3.2. Tác động cuộc đấu tranh chống Al-Qaeda của Mỹ đối với quan hệ
3.2.3. Tác động của cuộc chiến chống Al-Qaeda đối với nước Mỹ
Nước Mỹ không an toàn hơn trước chủ nghĩa khủng bố
Kể từ năm 2001, Chính quyền G. W. Bush đã tiến hành hàng loạt biện pháp chống khủng bố, trong đó có việc thành lập DHS nhằm đảm bảo an ninh nội địa. Các cơ quan an ninh quan trọng khác như FBI cũng được gia tăng đội ngũ chuyên gia phân tích tình báo lên gấp 2 lần, với khoảng 2.000 người. Các biện pháp an ninh được siết chặt trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, các nỗ lực của chính quyền Mỹ vẫn không làm cho nước này an toàn hơn. Các số liệu khủng bố đã đạt ra dấu hỏi về tính hiệu quả của cuộc chiến chống khủng bố và Al- Qaeda hao người tốn của của Mỹ và đồng minh trên toàn cầu. Trong suốt hơn 10 năm và cho đến nay, nước Mỹ vẫn thường xuyên phải đối mặt với những nguy cơ khủng bố. Vẫn còn đến 2/3 người dân thành phố New York thực sự
lo ngại sẽ lại xảy ra một vụ tấn công tương tự ở thành phố này; cứ 4 người trên toàn nước Mỹ được hỏi thì có 3 người nói rằng cuộc sống của họ vẫn chưa trở lại bình thường sau sự kiện 11/9/200142. Tháng 6/2008, DHS cảnh báo, có khoảng 7.000 khu vực tại Mỹ, từ các nhà máy hóa chất đến các trường đại học, bị liệt vào danh sách “các địa điểm có nguy cơ đặc biệt cao bị khủng bố tấn công”. FBI thì cảnh báo “những kẻ khủng bố vẫn đang có mặt ngay trong lòng nước Mỹ”. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng đưa ra dự báo về một thế hệ những phần tử Hồi giáo cực đoan trong lãnh thổ Mỹ sẽ gia tăng thêm số lượng trong vòng 5 năm tới. CIA cũng tiên đoán trước về “một làn sóng những tên khủng bố Hồi giáo trẻ, có cá tính, đang háo hức tiến hành các hành vi tội ác nhằm vào Mỹ43. Theo CIA, ngân quỹ của các nhóm và các dự án mang tính chất từ thiện cũng như các hoạt động kiếm tiền do phạm tội mà có, như rửa tiền, buôn lậu và buôn ma túy, các hành vi lừa lọc và tống tiền44. Tháng 7/2011, Ủy ban Ngăn ngừa phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và chống khủng bố của Mỹ cảnh báo “nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ một cuộc tấn công khủng bố bằng vũ khí sinh học hoặc vũ khí hạt nhân trong vòng 5 năm tơi”. Chủ tịch Ủy ban, ông Bod Graham nhận định: “Ranh giới an toàn của nước Mỹ đang bị thu hẹp lại, những nhóm khủng bố như Al-Qaeda đã tái cơ cấu lại để trở thành một tổ chức linh lợi và mang tính toàn cầu hơn”. Tính đến cuối năm 2011 đã có hàng trăm âm mưu tấn công khủng bố và bị tình nghi là khủng bố đã diễn ra tại nước Mỹ kể từ sau ngày 11/9/2001. Trong đó bao gồm vụ bắn chết một người tại nhà thờ Knoxville năm 2008, vụ bắn súng tại Fort Hood làm 13 người chết và 30 người bị thương năm 2009, các vụ đánh bom marathon tại Boston là 3 người chết và 264 người bị thương năm
42
Mỹ được gì trong cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan (2014), http://vtc.vn/my -duoc-gi-trong-cuoc-chien-
chong-hoi-giao-cuc-doan.311.506886.htm, truy cập ngày 20/5/2016
43Mỹ được gì trong cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan, tlđd.
2013. Bất chấp những nỗ lực của chính quyền Mỹ trong việc cản trở và ngăn chặn các âm mưu tấn công khủng bố, nước Mỹ vẫn không thể được đảm bảo tuyệt đối để tránh khỏi tất cả cuộc tấn công này45. Tạp chí US Foreign Policy đã tham vấn 116 chuyên gia danh tiếng nhất thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ về cuộc chiến chống khủng bố (trong đó có các cựu ngoại trưởng, cựu giám đốc CIA, các nhà phân tích chính trị) với kết quả là 84% trong số những nhân vật này đánh giá nước Mỹ thất bại trong cuộc chiến chống khủng bố; 86% khẳng định thế giới này nguy hiểm hơn trước; hơn 80% khẳng định sẽ có một cuộc tiến công mới tầm cỡ nhằm vào Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ trong vòng 5 năm tới46. Với sự xuất hiện và phát triển như mọc nấm độc của lực lượng IS, những lời “tiên đoán” của chính giới Mỹ đã trở thành hiện thực.
