Tình hình cạnh tranh của các ngânhàng bán lẻ tại thị trường Ninh Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh ninh bình,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 69)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂNHÀNG

2.2.1. Tình hình cạnh tranh của các ngânhàng bán lẻ tại thị trường Ninh Bình

Năm 2011, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chỉ có 4 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 4 chi nhánh ngân hàng cổ phần cùng 14 quỹ tín dụng nhân dân, thì đến nay, đã có 6 chi nhánh NHTM nhà nước, 7 ngân hàng cổ phần và 20 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Số lượng các ngân hàng trên địa bàn có sự tăng trưởng nhanh chóng về cả số lượng và quy mô. Song song với sự tăng trưởng đó cũng là sự gia tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trong địa bàn, số lượng ngân hàng càng tăng lên thì mức độ cạnh tranh càng cao.

Áp lực cạnh tranh giữa các khối Ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và khối Ngân hàng thương mại Cổ phần ngày càng mạnh mẽ đặc biệt trong thời gian gần

đây có sự chuyển dịch mạnh mẽ về thị phần từ khối ngân hàng thương mại có vốn Nhà

nước sang khối ngân hàng thương mại cổ phần, chủ yếu là thị phần khách hàng cá nhân

và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó trong những năm qua đã xuất hiện rất nhiều các cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính cung cấp các dịch vụ tài

chính cho các khách hàng cá nhân đã tạo ra một áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ.

Môi trường hoạt động trên địa bàn ngày càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi hầu hết các ngân hàng trên địa bàn đều tập trung tăng trưởng sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Vì vậy, các ngân hàng đều phải tận dụng và nắm bắt cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ bán lẻ tối ưu cho khách hàng.

2.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Ninh Bình

Hoạt động ngân hàng bán lẻ của Vietinbank Ninh Bình đã được cung cấp tới các khách hàng cá nhân ngay từ năm 1995 khi Vietinbank bắt đầu chuyển hướng hoạt động để trở thành một ngân hàng thương mại đầy đủ, tuy nhiên mức độ quan tâm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của Vietinbank Ninh Bình cịn rất hạn chế. Trong giai đoạn 1995-2005, hoạt động ngân hàng bán lẻ của Vietinbank chủ yếu tập trung vào việc phát triển sản phẩm huy động vốn và hoạt động huy động vốn dân cư. Chỉ đến những năm gần đây, Vietinbank mới bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, mơ hình tổ chức của Vietinbank đã tách bạch rõ khối bán buôn và khối ngân hàng bán lẻ với cơ cấu tổ chức theo thông lệ và mục tiêu hoạt động cũng rõ ràng hơn. Cán bộ phòng Quan hệ khách hàng cá nhân phục vụ khách hàng bán lẻ (cá nhân, hộ gia đình) hoạt động độc lập với phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp phục vụ khách hàng doanh nghiệp nhưng có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau nhằm phối hợp, cung cấp một cách đầy đủ nhất nhu cầu cho các đối tượng khách hàng đồng thời có một lãnh đạo tại chi nhánh phụ trách hoạt động NHBL.

Bảng 2.4: Kết quả dịch vụ NHBL Vietinbank Ninh Bình

trưởn g trưởng trưởng 1 Huy động vốn cuối kỳ 2.542 2.601 2,3 % 2.815 8,2 % 3.719 32,1 % 2 Tín dụng bán lẻ 19 6^^ 20 4^ 4,1 % 298 46,1 % 3δ8 30,2 % 3 Lợi nhuận từ DVBL 13, 9 18,8 17,5 % 20,6 9,6 % 26 26,2 %

2.2.2.1. Huy động vốn • Xét về số lượng:

Nhận thức được tầm quan trọng và đặc tính ổn định, lâu dài của nguồn vốn dân cư, hoạt động huy động vốn cá nhân luôn được Vietinbank chú trọng với việc cho ra đời hàng loạt sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Các sản phẩm huy động vốn của Vietinbank gồm:

Các dịch vụ phát hành thường xun - Tiền gửi thanh tốn

- Tiết kiệm khơng kỳ hạn thông thường

- Tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi - Tiền kiệm có kỳ hạn thơng thường

- Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số tiền gửi - Tiết kiệm lãi suất linh hoạt

- Tiết kiệm tích lũy thơng thường - Tiết kiệm tích lũy đa năng - Tiết kiệm tích lũy cho con - Tiền gửi ưu đãi tỷ giá - Tiền gửi bảo hiểm tỷ giá - Tài khoản du học Đức - Tiết kiệm phúc lộc

