Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 74 - 85)

Cuộc chiến chống hoạt động khủng bố của Mỹ với Al-Qaeda trong 10 năm đã giành được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cuộc chiến chống AQ của Mỹ đã nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi Mỹ và các quốc gia đồng minh phải giải quyết.

- Tình trạng mất phương hướng trong cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ.

Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố đầu tiên ngay sau sự kiện 11/9 ở Afghanistan nhằm tiêu diệt Al-Qaeda và lật đổ chế độ hà khắc Taliban. Khi đó, Washington nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế. Ngay cả Pakistan vốn là nước bảo trợ cho Taliban cũng đứng về phía Mỹ. Uy tín của Mỹ trên

trường quốc tế ngày càng lên cao, nhiều quốc gia lên tiếng ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống AQ.

Nhưng cục diện bắt đầu thay đổi khi chính quyền cựu tổng thống Bush tiếp đó đưa ra chính sách tấn công phủ đầu để phòng ngừa và chuyển hướng sang Iraq. Điều này dẫn đến sự chia rẽ xuất hiện ngay trong các nước đồng minh của Mỹ. Người ta không khỏi băn khoăn: Cuộc chiến chống khủng bố nói chung và Al-Qaeda thực ra đang đi về đâu? Khi xung đột phe phái ở Iraq ngày càng tồi tệ, những vụ bê bối về cách đối xử với tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib và vịnh Guantanamo (Cuba) càng khiến cho hình ảnh nước Mỹ xấu đi nhiều, nhất là tại các nước có đông dân chúng theo đạo Hồi. Al-Qaeda đã khai thác điều này để khoét sâu vào sự căm ghét đối với Mỹ và các nước đồng minh, khi miêu tả đây là cuộc chiến không phải nhằm vào khủng bố mà vào Hồi giáo. Vụ đánh bom ở Bali (Indonesia) năm 2002 tại các hộp đêm có đông người phương Tây lui tới cho thấy ảnh hưởng lan rộng của tư tưởng cực đoan. Al-Qaeda đã trở thành một siêu mạng lưới, với chân rết vươn tới Đông Nam Á mà đại diện là nhóm Jemaah Islamiah.

Tiếp đó, vụ đánh bom vào các đoàn tàu ở Madrid năm 2004, khiến 191 người thiệt mạng. Không như các vụ tấn công trước đó, những thủ phạm trong vụ này không có kẻ nào từng gặp các thành viên trong mạng lưới của Osama bin Laden. Các cuộc điều tra trong hai năm qua cũng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Al-Qaeda đóng bất kỳ một vai trò nào hay thậm chí biết về công tác chuẩn bị. Còn trong vụ tấn công tàu điện ngầm và xe buýt ở London năm 2005, tất cả bốn kẻ đánh bom tự sát đều là người Anh.

Một mối lo mới đã xuất hiện: Khủng bố giờ đây không chỉ còn là đại diện của Al-Qaeda mà có thể chỉ là những người có cuộc sống bình thường, những thanh niên mới lớn ở phương Tây bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan. Nhưng cách thức hoạt động của chúng đã thay đổi. Các vụ tấn công giờ đây

không còn cần đến bộ não chỉ huy hoạch định. Al-Qaeda đã trở thành đại diện cho một thứ trào lưu, lấy Jihad (thánh chiến) làm tôn chỉ.

Chính quyền cựu tổng thống Bush có thể lập luận rằng họ đã thành công đối với chính sách an ninh của mình, khi không có vụ tấn công lớn trên đất Mỹ kể từ khi sau vụ 11/9. Cũng phải nói thêm, từ năm 2001 đến 2006, ngân sách quốc phòng Mỹ đã tăng 39%.

Nhưng trong khi Washington thành công trong việc bảo vệ người dân của mình, thì con số người thiệt mạng ở các nước vì khủng bố lại rất cao. Số lính Mỹ thiệt mạng ở Iraq vượt qua số người chết trong vụ 11/9. Những bằng chứng cho thấy chính phủ có thể đã dựa vào những thông tin sai lệch khi quyết định tiến hành chiến tranh, càng khiến cho ông Bush gặp khó khăn. Ngoài Iraq, Washington cũng chưa giải quyết hiệu quả một vấn đề nữa, thường được dùng làm cớ cho phong trào Jihad của khủng bố: xung đột Israel – Palestine.

