Bức thư này được chép trong Lại cổ đường xích độc tân sao do Chu Lượng Công đời Thanh biên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 41 - 44)

sách của thầy lại là những điều tai mắt ngày nay được nghe, được thấy. Đường đời nguy hiểm, trộm cướp đầy đường, ma ác quỷ thiêng không phải là hư ảo. Mày râu chững chạc, thê thiếp yêu chiều, nữ biến thành nam, không phải là lạ! Truyện Ca kĩ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận cơng thì phấn hồng tơi tả, bụi vàng vùi thân, đọc truyện khiến người ta thương xót, thở than cho người bạc mệnh. Truyện Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu thì nêu gương

tiết nghĩa, bảo vệ cương thường, có thể trở thành lời dạy luân lý hàng ngày, đâu chỉ là thêm thắt câu chuyện cho vui miệng người đời!” [9, tr.22]. Người đề tựa cho Thánh

Tơng di thảo cịn lấy chính những chuyện kỳ lạ trong sử sách để phản biện lại quan điểm truyền thống: “Khổng tử khơng bao giờ nói những chuyện qi dị, thần kỳ vì những chuyện ấy mắt không trông thấy, mọi người sinh ra ngờ vực. Nhưng thử nghĩ xem: trong bốn bể, biết bao núi thẳm, đầm to, thì những chuyện quái dị, thần kỳ kể sao hết được? Kìa như những truyện Bá Hữu nước Trịnh, khi chết hóa thành quỷ dữ, Hồn cơng nước Tề trông thấy yêu quái trong núi, ông bạc đầu ăn thịt con trai con gái, không phải là truyện lạ hay sao? Lại như hải khách với chim âu, Đinh Lệnh Uy cưỡi hạc, gió của Liệt tử, bè của Trương Khiên, không phải là truyện dị thường hay sao? Nào nuốt trứng chim huyền điểu rồi sinh ra ông tổ nhà Thương, nào ướm chân vào vết chân lớn rồi sinh ra ông tổ nhà Chu, nào nằm mộng thấy đi lại với thần nhân rồi sinh ra ông tổ nhà Hán, những truyện ấy không phải là thần kỳ hay sao?” [5 II, tr.505]. Những việc làm trên, theo chúng tôi, một mặt cho thấy thái độ coi thường truyền kỳ nói riêng và truyện kỳ ảo nói chung của Nho gia có sức chi phối khá mạnh mẽ đối với văn nhân, khiến họ bằng những hình thức khác nhau, cố gắng đưa tác phẩm của mình đến gần với thứ văn xuôi chính thống, hợp lễ giáo; mặt khác, lại chứng tỏ người sáng tác thời trung đại, trong khả năng của mình, đã vượt qua những “luật lệ văn học” để viết nên những “kỳ văn”, hấp dẫn người đọc bằng cả “văn tài và tư tưởng” (Lỗ Tấn).

Trong chương 1, chúng tôi đã phác hoạ một cách sơ lược hoạt động phê bình văn học ở Việt Nam thời trung đại và đặc điểm của thể loại tiểu thuyết và thể truyền kỳ trong thời kỳ này. Có thể thấy, quan niệm về mối quan hệ giữa văn và đạo, về tính chừng mực, trung hậu của cảm xúc, ngơn từ, về sự cao quý của văn chương cũng như yêu cầu tránh xa những truyện dân gian “thất đức” lưu hành nơi đầu đường xó chợ, chứa đầy yếu tố kỳ ảo làm mê hoặc lòng người của Nho gia đã tồn tại với tư cách của những luật lệ, thiết chế văn học trong một thời gian dài, chi phối khá sâu sắc tới đường hướng phát triển của văn học nói chung, tiểu thuyết và truyền kỳ nói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến cách thức tiếp nhận tác phẩm văn học của nhà nho thời trung đại. Vốn dĩ là những kẻ ngồi lề, khơng thuộc hệ thống văn học chính thống, tiểu thuyết và truyền kỳ cũng như người viết ra chúng đã chịu khơng ít sự coi thường, bị cấm khắc in, lưu hành cùng những hình phạt khác từ phía chính quyền và dư luận. Tuy nhiên, dường như là vì sức hấp dẫn của cái cấm kị, cũng bởi những ưu thế riêng của thể loại mà truyền kỳ và tiểu thuyết vẫn được sáng tác và đón nhận trong một bộ phận nhà nho. Có điều, người viết nên những “ngoại thư” này dù ý thức hay vô thức vẫn cần đến một số thủ pháp để vượt qua sự kiềm tỏa của các thiết chế văn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)