Các dịch vụ phát hành theo đợt - Tiết kiệm dự thưởng

- Trái phiếu (thông thường) - Trái phiếu tăng vốn

- Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, kỳ phiếu - Chứng chỉ tiền gửi dài hạn

Sự đa dạng của các dịch vụ đã đáp ứng các nhu cầu gửi tiền của các đối tượng khác nhau. Khách hàng gửi tiền tại Vietinbank Ninh Bình về lãi suất có thể chưa cạnh tranh bằng một số NHTMCP khác nhưng khách hàng lại tìm thấy ở đây

sự an toàn, thoải mái. Tuy nhiên, từ năm 2012, Ngân hàng nhà nước đã có những biện pháp quản lý trần lãi suất nghiêm khắc hơn, nên thị trường lãi suất cũng ổn định hơn, vì vậy, trên mặt bằng lãi suất khơng có sự chênh lệch nhiều, Vietinbank cũng có nhiều lợi thế hơn ngoài việc cung ứng các dịch vụ chất lượng thì Vietinbank cịn có thêm lợi thế là ngân hàng có truyền thống lâu đời và vẫn là một ngân hàng có vốn đầu tư nhà nước, dễ tạo được niềm tin với khách hàng hơn.

• Xét về quy mơ

Vốn huy động từ dân cư và hộ gia đình đều tăng trưởng qua các năm 2011 đến

2014, và tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng nhanh, từ 2,3% giai đoạn 2011 và 2012 lên đến 8,2% năm 2012 - 2013, và năm 2014 tăng 32,1% so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng dân cư phụ thuộc vào hiệu quả sinh lời của nhiều kênh đầu tư. Trong năm

2011 nguồn vốn dân cư có tăng trưởng chậm so với năm 2010 do sự cạnh tranh khốc liệt và diễn biến phức tạp trên thị trường lãi suất giữa các hệ thống ngân hàng nói chung và giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng. Trong bối cảnh đó, Vietinbank Ninh Bình nghiêm túc tn thủ trần lãi suất của NHNN, tuân thủ theo chủ trương chỉ đạo của Vietinbank Việt Nam, chi nhánh đã chủ động tiên phong hạ lãi suất huy động, vì vậy nhiều thời điểm lãi suất huy động vốn dân cư của Vietinbank Ninh Bình thấp hơn các NHTM khác trên cùng địa bàn, dẫn đến khách hàng rút tiền khỏi Vietinbank Ninh Bình. Tuy nhiên cuối năm 2011 đầu năm 2012, NHNN đã có những động thái nghiêm khắc với việc khơng thực hiện nghiêm túc quy

định về trần lãi suất, ngăn chặn tình trạng có lãi suất huy động ngầm, ổn định thị trường lãi suất. Nên tình hình lãi suất của năm 2012 có sự ổn định hơn năm 2011, trên mặt bằng lãi suất khơng có sự chênh lệch nhiều, Vietinbank cũng có nhiều lợi thế

hơn ngồi việc cung ứng các dịch vụ tiện ích cao, chất lượng phục vụ tốt thì Vietinbank cịn có thêm lợi thế là ngân hàng có truyền thống lâu đời và vẫn là một ngân hàng có vốn đầu tư nhà nước, dễ tạo được niềm tin với khách hàng hơn. Vì vậy,

tình hình huy động vốn của Vietinbank Ninh Bình năm 2013 đã tăng trưởng nhiều hơn so với năm 2012, từ 2,3% lên đến 8,2%. Đến năm 2014, tỷ lệ tăng trưởng của huy động vốn từ dịch vụ bán lẻ tăng nhanh 32,1% so với năm 2013.

Năm Không kỳ hạn trọngTỷ (%) Ngắn hạn Tỷ trọng (%) Trung dài hạn trọngTỷ (%) 2012 51 8 172^ 1.505, 5 5ÕT 981,5 32, 7 2013 ^6 ^ 6^ 15 6 1.482, 43,1 1.421,4 3 41, 2ÕĨ4 42 0" 9J 2.066, 8 47" 1.913,2 5 43,

Năm 2014, ngoài việc ổn định hơn nữa của thị trường lãi suất, Vietinbank cũng phát huy tốt những lợi thế của mình. Ngồi ra, năm 2014, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, người dân nhận được khoản tiền đền bù lớn từ kế hoạch xây dựng các khu công nghiệp, các dự án trọng điểm của tỉnh và nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều bất ổn, nên người dân thường lựa chọn hình thức đầu tư an tồn là gửi tiết kiệm. Do vậy, lượng vốn huy động của ngân hàng cũng tăng cao.