Điều đáng lo ngại là người Hồi giáo tại nhiều nước phải gánh chịu nhiều thành kiến mới sau các vụ tấn công. Chừng nào những ngờ vực, hận thù và thành kiến còn tồn tại, thì khủng bố sẽ vẫn còn đất sống. Với nỗi đau phải hứng chịu thảm kịch 11/9, nước Mỹ giành được quyền phát động và dẫn dắt trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Nhưng quyền luôn phải đi kèm với trách nhiệm, Washington phải đảm bảo dẫn dắt một cuộc chiến chống khủng bố hướng tới mục tiêu chung là mang lại hoà bình, ổn định cho toàn thế giới. Nhiều quốc gia ủng hộ Mỹ trong nỗ lực đó và cũng nhiều quốc gia phải hứng chịu những vụ tấn công đẫm máu vì nêu cao ngọn cờ chống khủng bố, như Indonesia, Ấn Độ, và một số nước châu Âu…

Lực lượng quân sự phương Tây đã có mặt ở khắp Trung Đông, ở Afghanistan và ở Iraq. Tuy nhiên, Al-Qaeda vẫn không bị tiêu diệt hoàn toàn và dân chúng các nước phương Tây vẫn không thoát khỏi nỗi lo khủng bố.

Không những thế, những kẻ ủng hộ cho Al-Qaeda không chỉ có mặt tại New York và Washington mà còn cả ở Bali, Madrid, London, Mumbai , Istanbul và nhiều nơi khác.

Chính sách của Mỹ trong cuộc chiến với Al-Qaeda đã đạt được khá nhiều thắng lợi. Cuộc chiến nhanh chóng ở Afghanistan sau sự kiện 11/9 (mà giờ đây lại bùng phát trở lại ở miền Nam nước này) đã làm lung lay lực lượng Taliban và đuổi nhóm khủng bố Al-Qaeda ra khỏi sào huyệt của chúng. Mạng lưới Al-Qaeda cũng đã mất khá nhiều lực lượng, Bin Laden phải sống ẩn dật và bị truy đuổi gắt gao.

Tuy nhiên nhìn lại, cuộc chiến chống khủng bố “công khai và rất được ủng hộ” do cựu Tổng thống G.W.Bush phát động dường như đang dần mất định hướng và gây ra sự chia rẽ. Bóng ma của chủ nghĩa khủng bố vẫn đeo đẳng người dân Mỹ. Người dân Mỹ bất bình đặt câu hỏi vậy trong 10 năm qua, Chính phủ của họ đã tiêu tốn bao nhiêu tiền của và tính mạng của con em họ vào một cuộc chiến chống khủng bố, phải chăng là “vô nghĩa”? Trên bình diện quốc tế, cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ tiến hành đang trở nên “mù mờ” và mất định hướng. Khi muốn đưa quân đến bảo vệ các lợi ích của nước Mỹ, không hiểu là “thực chất” hay “núp bóng”, Washington đều giải thích là để “chống khủng bố”.

Tình hình bất ổn hiện nay tại Afghanistan và Iraq cũng cho thấy các quốc gia này là chiến trường chính trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ chẳng thu được gì ngoài bất ổn, chia rẽ và thương vong. Cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan có các tác dụng ngược. Người dân địa phương ngày càng xem các lực lượng nước ngoài như kẻ chiếm đóng. Mỗi cuộc không kích phe nổi dậy làm thường dân thiệt mạng, càng làm người dân Afghanistan căm ghét quân đội nước ngoài.

Những vụ ném bom “nhầm” làm hàng trăm dân thường chết oan liên tục xảy ra tại Afghanistan. Rồi những bí mật “rùng mình” về cách thức CIA đối

xử với những người bị Mỹ coi là nghi can khủng bố... Tất cả cho thấy có tình trạng “lạm dụng quyền lực” để “làm bừa” trong công tác chống khủng bố dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Bush. Không cho phép tình trạng này tiếp diễn vừa là yêu cầu, trách nhiệm cấp bách vừa là thách thức to lớn đối với chính quyền của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, sẽ là ảo tưởng nếu hy vọng Mỹ sớm đưa ra một chiến lược chống khủng bố hiệu quả, khi mà chính quyền của ông Obama vẫn loanh quanh với kế hoạch tăng thêm quân hay phân vân việc có hay không đối thoại với Taliban, tìm cách thuyết phục những thành phần ôn hoà trong lực lượng này quay lưng với chủ nghĩa khủng bố. Bóng đen của cuộc chiến ở Iraq đang bao trùm lên chính sách của Mỹ và lên quan điểm của cả thế giới về cuộc chiến chống khủng bố.

