1.2. Khái quát về nhóm khủng bố Al-Qaeda
1.2.2. Hoạt động của Al-Qaeda sau 2001 đến 2011
Sau cuộc khủng bố thế kỷ ngày 11/9/2001 các nước trên thế giới đã hợp tác với nhau cùng phát động cuộc chiến chống nhóm khủng bố Al-Qaeda trên phạm vi toàn cầu, Mỹ là quốc gia đi đầu trong cuộc chiến này. Trong một bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ năm 2002 tổng thống Mỹ George W. Bush đã nói “Chúng ta sẽ sử dụng mọi vũ khí chiến tranh cần thiết. Những người Mỹ chúng ta chớ trông đợi một trận đánh mà là một chiến dịch kéo dài không giống như bất cứ những gì chúng ta từng thấy. Mọi quốc gia ở mọi khu vực
nay phải quyết định. Hoặc là đi với chúng ta hoặc đi với bọn khủng bố. Tôi kêu gọi lực lượng vũ trang báo động và đó là có lý do. Thời khắc đã đến nước Mỹ sẽ hành động và các bạn sẽ làm cho chúng tôi tự hào....”17. Lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ vạch ra một chiến dịch chống khủng bố quốc tế nói chung và AQ trên toàn cầu với quy mô chưa từng có, cuộc chiến diễn ra trên nhiều mặt trận kinh tế, quân sự, pháp luật, thông tin tình báo....
Những chính sách và biện pháp triển khai của Mỹ và các nước đồng minh khiến Al-Qaeda suy yếu, nhiều nhà lãnh đạo cao cấp và các phần tử của nhóm bị bắt hoặc bị giết, nhiều cơ sở sản xuất vũ khí và trại huyến luyện ở Afghanistan và Iraq bị phá hủy, phạm vi hoạt động ở Afghanistan và Iraq bị thu hẹp, mối quan hệ giữa AQ và Taliban bị hạn chế nhiều, hoạt động tài chính kiểm soát chặt chẽ, nguồn tài chính bị hạn chế... Với tình hình đó Al- Qaeda đã có những thay đổi về chiến lược hoạt động nhằm thích ứng với cuộc đấu tranh của Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Thứ nhất: AQ liên kết với các nhóm khủng bố ở những khu vực khác nhau
trên thế giới nhằm mở rộng phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng của nhóm. Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 của nhóm Al- Qaeda đã gây ra những hiệu ứng, lan tỏa đến các nhóm khủng bố khác và các phần tử khủng bố cực đoan. Nhiều nhóm khủng bố đã tuyên bố hoạt động dưới ngọn cờ của AQ. Tháng 10 năm 2004, các nhóm là Tanzim Qaidat Al- Jihad ở Bilad al-Rafidayn, được gọi là Zarqawi Network chính thức tuyên bố tuyên bố trung thành và sát nhập với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda gọi là Al- Qaeda ở Iraq (AQI). AQI chủ yếu hoạt động tại Iraq, nhưng nhóm vẫn duy trì một mạng lưới hậu cần rộng rãi trên khắp Trung Đông, Bắc Phi, Iran, Nam Á, và Châu Âu; Đến tháng 1/2007 al-Qaeda ở Maghreb Hồi giáo (AQIM) hoạt động ở được thành lập và tuyên bố trung thành với AQ, nhóm này hoạt động
Algeria; Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập đã được chỉ định là một tổ chức khủng bố nước ngoài ngày 19/01/2010. Vào tháng 1/2009, các nhà lãnh đạo của al- Qaeda tại Yemen (AQY), Nasir al-Wahishi, và al-Qaeda ở Saudi (AQ) đã tuyên bố làm việc cùng nhau dưới ngọn cờ của AQAP. Điều này báo hiệu sự tái sinh của Al-Qaeda, mà trước đây thực hiện các cuộc tấn công ở Saudi Arabia. Đây là ba nhóm khủng bố đại diện cho những nhóm khủng bố chi nhánh, hoạt động ở những khu vực khác nhau của AQ.
Như vậy, các nhóm khủng bố, những phần tử khủng bố tuyên bố sáp nhập và trung thành với nhóm Al-Qaeda tạo ra mạng lưới rộng khắp trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á, hình thành nên những nhóm khủng bố chi nhánh của Al-Qaeda.
