3.2. Tác động cuộc đấu tranh chống Al-Qaeda của Mỹ đối với quan hệ
3.2.4. Quan điểm của Việt Nam trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ
Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Sự kiện ngày 11/9 để lại hậu quả to lớn đối với nhân dân Mỹ và cộng đồng quốc tế. Các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được sự nguy hiểm đối với an ninh do chủ nghĩa khủng bố tạo ra, chống CNKB trở thành một vấn đề an ninh quốc tế mà cộng đồng quốc tế phải giải quyết. Cuộc đấu tranh chống CNKB đòi hỏi sự chung tay hợp tác của các quốc gia trên thế giới, nỗ lực của một số quốc gia không thể giải quyết được. Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, sau sự kiện 11/9 Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hành động khủng bố đẫm máu ở Mỹ, đồng thời Việt Nam cũng tích cực ủng hộ cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố. Việt Nam từng là nạn nhân của các hành động khủng bố như vụ bắt cóc máy bay năm 1978, vụ các
cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Anh, Pháp, Thái Lan bị tấn công, vụ không tặc Lý Tống xâm phạm bầu trời năm 2000… Vì vậy, Việt Nam nhận thức sâu sắc nguy cơ và thảm họa tiềm tàng của khủng bố quốc tế đối với ổn định và an ninh trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, đối với hòa bình và an ninh thế giới cũng như hậu quả nghiêm trọng của khủng bố đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Do đó, lập trường rõ ràng và dứt khoát của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ và kịch liệt lên án các hành động khủng bố trên thế giới gây chết chóc, đau thương cho người dân vô tội, ủng hộ các nỗ lực nhằm loại trừ khủng bố ra khỏi đời sống của nhân loại và đề cao ý nghĩa của việc hợp tác quốc tế trong vấn đề này, đặc biệt là vai trò của LHQ trong việc phối hợp nỗ lực toàn cầu chống khủng bố quốc tế. Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với chính phủ và nhân dân các nước, bao gồm việc trao đổi thông tin, tin tức tình báo, nghiên cứu và gia nhập các Công ước toàn cầu về chống khủng bố quốc tế, để loại trừ chủ nghĩa khủng bố quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Việt Nam cũng cho rằng, mọi hình thức hợp tác chống và trừng trị các hoạt động khủng bố quốc tế phải được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Trong việc phối hợp với cộng đồng quốc tế
Trong những năm qua Việt Nam đã tích cực hợp tác với các nước ở cấp độ toàn cầu, khu vực và song phương để cùng đối phó với bọn khủng bố.
Việt Nam hiện là thành viên của Interpol và thường xuyên phối hợp với Interpol trong việc ngăn ngừa và trừng trị tội phạm xuyên quốc gia nói chung và khủng bố nói riêng. Trên lĩnh vực trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, bắt giữ tội phạm, Việt Nam đã phối hợp trao đổi với Interpol có hiệu quả, góp phần vào việc kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm có yếu tố nước ngoài.
Là một thành viên của Liên Hợp Quốc, với mong muốn góp phần vào việc ổn định an ninh quốc tế, cùng với bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia, Việt Nam đã tham gia 8 trong 16 điều ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về chống khủng bố. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết Công ước của ASEAN về chống khủng bố, và đang tích cực xem xét việc trở thành thành viên của các điều ước quốc tế về chống khủng bố còn lại. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam, Bộ Công an Việt Nam đã ký nhiều hiệp định, thỏa thuận song phương về hợp tác phòng chống khủng bố, trong đó phải kể đến hơn 10 hiệp định tương trợ tư pháp, dẫn độ…
Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước ở khía cạnh trao đổi thông tin cũng như tổ chức truy nã, bắt giữ tội phạm nước ngoài bỏ trốn sang Việt Nam và tội phạm Việt Nam bỏ trốn sang nước ngoài.