Biểu đồ 2.3: Vốn huy động của Vietinbank Ninh Bình

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Vietinbank Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2014)

Xét về đầu tư phát triển DVBL thì Vietinbank Ninh Bình khơng phải là đơn vị tiên phong với DVBL, về thực hiện chính sách phát triển DVBL thì Vietinbank vẫn là đơn vị cịn non nớt. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trước đây chủ yếu là với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua các năm 2012 đến 2014, tỷ trọng vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng trong tổng huy động vốn, từ 75,3% năm 2012 tăng lên đến 80,9% vào năm 2014. Điều này là do địa bàn tỉnh Ninh Bình là một tỉnh nhỏ có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế xã hội, đang trong q trình đơ thị hóa, nhiều cá nhân, hộ gia đình có nguồn thu lớn từ tiền đền bù, bán đất đai và tình hình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình tại địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, cộng với chính sách phát triển DVBL mạch lạc, rõ ràng và hiệu quả, để tận dụng được những lợi thế của vùng miền và của ngân hàng mình.

• Xét về cơ cấu

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank Ninh Bình

7 2 0 BIDV 1.97 9 2.41 3 2.98 1 Vietinbank 2.60 1 2.81 5 3.71 9 Vietcombank 951 1.35 4 1.956

Nguồn: Báo cáo tông kêt của Vietinbank Ninh Bình giai đoạn 2012-2014

Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này là do biến động lãi suất huy động vốn và do diễn biến nền kinh tế. Năm 2011, 2012 thì lãi suất huy động ngắn hạn ở mức cao hơn hằn so với lãi suất trung và dài hạn, mặt khác diễn biến của nền kinh tế lúc đó là có nhiều biến động nên tâm lý của người dân lựa chọn gửi kỳ hạn ngắn để dễ dàng chuyển sổ, dễ dàng rút ra gửi vào, được quay vòng nhanh, hay tâm lý của những khách hàng có thu nhập trung bình thường gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn, họ không muốn gửi kỳ hạn trên 1 năm vì sợ có những khoản chi tiêu đột xuất trong năm. Năm 2011, 2012, mặt bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn trên thị trường ngân hàng có sự biến động lạ, tăng cao hơn, lo ngại nguy cơ mất cân đối vốn. Tuy nhiên, Vietinbank Ninh Bình vẫn tuân thủ nghiêm quy định về trần lãi suất của ngân hàng nhà nước, lãi suất huy động vốn tiền gửi tuy có tăng theo xu hướng của thị trường nhưng khơng q nhiều, vẫn đảm bảo việc an tồn vốn. Điều này cũng là do tiền gửi không kỳ hạn của dịch vụ NHBL chủ yếu là khoản tiền trong thẻ trả lương cho cán bộ, cơng nhân, và khoản tiền thanh tốn của các hộ kinh doanh hộ gia đình. Khoản trả lương là khoản tiền định kỳ, ít phụ thuộc vào lãi suất. Khoản tiền thanh toán của hộ kinh doanh phụ thuộc vào lãi suất nhưng giai đoạn này là giai đoạn khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên là khoản tiền thanh tốn của họ cũng bị ảnh hưởng, khơng có nguồn vốn dồi dào để lấy lợi nhuận từ lãi suất cao.

43

Lãi suất trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau tiền gửi kỳ hạn ngắn, và tỷ trọng có tăng lên rõ rệt vào năm 2013. Do đến năm 2013 thị truờng lãi suất đã đi vào ổn định hơn, lãi suất kỳ hạn ngắn giảm, lãi suất dài hạn tăng lên, hình thành phù hợp hơn với đuờng cong lãi suất. Hơn nữa, trong giai đoạn này, nguời dân trên địa bàn cũng có một khoản tiền thu lớn từ việc đền bù đất nông nghiệp và khoản tiền này đuợc đánh giá là khoản tiền nhàn rỗi lâu dài trong dân cu, cộng với lãi suất dài hạn không bị thấp hơn nhiều so với lãi suất ngắn hạn. Nên nhiều nguời dân lựa chọn kỳ hạn dài.