Từ 2001 đến 2011 Al-Qaeda và các nhóm khủng bố chi nhánh đã tiến hành hàng trăm vụ khủng bố đẫm máu bằng nhiều hình thức khác nhau: đánh bom liều chết, tấn công vũ trang, bắt cóc.... trên khắp các địa bàn mà nhóm kiểm soát nhằm chống lại cuộc chiến của Mỹ và cộng đồng quốc tế, đồng thời nhằm lật đổ chính quyền nước sở tại để củng cố sức mạnh của nhóm. Tháng 11 năm 2002, AQ thực hiện một vụ đánh bom tự sát tại một khách sạn ở Mombasa, Kenya đã giết chết 15 người18....; AQAP thực hiện các cuộc tấn công vào mục tiêu nước ngoài bao gồm: một vụ đánh bom tự sát tháng 3 năm 2009 vào khách du lịch Hàn Quốc tại Yemen, tháng 8 năm 2009 nỗ lực để ám sát Hoàng tử Ả Muhammad bin Nayif, và 25 tháng 12 năm 2009 đã tấn công vào Northwest Airlines Flight 253 từ Amsterdam đến Detroit, Michigan19
... Năm 2011 AQI tiến hành nhiều cuộc tấn công đẫm máu bao gồm: một loạt các vụ đánh bom kéo dài từ ngày 18/1 đến ngày 20/1/2011, giết chết 139 người ở Tikrit20.... Ngoài ra AQ và các nhóm khủng bố chi nhánh còn tiến hành hàng trăm vụ khủng bố khác.
Cuộc đấu tranh của Mỹ trong cuộc chiến nhằm tiêu diệt nhóm khủng bố AQ đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, khiến cho AQ suy yếu đi rất nhiều, nhưng nhóm này vẫn có khả năng thực hiện nhiều vụ tấn công khủng bố đẫm máu, trực tiếp đe dọa đến an ninh, hòa bình, lợi ích của Mỹ và cộng đồng quốc tế. Điều đó chứng minh AQ vẫn là nhóm khủng bố nguy hiểm nhất mà Mỹ phải đối đầu.
Với sự sát nhập và tuyên bố trung thành ủng hộ các các nhóm khủng bố làm cho hoạt động khủng bố của Al-Qaeda càng trở lên đa dạng, phức tạp hơn, các chi nhánh của nhóm này hoạt động với phạm vi rộng lớn hơn. Đây sẽ là một thách thức to lớn trong cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ và các nước đồng minh. Để giành được thắng lợi đòi hỏi Mỹ và các quốc gia phải hợp tác chặt chẽ và nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống Al-Qaeda.
Thứ hai: Những hành động của Mỹ, các quốc gia đồng minh và cộng đồng quốc tế đã làm giảm khả năng hoạt động của Al-Qaeda, Bin Laden và những nhà lãnh đạo cấp cao khác của AQ cố gắng mở rộng phạm vi khủng bố ra toàn cầu. Ý chí chính trị của Al-Qaeda và các chi nhánh của nhóm vẫn “không bị xói mòn”, bọn khủng bố vẫn tiếp tục cố gắng để thích ứng với những thay đổi về phương thức hoạt động nhằm ứng phó với những biện pháp đấu tranh của Mỹ.
Trước ngày 11/9/2001, lãnh đạo cấp cao của AQ có xu hướng hướng dẫn và chỉ đạo cuộc tấn công, cũng như cung cấp vốn, đào tạo, và chuyên môn kỹ thuật cho các nhóm khủng bố chi nhánh. Đặc biệt, lãnh đạo nòng cốt của AQ đóng một vai trò chủ chốt trong các cuộc tấn công khủng bố xuyên quốc gia như cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 và nhiều cuộc tấn công khác trước đó.
Nhiều phần tử khủng bố là lãnh đạo nòng cốt của AQ đã bị bắt hoặc bị giết trong chiến dịch quân sự của Mỹ và các nước đồng minh, đặc biệt là hai
nhân vật lãnh đạo phụ trách việc lên kế hoạch các vụ tấn công khủng bố của nhóm. Lãnh đạo AQ sống rải rác, chạy trốn ở khu vực biên giới Afghanistan và Pakistan; toàn bộ tài sản của AQ ở Afghanistan đã bị Mỹ và lực lượng liên quân đồng minh tàn phá; mối quan hệ giữa AQ với Taliban suy giảm nhiều; tài chính và hậu cần của nhóm đã bị phá vỡ... Những thiệt hại trên làm cho sức mạnh của AQ đã suy giảm đi rất nhiều.