Và vấn đề còn nằm ở chỗ nhiều chính phủ và người dân không coi cuộc chiến tại Iraq là một phần trong chính sách đáp trả lại bọn khủng bố. Ngược lại, họ coi đó là một phần nguyên nhân gây ra khủng bố và điều đó làm tăng khoảng cách giữa họ và chính sách của Mỹ. Chủ nghĩa khủng bố của Al- Qaeda không sinh ra từ cuộc xâm lược Iraq. Vụ khủng bố 11/9 diễn ra trước cuộc chiến này, các đoàn tàu hoả của Đức vẫn bị tấn công dù Đức phản đối cuộc xâm lược này tại Iraq. Tuy nhiên, một số nhà bình luận quốc tế cho rằng, những gì diễn ra tại Iraq lại là nhân tố chính khiến cho cuộc chiến chống khủng bố do cựu Tổng thống Bush khởi xướng ngày càng mất định hướng. Washington tuyên bố cuộc chiến ở Iraq sẽ giành được thắng lợi và bọn khủng bố sẽ thất bại, còn những người phản đối cho rằng cuộc chiến đó là cả một sự sai lầm trầm trọng. Bên cạnh đó, các tranh cãi chính trị và pháp lý vẫn làm trì hoãn tiến trình xét xử 5 đối tượng chính bị cáo buộc tổ chức vụ khủng bố. Câu hỏi rằng liệu 5 nghi phạm này nên bị truy tố trước tòa án dân sự Mỹ hoặc tòa án quân sự tại căn cứ hải quân Mỹ ở vịnh Guantanamo (Cuba) vẫn chưa được giải quyết. Sự chậm trễ này bị nhiều người Mỹ và phe dân chủ đối lập ở Quốc

hội Mỹ xem là “nỗi ô nhục quốc gia”. Như vậy, sau một thập kỷ chống nhóm khủng bố Al-Qaeda, người dân Mỹ ngày càng mất lòng tin vào Chính phủ cũng như những nỗ lực của Washington trong việc cải thiện hình ảnh nước Mỹ trước thế giới Hồi giáo.

- Cuộc chiến hao người tốn của

Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại Afghanistan và Iraq là cuộc chiến tốn kém về người và của nhất trong lịch sử nước Mỹ. Mỹ đã chi tiêu 76537 tỉ USD cho cuộc chiến ở Afghanistan từ năm 2001 đến nay, mặc dù chính quyền Tổng thống Obama đã tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan nhưng cho đến năm 2016 Mỹ vẫn duy trì 9000 binh sĩ tại Afghanistan với mục đích duy trì sự ổn định đất nước, xây dựng đất nước Afghanistan dân chủ và chống lại những hoạt động của những nhóm khủng bố ở quốc gia này. Sau hơn 14 năm cuộc chiến được phát động đất nước Afghanistan vân rất bất ổn, tình hình chính trị dối den; xung đột sắc tộc, tôn giáo diễn ra gay gắt; hoạt động khủng bố vẫn là mối lo ngại với chính quyền và người dân, kinh tế vẫn gặp khó khăn... Hoa Kỳ đang bị xa lầy ở Afghanistan. Với Iraq kể từ khi phát động cuộc chiến lập để chính quyền Tổng thống Hussen từ 2003 đến 2011, sau 8 cuộc chiến đã tiêu của nước Mỹ khoảng 1000 tỷ USD, 4415 binh sĩ Mỹ thiệt mạng và 31.882 người bị thương38

.

Rõ ràng cuộc phát động chiến tranh Iraq là một hành động sai lầm to lớn của chính quyền tổng thống G. W. Bush. Từ một vị thế đang được cộng đồng quốc tế hết sức ủng hộ trong sau cuộc chiến xóa bó chính quyền bảo trợ khủng bố Taliban và cuộc chiến tiêu diệt AQ ở Afghanistan. Nhưng sau cuộc chiến tranh ở Iraq, Mỹ lại chịu sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Một lần nữa hình ảnh cuộc chiến tranh của Mỹ, đất nước tự cho phép mình

37http://infonet.vn/my-da-chi-hon-1-nghin-ty-usd-cho-cuoc-chien-o-afghanistan-post153624.info, truy cập

ngày 18/3/2016

đánh giá nhân quyền đối với các nước khác, càng xấu thêm trong mắt nhân dân toàn cầu.