Hoạt động huy động vốn của Vietinbank so với một số ngân hàng khác trong khối ngân hàng có cổ phần nhà nuớc: Agribank, Vietcombank, Vietinbank trên cùng địa bàn đuợc thể hiện qua bảng 2.6:

Bảng 2.6: Huy động vốn của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh

là do các đối thủ của Vietinbank Ninh Bình đang vuơn lên rút ngắn dần khoảng cách. Thị phần huy động vốn dân cu của chi nhánh giảm dần do mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay g ắt, nhiều ngân hàng cổ phần hoạt động trong vài năm đã có kinh nghiệm trong thị truờng bán lẻ, có nhiều biện pháp huy động vốn.

TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014

1 Dư nợ (DN) tín dụng bán lẻ (TDBL) 204 298 388 2 Tăng trưởng dư nợ TDBL 4,1% 46,1% 30, 2% 3 Tỷ lệ DN TDBL/tổng DN TD 4,4% 5,7% 7% 4 Tỷ lệ nợ xấu/tổng DN TDBL 2,0% 2,2% 1,6% 5 Tỷ lệ DN có TSĐB/Tổng DN TDBL 97,5% 96,8% 97,6%

Biểu đồ 2.4: Huy động vốn một số ngân hàng

“Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Ninh Bình ”

2.2.2.2. Tín dụng bán lẻ

Xét về số lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ

Vietinbank từ lâu đã có vị thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đầu tư phát triển đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn (bán buôn). Hoạt động cho vay bán lẻ mới bắt đầu được quan tâm từ vài năm gần đây, hoạt động cho vay bán lẻ mới bước đầu được quản lý tách bạch với cơ chế và chính sách riêng, Vietinbank đã ban hành danh mục tín dụng bán lẻ cụ thể là:

- Cho vay nhà ở - Cho vay mua ô tô

- Cho vay chứng minh tài chính - Cho vay du học nước ngồi

- Cho vay người Việt Nam làm việc tại nước ngoài - Cho vay sản xuất kinh doanh thông thường - Cho vay sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ

- Cho vay cá nhân kinh doanh tại chợ - Cho vay cửa hàng cửa hiệu

- Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn

- Cho vay đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá - Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán

Trong những sản phẩm tín dụng Vietinbank Ninh Bình cung cấp ra thị trường, chủ yếu sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác do lãi suất cho vay của Vietinbank Ninh Bình thấp hơn, khách hàng tìm ở đây thấy giá rẻ và an tồn.

về quy mơ tín dụng bán lẻ

Quy mơ tín dụng bán lẻ tại chi nhánh Vietinbank Ninh Bình có tăng trưởng mạnh năm 2013: 46,1%, đến năm 2014 thì tăng trưởng 30,2%. Điều này cũng là do nguyên nhân khách quan: thị trường lãi suất của năm 2011, 2012 ở mức cao, các cá nhân và hộ sản xuất gia đình khó có thể tiếp cận nguồn vốn, dù là hoạt động của các hộ sản xuất gặp khó khăn và đang cần vốn để có thể xoay vịng vốn sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cũng có ngun nhân chủ quan từ phía Ngân hàng. Giai đoạn năm 2011, 2012 ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, tuy là đã có nới lỏng hơn so với giai đoạn 2009-2010, nhưng chính sách cho vay của ngân hàng vẫn còn rất thận trọng. Năm 2013, ngân hàng phần nào đã kiểm sốt được tình hình nợ xấu nên chính sách tín dụng được nới lỏng hơn, nên tín dụng cho vay với đối tượng bán lẻ cũng tăng lên đáng kể (tăng 46,1% so với năm 2013). Năm 2014, tín dụng bán lẻ vẫn tăng trưởng tốt, tăng 30,2% so với năm 2013.

Bảng 2.7: Ket quả hoạt động tín dụng bán lẻ Vietinbank Ninh Bình

Agribank 2108 2179 2812

BIDV 20

8 25T 370"

về tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ:

Từ tháng 04/2012 Vietinbank Ninh Bình thành lập phịng QHKH cá nhân, định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ, khách hàng bán lẻ tăng lên nhiều. Việc phát triển DVBL vẫn là hướng đi mới trong chính sách của Vietinbank Ninh. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ tăng dần qua các năm (từ 4,4% lên 7%) trong giai đoạn 2012-2014 cho thấy nỗ lực của Vietinbank Ninh Bình trong việc phát triển khách hàng bán lẻ. Tăng trưởng dư nợ bán lẻ tập trung vào các hộ kinh doanh tại các làng nghề như làng nghề gỗ (Ninh phong, TP Ninh Bình), làng nghề đá (Ninh Vân, Hoa Lư).... Lượng khách hàng bán lẻ tăng lên nhanh, dư nợ bán lẻ có sự tăng trưởng tuy nhiên vẫn ở mức thấp (tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh ninh bình,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w