Các hoạt động trong nước
Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục mở rộng và quan hệ đầy đủ, toàn diện hơn với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước lớn, khi đó các hoạt động khủng bố nhằm vào họ có thể sẽ gây ảnh hưởng đến Việt Nam, chẳng hạn như các công dân Việt Nam tại nước sở tại. Ngoài ra, các đối tượng phản động người Việt trong và ngoài nước, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng những vấn đề nhạy cảm, phức tạp của xã hội như tôn giáo, dân tộc, các mâu thuẫn nảy sinh từ mặt trái của quá trình đổi mới, phát triển … để gia tăng hoạt động chống phá, trong đó có thể sẽ sử dụng các hành động khủng bố như một phương thức thực hiện.
Vì thế, các cuộc diễn tập chống khủng bố với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban ngành thường xuyên đươc tổ chức ở các địa phương nhằm tăng cường nhận thức của xã hội về chống khủng bố, kiểm tra cơ chế hoạt động và tăng cường sự phối hợp của các lực lượng chuyên trách về khủng bố.
Thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động phòng, chống khủng bố như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự năm 2009; Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012; và đặc biệt là Luật phòng, chống khủng bố năm 2013 với 8 chương, 51 điều.
Có thể thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật về đấu tranh phòng, chống khủng bố khá toàn diện. Nhận thức đươc tính chất đặc biệt nguy hiểm của tội phạm khủng bố, nên Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có thái độ rất kiên quyết trong phát hiện, ngăn chặn và trừng trị loại tội phạm này. Đây chính là một trong những nguyên nhân giúp cho nước ta được đánh giá là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới và hầu như không có sự xuất hiện của các tổ chức khủng bố quốc tế.
Tiểu kết chƣơng 3
Hơn mười năm trôi qua kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố nói chung và chống nhóm khủng bố Al-Qaeda nói riêng, với những nỗ lực, cố gắng chính phủ Mỹ đã giành được nhiều kết quả to lớn trong cuộc chiến này. Với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, các quốc gia đồng minh, Mỹ đã triển khai nhiều biện pháp về kinh tế, quân sự, tài chính, chia sẻ thông tin....nhiều cơ sở hạ tầng, nơi trú ẩn của AQ ở Afghanistan bị phá hủy; nhiều phần tử khủng bố đã bị bắt hoặc bị tiêu diệt trong chiến dịch quân sự; sự hợp tác về hoạt động tài chính giữa Mỹ và các quốc gia, hoạt động tài chính, ngân hàng được siết chặt nguồn tiền đến với AQ khó khăn hơn; đặc biệt là cái chết của Bin Laden, thủ lĩnh tối cao của AQ, là một thành công to lớn của Mỹ trong cuộc chiến với AQ. Nhưng tổn thất này làm cho AQ bị suy yếu đi nhiều.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, cuộc chiến còn những hạn chế. Cuộc chiến chống AQ đã khiến Mỹ tiêu tốn rất nhiều sức
người và của, cho đến nay AQ vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, vẫn có khả năng tiến hành các vụ tấn công; sự chia rẻ giữa Mỹ và các nước đồng minh trong liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu, sự mất phương hướng trong cuộc chiến với AQ. Đặc biệt là sự xuất hiện những mối lo ngại mới, khi xuất hiện nhóm khủng bố IS, một tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất thế giới. Đây là những khó khăn, thách thức đòi hỏi Mỹ và các quốc gia đồng minh phải vượt qua để giành được chiến thắng trong cuộc chiến này.
Cuộc chiến chống khủng bố và AQ do Mỹ phát động đã tác động làm thay đổi quan hệ quốc tế. Mối quan hệ giữ Mỹ và các cường quốc như Nga, Trung Quốc đã có những thay đổi, các quốc gia đã bỏ qua những bất đồng, mẫu thuẫn trước đây để cùng hợp tác với nhau trong cuộc chiến chống khủng bố nói chung và chống AQ nói riêng. Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh hợp tác ngày càng chặt chẽ, cùng hỗ trợ nhau trong cuộc chiến. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, những tính toán lợi ích riêng của từng quốc gia trong quá trình hợp tác chống khủng bố.
