tác phẩm này đã một lần nữa nhấn mạnh điều đó. Theo người bình, “cái giống ma quỷ, tuy từ xưa không phải cái nạn đáng lo cho người thiên hạ, nhưng kẻ thất phu đa dục thì thường khi mắc phải”, nghĩa là ma quỷ không gây hại cho tất cả mọi người, mà chỉ “bắt” những kẻ lòng nhiều dục vọng như Trình Trung Ngộ mà thơi. Dục vọng chính là nguyên cớ khiến họ sa vào cạm bẫy của yêu quái, khiến mình trở nên thân tàn ma dại, chứ không ai đẩy họ đến kết cục bi thương đó cả. Song “Trung Ngộ là một gã lái bn khơng có trí thức, khơng đủ trách vậy”, lời bình này một mặt cho thấy thái độ coi thường thương nhân của nhà nho, mặt khác gián tiếp khẳng định người có học nên tránh con đường mà chỉ những kẻ thiếu hiểu biết mới phạm phải. Ở Chuyện yêu quái ở Xương Giang, người bình luận trực tiếp nêu lên bài học đạo đức cho độc giả: “xem thấy yêu nữ mê người, sẽ biết răn sợ trước sắc đẹp”. Chính văn và lời bình thống nhất với nhau, khiến cho nội dung khuyến giới càng được nhấn mạnh.

Nếu như ở Chuyện cây gạo, Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Nguyễn Dữ đưa ra hai tấm gương xấu để cảnh báo người quân tử về mối nguy hại của việc khơng giữ mình, thì trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, qua việc thuật lại hành động

dũng cảm của một kẻ sĩ chân chính, tác giả đã khẳng định rằng trong mọi hoàn cảnh, người quân tử cần giữ được sự ngay thẳng, niềm tin vào lẽ phải và không để bất cứ thế lực nào lay chuyển điều đó. Phẩm chất chính trực của Ngơ Tử Văn được Nguyễn Dữ nêu từ đầu truyện: “Chàng vốn khẳng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì khơng thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là một người cương phương”, và dần dần được làm rõ hơn qua diễn biến của câu chuyện. Hành động đốt đền của chàng không phải là sự coi thường quỷ thần, mà xuất phát từ lòng phẫn nộ của một người chính trực trước những thế lực phi nghĩa. Khi mọi người lo sợ rằng chàng sẽ vì thế mà gặp hoạ, chàng vẫn “vung tay khơng cần gì cả”. Lúc hồn ma Bách hộ họ Thơi tới đe doạ, chàng “vẫn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Ngay cả khi bị giải xuống âm phủ, chính Diêm vương cũng bị Thơi Bách hộ lừa gạt mà trừng phạt chàng, Tử Văn vẫn cứng cỏi đối đáp, vạch trần tội ác của viên tướng bại trận, không chỉ minh oan cho mình mà cịn giúp vị thổ thần bị Thôi Bách hộ chiếm chỗ bấy lâu được quay về đền. Sự dũng cảm của chàng đã được khen thưởng xứng đáng: “Vương nghĩ Tử Văn có cơng trừ hại, truyền cho vị thần kia từ nay phần xôi lợn của dân cúng tế, nên chia cho Tử Văn một nửa”, và sau khi mất, chàng trở thành Phán sự đền Tản Viên, uy danh hiển hách, lưu tiếng thơm cho con cháu. Hình tượng Ngơ Tử Văn là đại diện cho phẩm chất ngay thẳng, “uy vũ bất năng khuất” của kẻ sĩ. Người viết lời bình đã đánh giá rất cao phẩm chất này của chàng: “Ngơ Tử Văn là một anh chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống cãi yêu quỷ, làm một việc hơn cả thần và người. Nhân thế nức tiếng mà được giữ chức vị ở Minh tào, thật là xứng đáng”, đồng thời trực tiếp phát biểu bài học đạo đức mà Nguyễn Dữ đã thể hiện ở phần truyện qua hình tượng Ngơ Soạn: kể cả khi “cứng q thì gãy”, kẻ sĩ vẫn khơng nên kiêng sợ sự cứng cỏi, đừng lo rằng bị gãy mà đổi cứng thành mềm. Dù gãy hay không là việc của trời, khơng do mình định đoạt, nhưng cả chính văn và lời bình đều khẳng định sự chính trực phải là một phẩm chất bất di bất dịch trong mọi hồn cảnh của kẻ sĩ.

Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ cịn yêu cầu người quân tử phải thận trọng trong các mối quan hệ với mọi người. Trước hết là quan hệ vợ chồng. Hai người phụ nữ trong

Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu và Chuyện người con gái Nam Xương đều hội

tụ trong mình những phẩm chất tốt đẹp theo quan điểm truyền thống – công, dung, ngôn, hạnh – nhưng đều bị chồng họ gián tiếp đẩy đến cái chết: Nhị Khanh vì Trọng Quỳ thua bạc mà thành món hàng gán nợ, phải quyên sinh để bảo toàn danh tiết; Vũ Thị Thiết bởi Trương sinh cả ghen mà đành nhảy xuống sơng để chứng minh mình trong sạch. Xót thương cho số phận của họ, một mặt, Nguyễn Dữ đã để họ được hưởng sự đền bù: Nhị Khanh trở thành người trông giữ giấy tờ ở đền Đức Bà, còn Vũ nương được Linh Phi cứu mạng, sống dưới Thuỷ cung; mặt khác, trừng phạt hai người chồng tệ bạc của họ: Trọng Quỳ trở nên nghèo túng, phải chạy ăn từng bữa, Trương sinh một mình ni con, khơng thốt khỏi sự dằn vặt vì đã hiểu lầm vợ. Xu hướng ngợi ca, xót thương và lên án ở chính văn tiếp tục được thể hiện ở những dịng bình luận bên dưới. Người bình Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu khẳng định việc Nhị Khanh làm trái sự sắp đặt của chồng, không theo người thắng bạc Đỗ Tam là hoàn tồn đúng, khơng hề vi phạm u cầu “xuất giá tịng phu”, vì “đời xưa bảo theo là theo chính nghĩa chứ khơng theo tà dục”, cái chết của nàng hợp với nghĩa, nên mới được ân thưởng sau khi chết. Đồng thời, người bình cũng nghiêm khắc phê phán Trọng Quỳ: “Có người vợ như thế mà để cho phải hàm oan một cách ai ốn, Trọng Quỳ đúng là tuồng chó lợn”. Người chồng cả ghen của Vũ nương không bị lên án gay gắt như thế, nhưng trong lời bàn vẫn mang ý chê trách: “Nếu không được trời xét tâm thành, nước khơng làm hại, thì xương hoa vóc ngọc đã chơn vào họng cá dưới lòng sơng, cịn đâu lại được thơng tin tức để nết trinh thuần được nhất nhất bộc bạch ra hết. Làm người đàn ông, tưởng đừng nên để cho giai nhân oan uổng thế này”. Lời chê trách trên cũng hàm chứa yêu cầu của người viết lời bình về trách nhiệm của chồng đối với vợ: cần phải sáng suốt để phân biệt đúng sai, vì “những việc từa tựa như nhau, thật là khó tỏ mà dễ hoặc”. Cịn trong Chuyện người nghĩa phụ Khối Châu, người

khiến cho khơng thẹn với vợ con, ấy là khơng thẹn với trời đất”. Có thể thấy, ở hai lời bình, người viết đã thể hiện rõ quan điểm của mình về tư cách của bậc quân tử trong vai trò người chồng trong gia đình: trước phải tu thân để làm gương cho mọi người, sau phải tỉnh táo, sáng suốt để trì gia, tránh những bi kịch đau lòng như hai câu chuyện trên.

Ngoài quan hệ vợ chồng, Truyền kỳ mạn lục cịn đề cập đến tình cảm thầy trị và quan hệ bè bạn. Phạm Tử Hư được lên chơi Thiên tào, trở thành trạng nguyên, ấy là bởi chàng đã thờ thầy hết lòng. Ý đồ khuyên bảo kẻ sĩ cần biết ơn người đã dạy dỗ mình của Nguyễn Dữ đã được trình bày rõ ràng trong lời bình cuối truyện Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào: “Nay như câu chuyện Tử Hư, có thể để truyền cho

những người ăn ở trung hậu với thầy, lại có thể làm răn cho những người ăn ở bạc bẽo với thầy”. Tương tự như thế, người viết lời bình cho Chuyện tướng Dạ Xoa đã hết lời ca ngợi sự tận tâm vì bạn của Văn Dĩ Thành, đồng thời lên tiếng cảnh tỉnh “những kẻ kết bạn ở chung quanh mâm rượu, gan dạ đảo điên, hễ lâm đến sự lợi hại thì lờ đi như khơng biết nhau” bằng một câu hỏi tu từ: “nghe chuyện này há chẳng chạnh lịng hổ thẹn”. Cả chính văn và lời bình của tác phẩm đều đề cao tình bạn chân chính “sống chết khơng đổi thay, hoạn nạn cùng giúp đỡ”. Đó cũng là yêu cầu của nhà nho về đức tín trong quan hệ bạn bè.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)