Chủ trương, chính sách chống Al-Qaeda của Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 48 - 51)

2.1. Các chủ trƣơng, chính sách nhằm chống lại nhóm Al-Qaeda

2.1.2. Chủ trương, chính sách chống Al-Qaeda của Mỹ

Nhận được sự ủng hộ từ cả chính quyền và nhân dân Mỹ, chính quyền Tổng thống G.W.Bush đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp triển khai thực hiện biện pháp tiến hành cuộc trả thù những kẻ khủng bố đã tiến hành vụ khủng bố ngày 11/9/2001, đưa chúng ra trước pháp luật.

Trong chiến lược an ninh quốc gia (CLANQG) năm 2002, chính quyền tổng thống G.Bush xác định mục tiêu hàng đầu của cuộc chiến chống khủng bố là ngăn chặn các âm mưu tấn công khủng bố chống lại nước Mỹ, công dân Mỹ, lợi ích Mỹ và những nước đồng minh và bạn bè của Mỹ trên toàn thế giới; đảm bảo an ninh quốc gia khỏi các cuộc tấn công khủng bố; tạo ra môi trường quốc tế không chứa chấp và ủng hộ những kẻ khủng bố... Để giành được những mục tiêu này, chính quyền Mỹ chủ trương thực hiện các biện pháp sau: (i) Đánh bại chủ nghĩa khủng bố và các tổ chức khủng bố trên toàn cầu; (ii) Ngăn chặn việc bảo trợ, hỗ trợ và cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho

những kẻ khủng bố; (iii) Giảm thiểu những điều kiện cơ bản mà khủng bố có thể khai thác; (iv) Bảo vệ công dân Mỹ và các lợi ích của Mỹ trên toàn cầu. Nhưng biện pháp trên được chính quyền tổng thống G. W. Bush đưa ra trong bản Chiến lược Quốc gia Chống khủng bố ngày 14/2/200324.

Cũng giống như bất cứ một cuộc chiến tranh nào khác, hoặc thậm chí như bất cứ một đề án dân sự lớn nào, cuộc chiến chống AQ cùng các nhóm khủng bố giết người hàng loạt khác đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể. Một chiến lược phải đưa ra được một chuỗi vẫn đề liên kết với nhau cần phải được tháo gỡ để giải quyết vấn đề cuối cùng, đó là việc chiến thắng đối thủ. Sau vụ khủng bố 11/9/2001 chính quyền Mỹ đã xác định rõ chiến lược nhằm chống lại nhóm khủng bố AQ, tuy nhiên chiến lược này cũng cần phải thay đổi theo những giai đoạn khác nhau để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

Năm 2006 cuộc chiến chống AQ của Mỹ và các nước đồng minh đã giành được những kết quả to lớn, tình hình cuộc chiến có những thay đổi. Chính quyền Mỹ rất nhạy bén và đưa ra những chiến lược, biện pháp đấu tranh mới, phù hợp với tình hình thực tiễn. Mục tiêu chiến lược của Mỹ là chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố; thúc đẩy các giá trị dân chủ, tự do trên thế giới; xóa bỏ các thể chế độc tài, quân phiệt và xây dựng một thế giới mới theo những giá trị Mỹ. Để cụ thể hóa chiến lược của mình, chính quyền Mỹ đã đưa ra một loạt các biện pháp cụ thể: bảo vệ những khát vọng nhân quyền, chấm dứt các chế độ mà Mỹ gọi là nhà nước độc tài gồm các quốc gia Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Iran, Syria, Cuba, Belarus, Myanmar và Zimbabwe; giúp xây dựng các chế độ dân chủ mới một cách hiệu quả; thúc đẩy quyền tự do con người; tăng cường phối hợp với các nước đồng minh để đánh bại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, hợp tác ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ và các đối tác; thúc đẩy dân chủ để

ngăn chặn và giải quyết xung đột khu vực. Đầu tiên, để thực hiện thúc đẩy dân chủ Mỹ cần thực hiện các vấn đề sau:

Một là, ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố trước khi chúng xẩy ra. Hai là, ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt rơi vào tay các quốc gia bất

hảo và các tổ chức khủng bố, đặc biệt là nhóm khủng bố AQ;

Ba là, ngăn chặn các nhóm khủng bố nhận được sự bảo trợ và chứa chấp của các quốc gia bất hảo;

Bốn là, ngăn chặn các tổ chức khủng bố kiểm soát bất kỳ quốc gia nào

để có thể sử dụng làm căn cứ và phát động tấn công khủng bố25

.