Dưới chiêu bài chống khủng bố, chính quyền tổng thống G. W. Bush càng tỏ rõ tham vọng trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới. Ngân sách quốc phòng của Mỹ tăng dần qua các năm: năm 2000 là 304,4 tỷ USD; năm 2001 là 315,6 tỷ USD; năm 2002 là 318,0 tỷ USD; năm 2003 là 390,0 tỷ USD; năm 2004 là 471 tỷ USD; năm 2005 là 402 tỷ USD, năm 2006 là 439,0 tỷ USD, tăng 4,8% và năm 2007 là 609,0 tỷ USD39. Con số này vượt xa tổng chi phí quốc phòng của các nước Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại, Mỹ là nước đứng đầu thế giới về chi phí quân sự, chiếm hơn 30% chi phí quân sự thế giới. Điều đó, không làm cho vị thế Mỹ tăng lên mà lại làm cho cộng đồng quốc tế càng lo ngại, đề phòng với Mỹ, điều này dẫn đến làn sóng phản đối Mỹ ngày càng lan rộng. Uy tín quốc tế Mỹ sau cuộc chiến Iraq bị sút giảm sút nghiêm trọng, nhất là sau đó kết luận đã cho thấy rằng Iraq không hề mua Uranium từ Nigerria như Tổng thống Bush đã cáo buộc hay cung cấp vũ khí cho Al-Qaeda. Cuộc chiến tranh Iraq là một điểm đen trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ chiến lược chống khủng bố toàn cầu của Mỹ.

Cuộc chiến Iraq khiến Mỹ chưa tìm được lối ra thì các đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến là Anh và Tây Ban Nha đã phải hứng chịu các cuộc tấn công khủng bố tàn khốc. Vụ tấn công Madrid 11/3/2004 và các cuộc nổ bom tại London 7/2005 làm cho hàng trăm người chết, hàng ngàn người bị thương đã cho thấy Mỹ không thể bảo vệ được các đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố và thậm chí còn không bảo vệ được chính mình. Châu Âu sau các sự kiện đó đã nổ lực tìm hướng đi mới trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng

bố. Có thể thấy là hành động “gieo chiến tranh” của Mỹ đã để lại những kết quả không như mong muốn. Hành động phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu của Mỹ đã được thế giới ủng hộ, nhưng vấn đề là người Mỹ đã không phải xuất phát từ động cơ yêu chuộng hoà bình, tiến hành chiến tranh chính nghĩa để chống lại cái ác mà đằng sau cuộc chiến đó, Mỹ đã nuôi tham vọng kiểm soát thế giới. Lợi dụng việc chống khủng bố để can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

- Sự chia rẽ giữa các thành viên trong Liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu

Sau sự kiện ngày 11/9 Mỹ đã nhanh chóng phát động cuộc chiến chống khủng bố và nhóm AQ. Các quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự nguy hiểm của CNKB đối với tình hình an ninh, chính trị đối với mình. Vì vậy, họ đã nhanh chóng tham gia vào Liên minh quốc tế chống khủng bố do Mỹ thành lập, trong năm 2001 đã có 5540

quốc gia tham gia, trong đó có cả những quốc gia Hồi giáo. Trong cuộc chiến vai trò của Liên minh là rất quan trọng, họ hợp tác chặt chẽ với nhau và cùng với các nước khác tiến hành chống khủng bố trên tất cả các lĩnh vực, thành tựu trong cuộc chiến chống AQ của Mỹ trong vòng 10 năm kể từ sau ngày 11/9 có vai trò rất to lớn của Liên minh chống khủng bố.

Có một câu hỏi được đặt ra, liệu Liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu có thật sự bền vững, các quốc gia có thật sự hợp tác chặt chẽ với nhau để cùng tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố và Al-Qaeda? Sự hợp tác này sẽ không bền vững, vì những lý do sau:

Một là, mỗi quốc gia Liên minh đều có những mưu tính riêng cho lợi ích của mình, Pakistan là một ví dụ rõ ràng cho điều đó, khi họ hợp tác với Mỹ

trong cuộc chiến chống AQ nhưng họ cũng muốn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Mỹ trong cuộc tranh chấp biên giới với Ấn Độ.

Hai là, trong Liên minh có nhiều quốc gia có mâu thuẫn với nhau, họ chỉ tạm thời được gác lại những mâu thuẫn đó sau hậu quả của cuộc tấn công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)