Làm giới hạn và suy yếu sức mạnh Mỹ
Vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bush, những hạn chế đối với sức mạnh Mỹ đã tỏ rõ. Mỹ có thể lật đổ các chế độ với tốc độ nhanh lạ thường. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan đã tạo ra thứ gì đó mà chính quyền Mỹ không thể dự tính được – một cuộc chiếm đóng kéo dài và đẫm máu chứng tỏ những hạn chế của sức mạnh Mỹ. Mặc dù đã thành công trong việc hạ bệ Saddam Hunsein và truất phế phe Taliban nhưng Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đem lại ổn định thực sự cho hai nước này. Tình hình bất ổn ngày càng diễn biến phức tạp trong khu vực, đặc biệt sự nổi lên của IS đã khiến Mỹ và đồng minh không thể dễ dàng dẹp tan các cuộc nổi dậy hay xây dựng lại các chính quyền đã tan vỡ. Trong khi đó, ở Afghanistan, Taliban đã giành lại được quyền chủ động, tạo áp lực lên Chính quyền Hamid Karzai và kích động tình trạng bạo lực qua đường biên giới ở
45 Brad Plumer (2013), Nine facts about terrorism in the United State since 9/11,
http://www.washingtonpost.com/news/wonkblog/wp/2013/09/11nine-facts-about-terrorism-in-the-united-
Pakistan. Việc phô trương sức mạnh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan cũng đã không tạo ra được những lợi ích phụ mà G. W. Bush đã dự tính. Thay vì sợ hãi trước những lời đe dọa của Chính quyền Bush, Iran và Bắc Triều Tiên tiếp tục các chương trình vũ khí hạt nhân của họ, quả thực vào năm 2006 Bình Nhưỡng đã thử quả bom nguyên tử đầu tiên của mình. Các nhà lãnh đạo đồng minh không tập trung quanh sự lãnh đạo của Tổng thống G. W. Bush mà tự tách mình khỏi nó, chủ yếu bởi vì người dân của họ phản đối các chính sách của Mỹ. Ở trong nước, sự thâm hụt của Chính phủ Mỹ đã lên đến đỉnh điểm hàng trăm tỷ USD, và đa số người Mỹ muốn rút khỏi Iraq. Đây không phải là những gì Tổng thống Bush đã hình dung khi ông tuyên bố phát động cuộc chiến chống khủng bố.
Đến thời kỳ Tổng thống Obama, việc rút quân khỏi Iraq và Afghanistan đã nhận được những phản ứng trái chiều. Về cơ bản, người dân hài lòng với việc con em họ không phải tiếp tục đổ máu ở nơi xa xôi và tiền thuế của họ không phải phung phí vì những vấn đề quân sự. Tổng thống Obama chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai một phần là vì vậy. Nhưng, người dân Mỹ và nhất là các nghị sĩ Mỹ cũng không hài lòng với việc rút toàn bộ quân Mỹ ra khỏi Iraq. Người dân và các nghị sĩ Mỹ cho rằng, đó là quyết định sai lầm về chiến lược. Rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Iraq có thể khiến tình hình ở đất nước này rơi vào hỗn loạn, và thực tế là sự nổi dậy của tổ chức IS hiện nay ở miền Bắc Iraq sẽ không nghiêm trọng đến thế nếu quân Mỹ vẫn còn hiện diện ở đây. Trên hết, việc rút toàn bộ quân lính khỏi Iraq có thể khiến cho ảnh hưởng của Mỹ ở đất nước mà họ tốn rất nhiều xương máu mới giành được chiến thắng mất đi phần lớn. Đó là một điều không thể chấp nhận được với đa số những người dân và các nghị sĩ Mỹ. Sự yếu thế trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama không chỉ thể hiện ở vấn đề rút quân khỏi Trung Đông mà còn ở sự kém nhanh nhạy và cương quyết với các thách thức lớn
diễn ra trên thế giới. Chưa bao giờ thế giới lại thấy một nước Mỹ có vẻ nhu nhược đến thế trong vài năm trở lại đây. Lần lượt là những động thái hung hăng của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương, xung đột Ukraine và sự trội dẫy của tổ chức IS ở Trung Đông. Nước Mỹ gần như thờ ơ với tất cả những biến cố đó và để mặc chúng tự diễn ra mà không có một động thái can thiệp hiểu quả.
