Tình hình nước Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 43 - 48)

2.1. Các chủ trƣơng, chính sách nhằm chống lại nhóm Al-Qaeda

2.1.1. Tình hình nước Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001

Thế giới bước sang thế kỉ XXI với một sự kiện chấn động địa cầu, ngày 11/9/2001 lực lượng khủng bố quốc tế thực hiện cuộc tấn công khủng bố bằng máy bay vào Trung tâm thương mại Thế giới WTC tại thành phố New York và Lầu Năm Góc tại Washington, D.C, những nơi được coi là biểu tượng cho sức mạnh và thịnh vượng của nước Mỹ. Nhóm khủng bố gồm 19 tên khủng bố đã cướp máy bay hành khách chỉ ít thời gian sau khi máy bay cất cảnh khỏi những phi trường Boston, Massachusetts; Newark, New Jersey; Washington, D.C 2 trong số các máy bay bị không tặc khống chế đã bị ép đâm vào toàn tháp đôi WTC. Hệ thống an ninh phòng thủ của Mỹ hoàn toàn bị động trước các vụ tấn công. Cơ quan tình báo Mỹ cũng không hề có thông tin gì về vụ khủng bố. Ước tính khoảng 3.600 người chết cùng với khoảng 123 tỉ USD21

(tổng thiệt hại trực tiếp khoảng hơn 40t tỷ USD)22.

Nguyên nhân của vụ khủng bố

Người Mỹ nói riêng và nhân dân toàn thế giới nói chung vẫn chưa hết bàng hoàng, sửng sốt về sự kiện này. Một câu hỏi được đặt ra, vụ khủng bố bắt nguồn từ đâu, tại sao lại diễn ra một cách bài bản đến thế? Ai là người đứng sau vụ khủng bố?

Câu trả lời đến nay vẫn chưa có lời giải chính xác. Nước Mỹ đã biết đến chiến tranh, nhưng trong suốt 136 năm qua, đó là cuộc chiến tranh bên ngoài nước Mỹ, nhân dân Mỹ từng biết đến thương vong nhưng không phải là trung

21

September 11th Fast Fact, http://edition.cnn.com/2013/07/27/us/september-11-anniversary-fast-fact/, truy

cập ngày 18/01/2016

22"Thông tin: Tác động toàn cầu của vụ tấn công nước Mỹ và cuộc chiến tranh chống khủng bố" (2001), Tạp

tâm của một thành phố vĩ đại, nhân dân Mỹ cũng đã từng biết đến những vụ tấn công bất ngờ nhưng chưa bao giờ là cuộc tấn công vào hàng ngàn dân thường. Tất cả những điều này đã xảy đến với nước Mỹ chỉ trong một ngày. Thực chất đây không phải là vụ khủng bố đơn thuần nhằm vào nước Mỹ giống như vụ đánh bom hai sứ quán Mỹ Kenya và Tanzania năm 1998 hay vụ tấn công tàu U. SS. Cole tháng 10 năm 2000 mà đây là cuộc tấn công được chuẩn bị kĩ càng, có kế hoạch rõ ràng và phối hợp, tổ chức thực hiện bài bản, vụ khủng bố đã làm tổn thương lòng kiêu hãnh đối với nước Mỹ vốn từ trước tới nay được coi là “bá quyền” một cách nghiêm trọng.

Tại sao Mỹ thủ lĩnh về sức mạnh kinh tế - quân sự, về mức độ ảnh hưởng đối với sự hình thành trật tự, thế giới mới, đất nước đấu tranh cho tự do, hình mẫu của nền dân chủ phương Đông và là người gìn giữ các giá trị của phương Tây- thủ lĩnh của thế giới văn minh lại trở thành mục tiêu của cuộc tấn công. Nguyên nhân của vụ khủng bố này bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và sâu xa.

Nguyên nhân trực tiếp, vụ khủng bố ngày 11/9 một phần là hậu quả chính sách của Mỹ ở Trung Đông đối với những phần tử hồi giáo cực đoan, việc Mỹ đánh Iraq, đóng quân ở Ảrập nơi mà người hồi giáo coi là lãnh địa thiêng liêng của mình và sự thiên vị đối với Israel trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông là sự tấn công vào thế giới Hồi giáo. Những kẻ khủng bố đã lập luận rằng chỉ bằng cách buộc dân thường Mỹ phải chịu số phận như những người Ảrập bị giết hại bởi súng đạn và sự hỗ trợ của Mỹ thì chính quyền Mỹ mới buộc phải ngừng ủng hộ Israel trong cuộc xung đột ở Trung Đông và những kẻ khủng bố cho rằng cần phải sử dụng vũ lực chống lại Mỹ, bởi vì đây là hành động duy nhất mà nước Mỹ hiểu cho những hành động chiến tranh của họ. Ở khía cạnh khác, đây cũng là động cơ của những kẻ đến sau vụ 11/9. Bin Laden và các lãnh tụ Taliban đã tuyên bố Mỹ sẽ phải đương đầu với một cuộc chiến lâu dài và đẫm máu, nếu chính quyền Mỹ không rút quân ra khỏi

