Văn bản tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và vấn đề tác giả của 19 lời bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 72 - 76)

Chương 3: VAI TRÒ CỦA LỜI BÌNH TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

3.1. Văn bản tác phẩm Truyền kỳ mạn lục và vấn đề tác giả của 19 lời bình

Theo thống kê của tác giả Phạm Văn Thắm trong luận án Nghiên cứu văn bản

và đánh giá thể loại truyền kỳ viết bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại, có 21 dị

bản Truyền kỳ mạn lục đang được lưu giữ ở các thư viện trong và ngoài nước như Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Viện nghiên cứu Văn học, Thư viện Quốc gia, Đông Dương văn khố (Nhật Bản), Thư viện Bắc Kinh (Trung Quốc) và Thư viện ở Pháp. Những văn bản này được chia làm hai nhóm: Nhóm văn bản khắc in và nhóm văn bản chép tay, trong đó, căn cứ vào tên gọi, tác giả tiếp tục chia nhóm văn bản khắc in thành “Loại văn bản mang tên Cựu biên” – tức văn bản được ghi

chép và chú thích hồn tồn bằng chữ Hán, và “Loại văn bản mang tên Tân biên” – tức văn bản có phần chính văn bằng chữ Hán, phần phiên dịch ra Việt văn ghi bằng chữ Nơm, chú thích bằng chữ Hán. Về cơ bản, nội dung của các truyện trong 21 bản này đều giống nhau, chỉ khác về hình thức trình bày, nội dung bài tựa và chữ nghĩa được sử dụng (từ đồng nghĩa, chữ thừa, chữ thiếu, chữ nghịch đảo) [100, tr.70-79]. Những lời bình ở cuối các truyện đều được chép ngay sau phần chính văn, khơng ghi rõ là do ai viết. Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của chúng tơi, Thư viện Quốc gia hiện lưu giữ một bản Truyền kỳ mạn lục mang ký hiệu R.1624, không nằm trong 21 dị bản đã được Phạm Văn Thắm thống kê. Đây là sách chép tay, gồm 62 trang, khổ 27x16 cm, trang đầu tiên ghi tựa đề là 傳奇傳錄 [Truyền kỳ truyện lục], bên dưới ghi 阮璵

hiệu chính], khơng ghi tên người chép sách lẫn niên đại văn bản. Sách khơng có mục lục, và chỉ gồm sáu truyện chứ không phải 20 truyện. Tên của một số truyện cũng khơng hồn toàn trùng khớp với tựa đề thường thấy ở những bản Truyền kỳ mạn lục còn lại: 1 - 胡使君梦項王話 [Hồ sứ quân mộng Hạng vương thoại – tức Hạng vương

từ ký], 2 - 快州義婦傳 [Khoái Châu nghĩa phụ truyện], 3 - 木棉樹妖傳 [Mộc miên

thụ yêu truyện – tức Mộc miên thụ truyện], 4 - 茶童誕降錄 [Trà đồng đản giáng lục – tức Trà đồng giáng đản lục], 5 - 西垣奇遇記 [Tây viên kỳ ngộ ký], 6 - 龍庭對訟錄

[Long đình đối tụng lục]. Cuối mỗi truyện này cũng có lời bình mở đầu bằng hai chữ

嗚呼 [Ơ hơ] như ở các bản Truyền kỳ mạn lục khác, song ghi rằng đó là do 阮公評

[Nguyễn cơng bình]. Tuy nhiên, vì bản Truyền kỳ truyện lục này được định danh là do Nguyễn Dữ sáng tác, Bạch Vân Am Nguyễn Bỉnh Khiêm hiệu chính, nên khơng rõ người họ Nguyễn – tác giả của phần lời bình là Nguyễn Dữ hay Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng theo cách gọi tên ở trang đầu tiên: “Nguyễn Dữ công” và “Bạch Vân am Nguyễn cơng” thì có thể “Nguyễn cơng” ở phần lời bình là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài ra, cuối một số truyện cịn có một lời bình nữa do một người họ Đỗ, tên hiệu là Hiệp Trai 洽齋và Đào Viên chủ nhân 陶圜主人 viết. Người họ Đỗ này phải là hậu bối của người viết lời bình đầu tiên, bởi trước phần bình luận của người đó có ghi dịng chữ “奉僭評” [Phụng tiếm bình – Kính cẩn lạm bàn rằng], và sau phần bình luận lại ghi rằng “後學杜洽齋拜” [Hậu học Đỗ Hiệp Trai bái – Kẻ hậu học là Đỗ Hiệp Trai lạy], hay “後學陶圜主人拜” [Hậu học Đào Viên chủ nhân bái], hoặc “後

學陶圜杜洽齋拜” [Hậu học Đào Viên Đỗ Hiệp Trai bái]. Tra danh mục tên tự, hiệu

của các tác giả thời trung đại do nhà nghiên cứu Trịnh Khắc Mạnh thống kê trong cuốn Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, chúng tôi không thấy tác giả

nào họ Đỗ, có tên hiệu là Hiệp Trai hay Đào Viên chủ nhân cả. Bởi vậy, không thể căn cứ vào năm sinh, năm mất của nhân vật này để phỏng đốn về người viết lời bình đầu tiên.