Như vậy, chiến lược chống khủng bố toàn cầu nói chung và nhóm AQ nói riêng trong CLANQG năm 2006 vẫn tiếp tục kế thừa những chiến lược được đưa ra trong CLANQG năm 2002, nhưng chiến lược năm 2006 thể hiện một cách toàn diện hơn, chi tiết hơn trong nhiều lĩnh vực để đảm bảo các mục tiêu chống khủng bố được triển khai phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

Có thể Hoa Kỳ và các nước đồng minh không bao giờ có thể triệt phá được hoàn toàn tổ chức AQ và các tổ chức liên kết với nhóm này, hoặc các tổ chức đang ganh đua với AQ, nhưng liên minh chống khủng bố do Mỹ xây dựng có thể hy vọng "biến bọn khủng bố thành những nhóm người tụt hậu kiệt sức đến vô vọng, với những nguồn lực ít ỏi và ít có hy vọng thành công"26. Đó là một chiến lược phải đạt được ra các mục tiêu ưu tiên và tập trung các nguồn lực sẵn có như: tiền bạc, thời gian, chính trị và sức mạnh quân sự... cho nỗ lực chính. Các chiến lược đều có cả khía cạnh quân sự lẫn ngoại giao. Trong khía cạnh quân sự, các quốc gia có thể lực chọn phương án tác chiến tấn công, phòng thủ hay trừng phạt. Trong cuộc chiến tranh này, công tác ngoại giao sẽ tỏ ra quan trọng hơn so với các hoạt động quân sự, và trong khía cạnh quân sự, các hoạt động phòng thủ sẽ tỏ ra quan trọng hơn so

với các hoạt động tấn công và trừng phạt. Nói vậy, nhưng nếu không có một yếu tố tấn công về mặt quân sự thì không thể giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh được.

Cuối cùng, đây là một cuộc chiến tranh lâu dài chứ không phải chiến tranh chớp nhoáng, không thể bao vây Al-Qaeda chỉ trong vòng một đêm. Nếu Hoa Kỳ muốn theo đuổi một nỗ lực lớn nhằm chống lại AQ, chống lại những kẻ ủng hộ chúng và bất cứ những kẻ nào bắt chước AQ trong tương lai, thì phải sẵn sàng chấp nhận những chi phí và rủi ro lớn cho một thời gian dài. Điều đó sẽ đòi hỏi phải có những trận đụng độ ở trong và bên ngoài nước Mỹ. Cuộc chiến tranh này là cần thiết, bởi vì Bin Laden và những kẻ như ông ta sẽ tiếp tục tấn công nước Mỹ chừng nào nước này còn khẳng định quyền lực và sự ảnh hưởng ở các khu vực khác trên thế giới.

Một chiến lược chính xác đòi hỏi phải xác lập được những mục tiêu ưu tiêu, bởi vì nguồn lực chỉ có hạn. Nguồn lực cần phải được không ngừng tập trung để chống lại một mối đe dọa chủ chốt. Có hai đối thủ hàng đầu trong cuộc chiến chống khủng bố này là: tổ chức khủng bố AQ mở rộng và các quốc gia ủng hộ nhóm khủng bố này. AQ là tổ chức khủng bố chủ chốt đang có ý đồ tấn công hủy diệt hàng loạt vào nước Mỹ. Nhóm này tỏ ra là có khả năng và có tham vọng chính trị hơn các tổ chức khủng bố khác. AQ chính là một mối đe dọa trước mắt. Tuy nhiên, các tổ chức khủng bố khác cũng cần phải được quan tâm ngăn chặn, chú ý đến và phải tấn công phủ đầu nếu chúng có hành động sẵn sàng tấn công vào Hoa Kỳ hoặc đồng minh hoặc nếu chúng tỏ ra muốn liên kết với Al-Qaeda.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)