KẾT LUẬN
Sự kiện ngày 11/9/2001 như là một dấu mốc khó quên trong lịch sử hình thành và phát triển của nước Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ đã bị tấn công, một cuộc tấn công khủng bố để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng. Vụ khủng bố cho thấy nước Mỹ đã không còn là quốc gia bất khả xâm phạm và có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, công dân Mỹ, những lợi ích của Mỹ ở trên khắp thế giới đều có thể trở thành mục tiêu tấn công của phần tử khủng bố, đặc biệt là từ nhóm khủng bố AQ do Bin Laden đứng đầu. Vụ khủng bố cũng như một lời tuyên chiến của AQ và CNKB đối với Mỹ và cộng đồng quốc tế. Trong cuộc chiến này ưu thế từ sức mạnh vượt trội về quân sự của Mỹ không còn là yếu tố then chốt để giành thắng lợi, sức mạnh quân sự của Mỹ không thể đảm bảo an ninh cho nước Mỹ và sự an toàn của người dân trước mối đe dọa tấn công khủng bố từ AQ và các phần tử khủng bố quốc tế. Sau vụ khủng bố, giới nghiên cứu để đặt câu hỏi tại sao nước Mỹ phải hứng chịu cuộc khủng bố đấm máu như vậy, đã có nhiều nguyên nhân được đưa ra, từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, nhưng nguyên nhân chính là do chính sách đơn phương, cường quyền và tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ đã đẩy nước Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố.
Uy danh của nước Mỹ đã bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ khủng bố. Chính phủ Mỹ đã phát động cuộc chiến chống khủng bố, nhiều chính sách được ban hành và hành động cụ thể để trả thù và đưa những phần tử khủng bố đã thực hiện vụ tấn công ra công lý. Chiến dịch trả đũa quân sự nhằm tiêu diệt Al-Qaeda và chủ nghĩa khủng bố đã được mở đầu bằng chiến dịch không kích Afghanistan ngày 07/10/2001 với mục tiêu lật đổ chế độ Taliban cũng như tiêu diệt căn cứ của AQ ở quốc gia này, sau đó cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và các nước đồng minh đã lan sang Iraq, Yemen, Pakistan... đến thời điểm năm 2011 Mỹ đã đạt được nhiều mục tiêu then chốt: nhiều thủ lĩnh và
phần tử khủng bố của AQ đã bị tiêu diệt, đặc biệt là chiến dịch tiêu diệt Bin Laden ở Pakistan tháng 5/2011; nhiều cơ sở hạn tằng, trại huyến luyện phần tử khủng bố đã bị phá hủy; hệ thống tài chính được kiểm soát chặt chẽ, nguồn tiên đến với AQ bị hạn chế. Những thành tựu này làm cho AQ suy yếu đi nhiều. Việc tăng cương an ninh trong nước sau vụ khủng bố 11/9/2001 đã ngăn chặn nhiều âm mưu khủng bố vào nước Mỹ góp phần tạo niềm tin của nhân dân trong cuộc chiến chống khủng bố.
Sau khi Mỹ phát động cuộc chiến chống AQ và CNKB trên toàn cầu, Nhà Trắng đã thành công trong việc kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cùng chung tay chống AQ với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, đưa tới hình thành Liên minh quốc tế chống khủng bố. Liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống AQ mà Mỹ phát động trong 10 năm, những thành tựu Mỹ đạt được trong nỗ lực tiêu diệt AQ có sự đóng góp không nhỏ của Liên minh. Tuy nhiên, Liên minh vẫn còn tồn tại những bất đồng và có sự khoảng cách giữa các quốc gia tham gia Liên minh, họ vẫn chưa thật sự hợp tác chặt chẽ với nhau cùng nhìn về một mục đích chung. Đến nay cuộc chiến chống AQ và CNKB chưa đi đến hồi kết và được xác định là cuộc chiến lâu dài, vì vậy những đánh giá về sự hợp tác của liên minh chỉ mang tính chất thời điểm, chưa có những đánh giá toàn diện.