Tìm hiểu cụ thể văn bản này, chúng tơi nhận thấy những chú thích ở bản R.1624 khá giống với các chú thích trong bản in năm 1763 và năm 1774 thời Lê Cảnh Hưng, nhất là chú thích trong truyện Long đình đối tụng lục. Chú giải cho câu nói của viên quan họ Trịnh về việc Thiện Văn có cuộc ăn yến ở Long cung, cả ba bản đều dẫn gần như toàn bộ truyện Thuỷ cung khánh hội lục Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, nhưng đều chỉ ra rằng đó là truyện Quảng Lợi hải thần truyện trong sách Thiên hạ dị

kỷ. Theo Nguyễn Nam, Thiên hạ dị kỷ là một bộ sách “thu thập thần thoại, truyền thuyết và truyện truyền kỳ Trung Hoa, xếp đặt theo môn loại, được dùng như một loại sách giải điển, lưu hành khá rộng rãi ở nước ta khoảng thế kỷ XVIII (hoặc sớm hơn đôi chút)” [63, tr.68]. Căn cứ vào đó, có thể tạm khẳng định rằng bản R.1624 được chép vào khoảng thế kỷ XVIII, cùng hoặc sau các bản in dưới triều vua Lê Cảnh Hưng và rất có thể là sao lại từ một bản khắc in nào đó ở giai đoạn này. Ngồi ra, văn bản lại kiêng h chữ Thì 時 và chữ Tơng 宗. Cụ thể, chữ Thì được viết đảo bộ thành

… và sử dụng chữ….. để thay thế, cịn chữ Tơng được viết bớt nét thành và thay

bằng chữ Tơn 尊. Như vậy, mốc hình thành văn bản này tiếp tục được đẩy lùi tới thời Nguyễn, và sớm nhất là dưới thời Tự Đức (trị vì từ năm 1847 đến năm 1883). Niên đại của bản chép tay này cách khá xa thời gian sinh sống của Nguyễn Dữ và Nguyễn Bỉnh Khiêm, nên cũng không cho biết thêm cứ liệu nào để xác định đâu mới là tác giả đích thực của những lời bình trong Truyền kỳ mạn lục. Tuy nhiên, việc văn bản ghi rõ ràng rằng tác phẩm của Nguyễn Dữ được Nguyễn Bỉnh Khiêm hiệu chính lại khá thống nhất với những gì Vũ Khâm Lân chép trong Bạch Vân am Nguyễn công Văn Đạt phả ký: “Trong thời gian nhàn rỗi ấy, Nguyễn Dữ có soạn ra bộ Truyền kỳ mạn lục, được ông phủ chính rất nhiều, cho nên mới thành ra một cuốn Thiên cổ kỳ bút”.

Phủ chính, hay hiệu chính, theo quan điểm của người xưa, có thể là sửa chữa câu chữ, sắp đặt lại bố cục, thêm bớt một số tình tiết… Phải chăng sự phủ chính của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với tác phẩm của Nguyễn Dữ khơng chỉ ở phần chính văn, mà cịn tham gia vào cả những lời bình ở cuối truyện, và khơng loại trừ trường hợp 19 lời bình đó đều là do người phủ chính chấp bút? Bài phả ký về hành trạng của Nguyễn

Bỉnh Khiêm trên đây được viết vào mùa đơng năm Q Hợi (1743). Rất có thể người chép sách thời Nguyễn đã dựa theo Vũ Khâm Lân mà cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người phủ chính cho Truyền kỳ mạn lục. Nhưng, như chính Vũ Khâm Lân đã nói

trong bài phả ký, những gì ơng biết về Bạch Vân am cư sĩ đều là theo lời truyền của dân gian, nên theo chúng tôi, thơng tin trong đó khơng hẳn đã đúng hồn tồn. Bản R.1624 lại ra đời sau bài phả ký, do đó, việc Nguyễn Bỉnh Khiêm có phủ chính

Truyền kỳ mạn lục hay khơng càng cần phải xem xét thêm.