AQ phải đối phó với những quy định chặt chẽ của pháp luật, kiểm soát chặt chẽ và sự truy quét của chính quyền địa phương, những khu vực trước đây là địa bàn hoạt động của nhóm. Sự khó khăn đó buộc lãnh đạo AQ phải có những thay đổi về phương thức lãnh đạo để thích nghi với hoàn cảnh thực tiễn. Nếu như trước đây lãnh đạo nhóm AQ trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn những vụ khủng bố thì đến giai đoạn này chỉ giữ vai trò biểu tượng, cổ vũ tình thần cho những phần tử khủng bố. Tuy nhiên, lãnh đạo nòng cốt của AQ vẫn tiếp tục ảnh hưởng và hướng dẫn tư tưởng cho những phần tử khủng bố trên toàn thế giới, Bin Laden và Zawahiri là biểu tượng cho cuộc chiến của chủ nghĩa khủng bố với cộng đồng quốc tế, điều này cho thấy AQ vẫn giữ được khả năng gây ảnh hưởng đến các sự kiện và truyền cảm hứng cho các nhóm khủng khác trên thế giới.
Các nhóm khủng bố mạng lưới của AQ có xu hướng tách ra thành những nhóm khủng bố nhỏ, tổ chức lỏng lẻo. Thời gian đầu, AQ là một nhóm khủng bố được tổ chức chặt chẽ và thống nhất, nhưng đến giai đoạn này nhóm đã tách ra thành các nhóm nhỏ và thậm chí là những cá nhân, cùng chia sẻ sự bất bình và có cùng mục tiêu nhưng không nhất thiết phải thành lập một tổ chức chính thức. Sự chia tách này dần dần ảnh hưởng trở thành một xu hướng ảnh hưởng đến các nhóm khủng bố khác trên toàn thế giới. Với xu hướng này, nhóm AQ nòng cốt chỉ đóng vai trò là chất xúc tác cho các hoạt động khủng bố, các nhóm khủng bố chi nhánh bắt đầu tách ra thành một nhóm độc lập,
một số nhóm khủng bố được tạo thành bởi các cá nhân cùng dân tộc. Điều này khiến cho việc xác định và thâm nhập các nhóm khủng bố trở nên rất khó khăn. Những phần tử cực đoan, họ gặp gỡ nhau thông qua mạng internet, sau đó được đào tạo về chuyên môn. Nhiều nhóm khủng bố trên thế giớ được thành lập bởi những phần tử khủng bố đến từ nhiều quốc gia khác nhau không nhất thiết phải cùng dân tộc.
Xu hướng này có thể sẽ có một số lượng lớn các vụ khủng bố nhỏ hơn nhưng lại được lên kế hoạch tỉ mỉ, địa phương hơn là các vụ khủng bố trên phạm vi xuyên quốc gia.
Thứ ba: AQ đã đẩy mạnh việc tuyên truyền những thông tin sai lệch nhằm chống Mỹ và các quốc gia phương Tây. Xu hướng này ngày càng được phát triển mạnh mẽ, Al-Qaeda đã lợi dụng những bất mãn của các nhóm khủng bố địa phương để cố gắng tuyên truyền mình là đội tiên phong của một phong trào toàn cầu. AQ vẫn tiếp tục duy trì khả năng hoạt động của mình với mục đích để gắn kết các cuộc tấn công đẫm máu có quy mô lớn, bao gồm cả Hoa Kỳ và các mục tiêu phương Tây khác. Tuy nhiên, cách tiếp cận của AQ tập trung vào chiến tranh tuyên truyền, bằng cách sử dụng một sự kết hợp của các cuộc khủng bố, nổi dậy, chương trình phát sóng trên phương tiện truyền thông, tuyên truyền trên internet với mục đích làm giảm sự tự tin và sự đoàn kết trong nhân dân phương Tây.
Al-Qeada tiếp tục cực đoan hoá dân số nhập cư, thanh niên và một số bộ phận nhân dân bị xa lánh ở khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Những kẻ khủng bố và phần tử cực đoan đã thao túng sự bất bình của thanh niên bị bạn xa lánh hay dân nhập cư, sau đó lợi dụng sự bất bình của họ tạo ra tình trạng bất ổn và lập đổ chính quyền hợp pháp.
Bọn khủng bố tìm cách lợi dụng sự bất bình đại diện cho một “dây chuyền” mà qua đó những quan điểm cực đoan và biến chứng theo từng giai
đoạn, có cảm tình, ủng hộ và cuối cùng trở thành các thành viên của mạng lưới khủng bố. Ở một số vùng, điều này đã được AQ và các phần tử khủng bố khác khai thác sự nổi dậy, xung đột tiến hành sự tuyển dụng thông qua các cách thức khác nhau, đặc biệt thông qua internet để truyền tải những thông điệp của họ.