Hơn mười năm qua, thế “đơn cực” của Mỹ đã bị suy yếu. Tình trạng “sa lầy” về quân sự của Mỹ tại Iraq và Afghanistan đang gây ra nhưng tác động tiêu cực đến chiến lược toàn cầu của Nhà Trắng. Nhiều tướng lĩnh Mỹ cho rằng, trong khi Mỹ đang bị “sa lầy” ở Trung Đông thì các trung tâm quyền lực khác trỗi dậy rất nhanh: nước Nga đang phục hồi vị thế cường quốc; Trung Quốc đang thực hiện chính sách “trỗi dậy hòa bình” để trở thành “cường quốc có trách nhiệm”; Ấn Độ và nhiều nước lớn khác cũng đang khẳng định vị thế cường quốc có ảnh hưởng ở khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, việc Mỹ điều chỉnh bố trí lực lượng quân sự trên toàn cầu, nhất là lợi dụng danh nghĩa “chống khủng bố” để thiết lập các căn cứ quân sự mới, triển khai hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu đã bị các nước, kể cả các nước đồng minh phản đối, coi đây là hành động đe dọa đến an ninh, ổn định khu vực và thế giới. Nhiều cường quốc, nước lớn đang tích cực thực hiện các biện pháp nâng cao sức mạnh quốc phòng, hiện đại hóa quân đội; đồng thời, tăng cường mở rộng hợp tác, tập hợp lưc lượng, tạo “đối trọng” để bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia và đối phó với mưu đồ và các hành động ngăn chặn, kiềm chế của Mỹ. Cựu cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Brzezinski thừa nhận, đó không phải là kết quả của quá trình tìm kiếm các kẻ thù bên ngoài – chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Trung Quốc, Nga hay các nước “trục mà quỷ” – mà kết quả của các sai lầm chiến lược (của Mỹ). Vụ trưởng Vụ Hoạch định Chính sách Bộ ngoại giao Mỹ Richard Heart đánh giá:
“Mỹ vẫn sẽ là một tổng thể quyền lực đơn lẻ lớn nhất trong một thời gian dài. Nhưng thực tế sức mạnh của Mỹ không che giấu được sự suy yếu tương đối trong địa vị của Mỹ trên thế giới, và cùng với sự suy yếu tương đối về thế lực này là sự suy yếu tuyệt đối về ảnh hưởng”. Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden thừa nhận, “khả năng của Mỹ làm cảnh sát thế giới đã giảm đi so với 25 năm trước đây khi còn hai siêu cường”. Một số chính trị gia Mỹ cảnh báo: “Một thế giới không có phương Tây đang nổi lên, do các nước đang trỗi dậy đang xây dựng một hệ thống chính trị quốc tế khác với mục tiêu cuối cùng là làm cho quyền lực của phương Tây, đặc biệt là Mỹ ngày càng trở nên vô dụng”. Bên cạnh đó, việc sa lầy ở Afghanistan và mắc kẹt ở Iraq đã “hạn chế những sự lựa chọn quân sự của Washington ở những nơi khác” và “sự thật là Mỹ bị trói tay trong một trận địa sai lầm, tạo ra khoảng trống ở toàn bộ phần còn lại của thế giới. Những nước khác đang lấp vào khoảng trống đó, làm mất đi lợi thế địa chính trị lâu dài của Mỹ”47
Gây chia rẽ nội bộ chính quyền
Kể từ khi Chính quyền G. W. Bush tiến hành cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, mâu thuẫn và bất đồng giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ không ngừng gia tăng. Sau khi Tổng thống G. W. Bush đọc Thông điệp Liên bang năm 2008, ứng cử viên Tổng thống của đang Dân chủ Barack Obama nói: “Đêm nay, người Mỹ đã nghe một Thông điệp Liên bang không phản ánh một nước Mỹ mà chúng ta đang chứng kiến và không đề cập đến những thách thức mà chúng ta đang đối mặt”48. Tổn thất nghiêm trọng về sinh mạng và tài chính cũng như sai lầm, yếu kém và bế tắc trong chính sách hậu chiến tại Iraq đã gây tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội Mỹ. Trong
47
Mỹ được gì trong cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan (2014), tlđd
48Tham khảo Barack Obama‟s response to Bush‟s final State of the Union,
http://www.huffingtonpost.com/ari-melber/obama-bush-rebuttal-brea_b_83932.html, truy cập ngày
thời gian dài xẩy ra xung đột đẫm máu ở Iraq, đông đảo dân chúng Mỹ liên tục tập trung biểu tình trước Nhà Trắng yêu cầu chấm dứt “cuộc xâm lược thực dân” tại Iraq. Theo một thăm dò dư luận tháng 9/2008, 2/3 người Mỹ bất mãn với G. W. Bush và 78% nhận định nước Mỹ đã đi chệch hướng49. Tổng thống Bush bị dư luận Mỹ xếp vào danh sách những vị Tổng thống Mỹ có uy tín thấp nhất trong lịch sử nước Mỹ (cùng với Harry Truman và Richchard Nixon). Từ khi ông Obama lên làm Tổng thống, trong chính quyền và xã hội Mỹ vẫn tiếp tục bị chia rẽ nặng nề. Trong Thông điệp Liên bang năm 2011, Tổng thống Obama cảnh báo: “Nước Mỹ không thể tiến lên để đối phó với những thách thức còn lớn hơn cả các vấn đề đảng phái và chính trị, nếu không có sự đoàn kết và chia sẻ trách nhiệm từ chính trong nội bộ Mỹ”50
. Cuộc khủng hoảng niềm tin trầm trọng đến mức làm lu mờ sự phấn khởi về cái chết của Osama Bin Laden.