Những đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 28 - 29)

1.1. Quan niệm về chủ nghĩa khủng bố

1.1.2. Những đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố

Chủ nghĩa khủng bố với những hoạt động rất phong phú và đa dạng về hình thức hành động, vì vậy chúng sẽ có nhiều những đặc điểm, đặc trưng khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh, mục đích cụ thể. Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của CNKB như sau:

Về hành vi: Trên thực tế, hành vi khủng bố rất đa dạng, bao gồm các loại

hành vi như xâm hại tính mạng, thân thể con người, tài sản hay tổng hợp các loại hành vi đó (như vụ khủng bố 11/09/2001 tại Hoa Kỳ). Hiện nay, theo quy định của các Công ước quốc tế về chống khủng bố, hành vi khủng bố bao gồm các hành vi: chống lại an toàn hàng không dân dụng; chống lại an toàn hành trình hàng hải và những công trình cố định trên thềm lục địa; tài trợ khủng bố; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người, tài sản bằng các thiết bị gây nổ; chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế bao gồm viên chức ngoại giao; bắt cóc con tin; xâm phạm an toàn sức khoẻ, tính mạng, tài sản con người bằng thiết bị hạt nhân.

Về mục đích: Hành vi khủng bố tuy xâm phạm tự do, tính mạng, sức

khỏe của con người nhưng đó chưa phải là mục đích chính, điều mà tội phạm khủng bố muốn thông qua những hành vi đó gây hoảng loạn khiếp đảm trong công chúng. Mục đích cuối cùng bọn khủng bố nhắm tới là mục tiêu chính trị. Trong một số Công ước quốc tế về chống khủng bố thì mục đích chính trị cũng đã được nhắc đến, ví dụ Công ước New York 1979 về chống bắt cóc con tin quy định hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh công ước phải là hành vi bắt giữ, giam giữ, đe doạ sẽ giết chết, sẽ làm bị thương nhằm cưỡng ép bên thứ ba, cụ thể là quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, pháp nhân hoặc thể

nhân, nhóm người nào đó phải thực hiện hay không được thực hiện bất kì hành vi nào như một điều kiện rõ ràng hoặc điều kiện ngầm cho việc phóng thích con tin. Hay Công ước New York năm 1999 về trừng trị hành vi tài trợ cho khủng bố tại điểm b khoản 1 Điều 2 quy định tính mục đích của các hành vi khác được coi là khủng bố (ngoài các hành vi được đề cập trong công ước về chống khủng bố liệt kê tại phụ lục) là: nhằm hăm doạ dân chúng hay ép buộc một chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế phải thực hiện hoặc không thực hiện bất kì hành vi nào…

Về chủ thể: Khủng bố là một loại tội phạm có tính chất quốc tế, là tội phạm hình sự do các cá nhân thực hiện xâm phạm tới trật tự pháp lý quốc tế hoặc quốc gia và có tính nguy hiểm trên phạm vi quốc tế nó hoàn toàn khác với hành vi xâm phạm luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế. Bởi vậy, chủ thể của tội phạm khủng bố chỉ có thể là cá nhân và các tổ chức tội phạm (các băng, nhóm phạm tội).

Về khách thể: Khách thể của tội khủng bố là các quan hệ xã hội bị tội phạm này xâm hại. Tội khủng bố xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội do vậy khách thể của tội phạm này rất đa dạng bao gồm: quyền tự do cơ bản của con người, trật tự an toàn công cộng, hoà bình và an ninh quốc tế, mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia vv... Tuy xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội nhưng khách thể trực tiếp, thể hiện đầy đủ nhất tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khủng bố quốc tế chính là hoà bình và an ninh quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)