Tuy không đưa ra câu trả lời xác thực cho câu hỏi “ai là tác giả của các lời bình?” nhưng văn bản này càng củng cố thêm mối nghi ngờ về việc có một người nào đó, khơng phải Nguyễn Dữ, đã viết nên những lời bình ấy. Bởi dựa vào bài tựa in ở đầu bản năm 1712, có thể biết rằng Truyền kỳ mạn lục đã được khắc in từ thời Mạc, vào năm 1547, và đây hiện được coi là bản in Truyền kỳ mạn lục sớm nhất, nhưng

“bản lai diện mục” của nó như thế nào, khơng ai nắm rõ. Từ bản in năm 1547 thời Mạc đến các bản in thời Lê, việc văn bản có cịn đúng như sáng tác ban đầu của Nguyễn Dữ hay khơng rất khó xác định. Biết đâu cũng giống như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích qi, Thánh Tơng di thảo và rất nhiều tác phẩm khác, tập truyền kỳ

của Nguyễn Dữ đã được “tân đính”, “nhuận sắc”, “phủ chính”, “tăng bổ” bởi những người về sau, trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm? Ngay cả khi Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là thày dạy của Nguyễn Dữ như Vũ Khâm Lân đã viết trong bài phả ký, ơng vẫn có thể nhuận chính lại tác phẩm của tiền bối mà không cần bận tâm tới vấn đề tác quyền như thời hiện đại. Trên thực tế, tất cả mọi người đều có khả năng làm việc đó với bất cứ tác phẩm nào, miễn sao “làm trọn vẹn cái tốt đẹp của người khác”, giống như mục đích của Nguyễn Thiện và Vũ Đãi Vấn khi nhuận sắc Hoa tiên ký.

Vậy nên, việc có bàn tay người khác can thiệp vào văn bản tác phẩm Truyền kỳ mạn

lục và viết nên những dịng bình luận ít nhiều mâu thuẫn với phần chính văn đó chưa

hẳn là không thể xảy ra.

Mặc dù vậy, trong bản giải âm Truyền kỳ mạn lục, người dịch đã ba lần dịch

âm tác phẩm này đích thực là Nguyễn Thế Nghi như ghi chép của Trần Trợ trong

Cơng dư tiệp ký tục biên thì khẳng định của Nguyễn Thế Nghi về việc Nguyễn Dữ là

tác giả của hệ thống lời bình có vẻ xác tín, bởi hai người sống khá gần nhau: Nguyễn Dữ làm quan dưới triều Lê, sau vì nhà Mạc cướp ngơi mà về ở ẩn, còn Nguyễn Thế Nghi là bạn của Mạc Đăng Dung. Nhưng trên thực tế, các bản Tân biên Truyền kỳ mạn lục hiện cịn khơng có một dịng nào ghi nhận Nguyễn Thế Nghi là người đã diễn Nôm Truyền kỳ mạn lục. Bản thân Trần Trợ lại sống sau Vũ Phương Đề - tác giả của Công dư tiệp ký, trong khi Vũ Phương Đề chỉ ghi nhận rằng Nguyễn Thế Nghi có sở trường về văn quốc âm, đã sáng tác truyện Lạc Xương phân kính và bài phú Huyền

Quang tống cung nữ bằng chữ Nơm, thì Trần Trợ lại bổ sung thêm thơng tin: “đời truyền rằng ơng diễn nghĩa truyện Truyền kỳ”, nhưng đó chỉ là truyền ngơn, hơn nữa, Trần Trợ cũng “khơng có uy thế gì hơn Vũ Phương Đề để có thể bổ sung ‘thiếu sót’ của họ Vũ về chi tiết nói trên đối với Nguyễn Thế Nghi” [2, tr.12]. Như vậy, vẫn không thể dựa vào bản giải âm để khẳng định chắc chắn rằng Nguyễn Dữ đã sáng tác cả phần chính văn và lời bình của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.

Có thể thấy, tình hình văn bản Truyền kỳ mạn lục cực kỳ phức tạp, hiện tại chưa thể căn cứ vào đó để đưa ra bất cứ một nhận định rõ ràng nào về việc 19 lời bình kia là do Nguyễn Dữ hay một người nào đó viết nên. Ơng cũng khơng để lại một tác phẩm nào khác để người nghiên cứu có thể thơng qua đó mà xác định khuynh hướng tư tưởng của nhà văn. Trong khả năng của mình, chúng tơi sẽ đưa ra một số giả thuyết, ngõ hầu có thể làm rõ hơn nguyên nhân của sự mâu thuẫn giữa hai bộ phận chính văn và lời bình ở một số truyện trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, và xác định được ý nghĩa của sự tồn tại những lời bình đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hệ thống lời bình ở Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ trong mối quan hệ với phần chính văn (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)