Tác động với quan hệ của Mỹ với các cường quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 87 - 90)

3.2. Tác động cuộc đấu tranh chống Al-Qaeda của Mỹ đối với quan hệ

3.2.2. Tác động với quan hệ của Mỹ với các cường quốc

Quan hệ Mỹ -Trung: Cuộc chiến chống khủng bố và chống AQ đã tác động lớn đến mối quan hệ giữa hai quốc gia. Khi mới lên nhậm chức, tổng thống G. W. Bush đã thi hành những chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc và coi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chiến lược"của Mỹ. Nhà Trắng đã thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc và trở thành đối thủ cạnh nguy hiểm nhất của Mỹ, đặc biệt là tăng cường mối quan hệ với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia... nhưng đồng minh thân thiết của Mỹ tạo vòng vây ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và quốc tế. Sự kiện tháng 4/2001, máy bay của Mỹ đâm vào máy bay quân sự của Trung Quốc trên không phận của Trung Quốc và vấn đề Đài Loan đã đẩy mối quan hệ Trung - Mỹ trở lên rất căng thẳng.

Tuy nhiên, vụ khủng bố 11/9 xảy ra, Mỹ phát động cuộc chống khủng bố và AQ trên toàn cầu đã mở ra cơ hội cải thiện và hòa giải quan hệ Mỹ -Trung. Mỹ nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố: (i) Trung Quốc có vị trí gần với Afghanistan, Afghnistan là quốc gia tập trung nhưng cơ quan đầu não và cơ sở huấn luyện khủng bố của AQ, đặc biệt là nơi ẩn náu của Bin Laden, phần tử khủng bố nguy hiểm nhất mà Mỹ đang muốn tiêu diệt. (ii) Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với Pakistan, là đồng minh quan trọng của Pakistan và có quan hệ không chính thức với chính quyền Taliban. (iii) Trung Quốc là quốc gia Ủy viên thường trực HĐBA của LHQ, họ có quyền bỏ phiểu biểu quyết những chính sách của LHQ đưa ra. Chính vì vậy Mỹ cần có sự ủng hộ của Trung Quốc để LHQ thông quan những chính sách chống khủng bố mà Mỹ trình lên, đặc biệt là trong cuộc chiến với Taliban và AQ ở Afghanistan.

Đối với Trung Quốc việc hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố Trung Quốc muốn Mỹ phải từ bỏ việc dùng chiêu bài nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc khi nước này xử lý các hành động khủng bố và ly khai trên lãnh thổ mình. Vì vậy, hợp tác chống khủng bố đã trở thành cơ hội để hai quốc gia xích lại gần nhau hơn, bỏ qua những bất đồng, mẫu thuẫn cùng hướng tới mục tiêu chống khủng bố. Thông qua hợp tác chống khủng bố, Trung Quốc nâng cao vị thế của mình trong mối quan hệ với Mỹ, đồng thời thể hiện được vai trò của một cường quốc trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

Mối quan hệ Mỹ -Trung đã được ấm lên nhờ cùng nhau đấu tranh chống khủng bố, nhưng đây chỉ là sự hợp tác mang tính thời điểm và trong một vấn đề cụ thể, thực chất là hai quốc gia vẫn có những cạnh tranh, đối phó với nhau. Ý đồ duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài của Mỹ tại Trung Á và tăng cường hợp tác an ninh, quân sự với các nước đồng minh ở khu vực Đông Bắc

Á và khu vực Đông Nam Á đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, chính trị của Trung Quốc. Trung Quốc tăng cường hoạt đông quan hệ song phương với Nga theo tinh thần "quan hệ đối tác chiến lược" và thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải để đẩy mạnh về an ninh, chống khủng bố, các vấn đề quốc tế nhằm tạo thế đối trọng với Mỹ.

Quan hệ Mỹ - Nga: Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1990, nước Nga được thành lập, và kế thừa vai trò, vị trí của Liên Xô trên trường quốc tế, từ đó mối quan hệ giữa Nga và Mỹ cũng có những chuyển biến tích cực hơn so với thời kỳ chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, về cơ bản mối quan hệ giữ hai quốc gia vẫn rất căng thẳng do Mỹ vẫn muốn ngăn chặn sự phát triển và tầm ảnh hưởng của Nga trong khu vực và thế giới. Mỹ đã thi hành những chính sách đối ngoại cứng rắn, xây dựng kế hoạch phòng thủ tên lửa ở các nước đồng minh ở Đông Âu, cũng như việc Mỹ mở rộng NATO về phía Đông, tiến sát biên giới phía Tây của Nga. Những việc làm trên đẩy đẩy quan hệ hai nước trở nên mâu thuẫn và căng thẳng.

Sau sự kiện 11/9, quan hệ Mỹ - Nga có những chuyển biến tích cực hơn, với nhu cầu cần có sự ủng hộ của Nga trong cuộc chiến chống CNKB và Al- Qaeda. Nga có thể cung cấp một lượng tin tình báo lớn về dân chúng và địa hình cũng như các mối quan hệ đặc biệt giữa Nga đối với Afghanistan. Ngoài ra Nga còn có căn cứ quân sự tại Tajikistan với 25000 quân đồn trú. Nga là một trong năm nước thường trực HĐBA LHQ nên Mỹ rất cần sự ủng hộ của Nga trong cuộc chiến AQ và CNKB để Mỹ có thể thực hiện các chính sách chống khủng bố thông qua LHQ... Vì tầm quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống AQ và CNKB, Mỹ đã điều chỉnh những chính sách đối ngoại với Nga: Mỹ đã giảm nhẹ phản ứng đối với hành động của Nga tại Cộng hòa Chesnhia, tạm dừng vấn đề nhân quyền, ủng hộ Nga trong việc gia nhập WTO... Nga cũng muốn hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố do

Mỹ phát động, hợp tác an ninh, tình báo và quân sự với Mỹ vì Nga có lợi ích trong cuộc chiến chống khủng bố này, thể hiện trên 4 lợi ích: thứ nhất, Mỹ và các nước phương Tây giảm bớt sự chỉ trích hành động của Nga ở Cộng hòa Chesnhia; thứ hai, Nga có thêm thời gian để đàm phán với Mỹ trong việc cắt giảm vũ khí hạt nhân, chương trình xây dựng phòng thủ tên lửa quốc gia và làm chậm kế hoạch mở rộng NATO sang phái Đông; thứ ba, Nga sẽ có thời gian để ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Á; thứ tư, đây là cơ hội để Nga chứng tỏ quan hệ hợp tác bình đẳng, thân thiện với Mỹ hòng thu hút đầu tư của Mỹ vào Nga; thứ năm, thể hiện được vai trò, trách nhiệm của một cường quốc trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế, qua đó nâng cao vai trò của Nga trên trường quốc tế.

Như vậy sau sự kiện 11/9 mối quan hệ Mỹ -Nga đã có những chuyển biến tích hơn trong một số vấn đề, tuy nhiên mối quan hệ này chỉ dừng lại bằng sự ủng hộ và hợp tác trong các hoạt động chống khủng bố, trên thực tế vẫn còn nhiều lĩnh vực hai quốc gia còn những mâu thuẫn, bất đồng khó giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)