vùng Vịnh và tiếp tục hậu thuẫn Israel trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông. Chính sách của Mỹ đối với thế giới, nhất là thế giới Hồi giáo là nguyên nhân quan trọng bởi từ lâu, nhất là sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay, chiến lược bá quyền, chủ nghĩa đơn phương của Mỹ càng thể hiện mạnh mẽ hơn.

Nguyên nhân sâu xa, là tham vọng bá quyền, cường quyền, lợi dụng các vấn đề sắc tộc, tôn giáo, dùng chiêu bài dân chủ nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ nước khác thậm chí sử dụng vũ lực. Là những nguyên nhân sâu xa gây ra tình cảm bài trừ Mỹ ở khắp nơi trên thế giới mà hình thức cực đoan là các hành động khủng bố nhằm vào những người dân thường Mỹ và các mục tiêu cơ sở hạ tầng của Mỹ.

Một nguyên nhân nữa, là sự thất bại kinh tế của nhiều nước Hồi giáo Trung Đông, điều mà các nước này cho rằng là do hậu quả của sự dồn nén đối với những người hồi giáo do Mỹ cầm đầu đã đẩy nhiều tín đồ hồi giáo đến bước đường cùng và trở thành những tín đồ trung thành của chủ nghĩa hồi giáo cực đoan.

Tóm lại, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến vụ khủng bố thế kỉ ngày 11/9 là vấn đề đói nghèo, chính sách đối ngoại và chủ nghĩa bá quyền Mỹ đối với các nước khác, đặc biệt là đối với các quốc gia Hồi giáo, các nước thế giới thứ ba và cuộc xung đột ở Trung Đông giữa Ixrael và Palextin.

Hậu quả của vụ khủng bố 11/9

Vụ khủng bố 11/9 đã để lại hậu quả to lớn đối với nhân dân toàn thế giới nói chung và đối với nhân dân Mỹ nói riêng. Con số thương vong lên đến 2.975 người, hơn 90 quốc gia có công dân thiệt mạng trong vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Cuộc tấn công khủng bố đã để lại cho nước Mỹ những hậu quả to lớn cả về kinh tế, chính trị, tinh thần người dân và uy quyền của nước Mỹ... Tổng thiệt hại do cuộc tấn công khủng bố gây ra đối với nền kinh tế nước Mỹ có thể tính toán được, nhưng đã để lại một lỗi sợ hãi

to lớn đối với nhân dân Mỹ, cho đến bây giờ sau gần 15 năm thảm họa ngày 11/9/2001 đã qua đi nhưng người dân Mỹ chưa thể quên đi lỗi sợ hãi, những tổn thất vụ khủng bố để lại, đồng thời họ luôn phải sống trong sự lo lắng về những cuộc tấn công khủng bố mới có thể xây ra bất cứ lúc nào. Trong khi đó, Lầu Năm Góc được coi là một biểu tượng sức mạnh quân sự của Mỹ cũng bị phá hủy một phần, đây là lỗ hỏng về an ninh hàng không nói riêng và hệ thống an ninh nội địa của Mỹ nói chung. Trước khi vụ khủng bố xẩy ra nước Mỹ luôn tự hào là một quốc gia chưa bao giờ xảy ra một vụ tấn công từ sau vụ tấn công Trân Châu Cảng (12/1941), chính quyền Mỹ luôn tự hào là một quốc gia an toàn bậc nhất của thế giới. Sau vụ tấn công khủng bố người Mỹ đã suy nghĩ lại quan điểm của họ trước đây, và nhận thức được mối nguy hiểm từ lực lượng khủng bố, bất cứ lúc nào nước Mỹ cũng có thể bị tấn công.