Thứ tư: Al-Qaeda đã lợi dụng tình hình bất ổn ở Iraq sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh lật đổ chính quyền Saddam Hussein, nhằm liên kết và hỗ trợ cho các nhóm khủng bố ở Iraq. Lãnh đạo của nhóm Al-Qaeda lợi dụng tình trạng bất ổn ở Iraq, đã hỗ trợ cho các phong trào khủng bố tại Iraq và lợi dụng điều đó nhằm hai mục đích: thứ nhất, coi đó là phương tiện để gây ảnh hưởng đến dư luận Hồi giáo trên toàn thế giới; thứ hai, xem đây như là thỏi nam châm nhằm thu hút nhiều phần tử khủng bố nước ngoài đến Iraq.
Các vụ tấn công khủng bố được thực hiện xuyên bởi những phần tử Hồi giáo cực đoan, thành phần tàn dư của chế độ cũ và những kẻ khủng bố nước ngoài. Nhưng kẻ khủng bố phản đối chính phủ hợp pháp tại Iraq và sự hiện diện của lược lượng Liên quân.. Hai nhóm khủng bố lớn nhất ở Iraq là Al- Qaeda ở Iraq (AQI), do Abu Musab al-Zarqawi làm thủ lĩnh và nhóm Ansar al-Sunna (AS). Cả hai nhóm khủng bố đều có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo cấp cao của nhóm Al-Qaeda tại Pakistan và Afghanistan. Chúng cam kết thành lập một nhà nước thần quyền ở Iraq cai trị theo luật Sharia. Hơn nữa, các lực lượng này cũng muốn biến Iraq thành một quốc gia giống như Afghanistan dưới thời của Taliban, trở thành một nơi trú ẩn an toàn cho những phần tử và những nhóm khủng bố. Từ đó, tạo điều kiện để âm mưu và lên kế hoạch tiến hành những vụ tấn công mới chống lại Hoa Kỳ và các nước đồng minh.
Như vậy, với những thay đổi trên đã cho thấy xu hướng hoạt động của Al-Qaeda sau 11/9. Sự chuyển đổi của chủ nghĩa khủng bố quốc tế từ các
hình thức truyền thống sang một hình thức mới với cách tiếp cận nhanh, phong phú, hoạt động ở phạm vi rộng hơn. AQ công khai khẳng định nhóm là một phong trào du kích xuyên quốc gia và áp dụng chiến lược của quân nổi dậy cổ điển ở cấp độ toàn cầu. Nhóm liên kết và khai thác một cộng đồng rộng lớn hơn, phần tử khủng bố trong khu vực, quốc gia và địa phương để chia sẻ một số mục tiêu của mình, nhưng cũng theo đuổi những mục đích riêng của họ. Cuối cùng, nhóm này hoạt động ở những nơi trú ẩn dọc khu vực biên giới nhằm đối phó với sự truy quét của chính phủ. Với những thay đổi lớn về phương thức hoạt động, cách thức lãnh đạo thể hiện sự ứng phó nhanh nhẹn và nhậy bén với tình hình thực tiễn của những phần tử khủng bố lãnh đạo nhóm AL-Qaeda.
Tiểu kết chƣơng 1
Chủ nghĩa khủng bố đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử quan hệ quốc tế, nhưng cho đến thời điểm hiện tại cộng đồng quốc tế vẫn chưa đưa được một định nghĩa thống nhất về chủ nghĩa khủng bố. Cách nhìn nhận về chủ nghĩa khủng bố tùy vào hoàn cảnh, quan điểm và trường hợp cụ thể. Trước năm 2001 CNKB đã phát triển mạnh mẽ, AQ và CNKB tiến hành nhiều vụ tấn công khủng bố trên toàn cầu, tuy nhiên tính chất, quy mô và hậu quả các vụ tấn công khủng bố chưa thực sự nghiêm trọng. Vì vậy chống khủng bố chưa thành một vấn đề an ninh được Mỹ và cộng đồng quốc tế quan tâm, giải quyết.
Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 xẩy ra ở Mỹ, được thực hiện bởi nhóm Al-Qaeda do Osama Bin Laden đứng đầu. Vụ khủng bố như là một lời tuyên chiến của AQ đối với Mỹ và các nước phương Tây. AQ và các phần tử khủng bố quốc tế là một mối đe dọa nguy hiểm đối với an ninh của các quốc gia trên thế giới. Vấn đề chống khủng bố trở thành một vấn đề an ninh mới
bên cạnh những vấn đề an ninh truyền thống đòi hỏi cộng đồng quốc tế. Đấu tranh chống khủng bố là chủ để được đưa ra thảo luận ở hầu hết các chương trình hội nghị, diễn đàn quốc tế. Sau vụ khủng bố 11/9/2001 chính quyền Mỹ đã và các nước đồng minh đã thực hiện các biện pháp đấu tranh trả thù và tiêu diệt những kẻ khủng bố đã tiến hành thực hiện vụ khủng bố ngày 11/9, đặc