Trong 10 năm quan (2001 - 2011) không thể phủ nhận những kết quả to lớn mà Mỹ đã đạt được trong cuộc chiến với Al-Qaeda, tuy nhiên nhóm khủng bố này vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. AQ đã có những thay đổi về phương thức lãnh đạo, hình thức hoạt động, cơ cấu tổ để thích nghi với cuộc đấu tranh của Mỹ và cộng đồng quốc tế. Điều này sẽ khiến cuộc chiến của Mỹ tiêu diệt hoàn toàn nhóm khủng bố này sẽ còn khó khăn và kéo dài. Bên cạnh đó Mỹ và cộng đồng quốc tế lại phải đối mặt với nguy cơ mới từ tổ chức IS tự
xưng nổi lên tại Iraq và Syria. Có thể khẳng định rằng đến thời điểm này IS và AQ là hai nhóm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới.
Tóm lại, cuộc chiến chống nhóm khủng bố AQ nói riêng do Mỹ phát động hơn một thập kỉ qua vẫn chưa đi đên hồi kết. Để giành được thắng lợi và tiêu diệt hoàn toàn AQ Mỹ và các nước đồng minh phải nỗ lực, hợp tác chặt chẽ và cùng hướng về mục đích chung là tiêu diệt AQ. Chính vì vậy, cho đến thời điểm nà chưa thể đưa ra những kết luận đầy đủ về cuộc chiến chống AQ của Mỹ. Người dân Mỹ và nhân dân thế giới luôn quân tâm, theo dõi diễn biến của cuộc chiến, họ hi vọng rằng cuộc chiến sẽ sớm đi đến hồi kết, đưa những kẻ khủng bố ra trước công lý với những tội ác mà chúng tạo ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Audrey Kurth Cronin (2007), Toàn cầu hóa và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Nxb Học viện Quan hệ quốc tế.
2. Các điều ước đa phương về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu (2002), Nxb Thông Tấn
4. Nguyễn Văn Dân (2003), Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Đoàn Tử Diễn (2001), Cuộc chiến không cân sức, Nxb Thông tấn, Hà Nội
6. Dự báo thế kỷ XXI (1998), Nxb Thống kê Hà Nội
7. Vũ Ngọc Dương (2009) Pháp luật quốc tế về chống khủng bố và việc hoàn thiện bộ luật hình sự ở Việt Nam, Hà Nội .
8. Đặng Hoàng Hà (2007) Ths Cuộc đấu tranh chống khủng bố ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh, Hà Nội.
9. Vũ Hải, Hoàng Hưng, Hoàng Vũ (2001) Cuộc đời trùm khủng bố Osama Bin Laden – những điều bí ẩn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn Sửu (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao Động, Hà Nội.
11. Vũ Đăng Hinh (2004), Nước Mỹ vấn đề, sự kiện và tác động, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Vương Đức Hoa (2002), Bàn về khái niệm đặc trưng, nguyên nhân của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Thông tin những vấn đề lý luận.
12. Hồ sơ mật về Osama Bin Laden và mạng lưới khủng bố quốc tế (2003), Nxb, Thông Tấn.
13. Hòa giải: Hồi giáo, dân chủ và phương Tây, Nxb Văn hóa – Thông tin.
14. Hồ Liên Hợp (2002), Chủ nghĩa khủng bố - Nhìn từ con mắt thứ ba, Nxb Tri thức thế giới, tr236
15. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam,
Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 2, tr543
16. Khủng bố và chống khủng bố, tập 1: Thảm kịch nước Mỹ (2001), Nxb Lao động, Hà Nội.
17. Khủng bố và chống khủng bố, tập 2: Cuộc chiến tranh mới (2001), Nxb Lao động, Hà Nội.
18. Khủng bố và chống khủng bố, tập 3: Cuộc chiến không giới hạn (2003), Nxb Lao động, Hà Nội.