Phản ứng của nước Mỹ

Quan chức Lầu Năm Góc, Nhà Trắng, Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư pháp, Tòa nhà Quốc hội, trụ sở CIA và tất cả các cơ quan chính phủ khác đều đã được sơ tán. Toàn bộ sân bay ở Mỹ phải đóng cửa, các chuyến bay quốc tế tới thủ đô Washington DC và New York đều chuyển hướng sang Canada. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, mạng lưới hàng không toàn quốc bị ngưng trệ hoàn toàn. Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi thông báo đến đại sứ quán Mỹ ở tất cả các nước, đề nghị nâng cao cảnh giác. Khắp nơi trên nước Mỹ, người dân tập trung tại tất cả các cửa hàng, quán bar, bất cứ nơi nào có màn hình, để xem trực tiếp sự kiện này.

Vụ tấn công tác động mạnh mẽ bao trùm lên toàn thể dân chúng Mỹ. Người ta bày tỏ lòng biết ơn đối với những nhân viên duy trì an toàn công cộng, nhất là lính cứu hỏa. Những người này đã bày tỏ lòng dũng cảm khác thường giữa tình thế hiểm nghèo nơi hiện trường trong khi họ phải gánh chịu con số tử vong cao chưa từng có khi thi hành nhiệm vụ. Cuộc tấn công ngay

lập tức gây ra những tác hại nghiêm trọng trên nền kinh tế của nước Mỹ và trên thị trường thế giới. Thị trường Chứng khoán New York (NYSE), Thị trường Chứng khoán Mỹ và NASDAQ đóng cửa trong ngày 11 tháng 9 và ngưng hoạt động cho đến ngày 17/9/2001. Bầu trời khu vực Bắc Mỹ bị đóng cửa trong vài ngày sau vụ tấn công, các chuyến bay bị cắt giảm đáng kể cho đến khi có lệnh mới. Trong nhiều tiếng đồng hồ sau vụ tấn công, chính phủ phải cho di tản cư dân và người làm việc ở các tòa tháp cao trong các khu vực đô thị trên khắp nước Mỹ.

Ngay sau sự kiện ngày 11/9 Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng thông qua Nghị quyết cho phép Tổng thống Mỹ sử dụng vũ lực chống lại bất cứ cá nhân hoặc quốc gia nào dính líu vào vụ khủng bố ngày 11/9. Gần 90% người Mỹ được hỏi đều ủng hộ quyết tâm trả đũa của chính quyền Mỹ. Sự nhất trí cả trong chính quyền và công chúng Mỹ về sự cần thiết phải trả đũa xuất phát từ hai lý do: Một là, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị tấn công ngay trên lãnh thổ của mình. Thực chất đây là lời tuyên chiến với Mỹ và Mỹ không thể không có hành động trả lời. Hai là, nếu không trả đũa thích đáng đối với tổ chức đứng đằng sau vụ khủng bố này thì đó sẽ là dung túng và nhượng bộ cho chủ nghĩa khủng bố. Điều này đi ngược lại với chính sách truyền thống của Mỹ là không đàm phán, thoả hiệp và nhượng bộ đối với chủ nghĩa khủng bố. Mỹ đã đối phó với các hoạt động khủng bố nhằm vào Mỹ trước đó bằng các biện pháp kể cả vũ lực, hoạt động bí mật, trừng phạt kinh tế để chống khủng bố.

Về phía chính phủ, khả năng Mỹ sẽ đánh trả những kẻ tấn công gần như chắc chắn. Câu hỏi chỉ là ở đâu, khi nào và hành động quân sự của Mỹ sẽ nhận được bao nhiêu sự ủng hộ? Ngày 14/9/2001, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua ngân sách bổ sung 40 tỉ USD và ra nghị quyết cho phét tổng thống Mỹ sử dụng "mọi vũ lực cần thiết và phù hợp” để chống lại những kẻ đứng

đằng sau các vụ khủng bố 23. Sau đó, chính phủ Mỹ đã tuyên bố hủy bỏ Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) với Nga được ký kết từ năm 1972, để dọn đường cho việc triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa Quốc gia(NMD).

Ngay trong ngày xảy ra thảm hoạ khủng bố, Tổng thống Bush đã ra lời tuyên bố sẽ tìm kiểm và trừng trị những kẻ chịu trách nhiệm trong vụ khủng bố và sau phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 20/09/2001 của ông Bush về các biện pháp trả đũa khủng bố cũng đã xác định đây là cuộc chiến lâu dài của không chỉ người Mỹ mà của toàn thế giới. Chính phủ Mỹ sẽ làm mọi cách để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa khủng bố đồng thời kêu gọi tất cả các nước tham gia trong cuộc chiến này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)