1.2. Khái quát về nhóm khủng bố Al-Qaeda
1.2.1. Quá trình hình thành và sự phát triển của nhóm Al-Qaeda
Quá trình thành lập nhóm Al-Qaeda
Sự xuất hiện lực lượng và phát triển của nhóm Al-Qaeda bắt đầu từ cuộc chiến Afghanistan năm 1979 với sự tham gia của quân đội Liên Xô. Bin Laden, con trai của một tỷ phủ Ảrập Xêút, là một trong số hàng nghìn thanh niên Hồi giáo mộ đạo tình nguyện sang Afghanistan chiến đấu chống lại quân đội Xô Viết. Chính Bin Laden đã lập cái gọi là “ Người bảo trợ của Jihad” và cùng với Sheik Abdullah Azzam thành lập tổ chức Maktab al-Khidamat (MAK or “Offices of Services”) năm 1984.
Trong suốt một thập kỷ chiến tranh, MAK có thể đã đào tạo, trang bị và cấp tài chính cho khoảng từ 10.000 đến 50.000 Mujahideen (những chiến binh tham gia thánh chiến) từ hơn 50 quốc gia15. Mặc dù MAK có chi nhánh trên khắp thế giới, trong đó có cả ở châu Âu và thậm chí ở Mỹ, nhưng các thành viên mang quốc tịch Ảrập vẫn chiếm gần một nửa tổng quân số, còn lại là người Algeria, Ai Cập, Yemen, Pakistan và Sudan. Các thành viên là người Ảrập chiếm đa số cũng bởi Bin Laden là người mang quốc tích Ảrập Xêút.
Năm 1989, Al-Qaeda mới chính thức được thành lập, trở thành phong trào thánh chiến theo cách riêng của nó, cũng trong thời gian đó, quân đội
15http://vietbao.vn/The-gioi/Qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-AlQaeda/20026019/162/, truy cập ngày
Liên Xô rút khỏi Afghanistan. Sự thành công của phong trào Mujahideen trong việc trục xuất một trong những siêu cường thế giới lúc bấy giờ ra khỏi mảnh đất Hồi giáo mang ý nghĩa ảnh hưởng lớn đối với Bin Laden. Bin Laden bí mật xây dựng Al-Qaeda thành một mạng lưới khủng bố quốc tế kinh khủng nhất với các phân nhóm và chi nhánh hoạt động tại khoảng ít nhất 45 quốc gia trên thế giới.
Hệ tư tưởng và mục đích
Al-Qaeda lấy tư tưởng "Jihadideen", tiến hành những cuộc thánh chiến để bảo vệ đạo Hồi, sẵn sàng từ vì đạo. Tư tưởng này có nguồn gốc từ hai nhà tư tưởng Hồi giáo dòng Sunni Mohammad ibn Abd al-Wahhab và Sayyid Qutb. Al-Qaeda có tư tưởng là chỉ có nhóm này và những người theo chúng là đang chiến đấu với những kẻ áp bức những tín đồ của đạo Hồi.
Bin Laden thành lập tổ chức khủng bố Al-Qaeda với mục đích đánh đuổi sự hiện diện của quân đội Mỹ và các nước phương Tây, đồng thời xóa bỏ những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở các quốc gia theo đạo Hồi, đặc biệt là Saudi Arabia và Irael. Tiến tới lật đổ chế độ độc tài thân phương Tây tại các Trung Đông, đoàn kết tất cả những người Hồi giáo và xây dựng một vương quốc Hồi giáo cai trị theo luật Shiria.
Những vụ tấn công khủng bố
Quá trình phát triển của Al-Qaeda không chỉ được nuôi dưỡng bằng khoản tiền khổng lồ của Bin Laden, mà còn bằng hàng chục tỷ đô la từ nhiều nguồn tài chính khác. Các nguồn tài chính này bao gồm cả các hoạt động kinh doanh tưởng như hợp pháp, song trên thực tế là cái phễu rót doanh thu cho Al-Qaeda. Các trại huấn luyện của Al-Qaeda đã được xây dựng tại Sudan từ 1989 và hầu hết mọi hoạt động của mạng lưới này đều xuất phát từ đó cho đến năm 1992. Al-Qaeda bị tình nghi tiến hành vụ tấn công vào quân nhân Mỹ tại Yemen năm 1992 và tiến hành vụ tấn công tại Mogadishu, Somalia
khiến 18 binh sĩ thiệt mạng. Tuy nhiên, vụ khủng bố đầu tiên chắc chắn liên quan tới Al-Qaeda là vụ đánh bom trung tâm huấn luyện chung của Mỹ và Ảrập Xêút tại Raiyadh năm 1995 khiến 5 người Mỹ thiệt mạng.
Trước sức ép to lớn từ phía Ảrập Xêút và Mỹ, tháng 5/1996, Chính phủ Sudan đã phải trục xuất Bin Laden và tay chân. Cùng với khoảng 150 đàn ông, đàn bà và trẻ em, Bin Laden đã trốn sang Afghanistan và nhanh chóng thiết lập được mối quan hệ khăng khít với chế độ Taliban cầm quyền tại đây. Bin Laden đặc biệt gần gũi với Thủ lĩnh Taliban Mullah Muhammad Omar.
Để được có chỗ bí mật hoạt động và sử dụng các trại huấn luyện khủng bố và căn cứ, Bin Laden phải trả cho giới cầm quyền Taliban rất nhiều tiền và binh sĩ. Bằng cách làm như vậy, Bin Laden đã thu phục hoàn toàn giới cầm quyền tại quốc gia có truyền thống bảo trợ khủng bố này. Với nền kinh tế què quặt, chiến tranh liên miên, Afghanistan ngày càng trở nên phụ thuộc vào Al- Qaeda, cụ thể là vào túi tiền của Bin Laden. Do vậy, vào cuối những năm 1990, Al-Qaeda đã huấn luyện được hàng vạn chiến binh Hồi giáo tại cả Sudan và Afghanistan. Tháng 8/1998, Al-Qaeda đã tiến hành hầu như cùng lúc hàng loạt vụ đánh bom tự sát vào các đại sứ quán Mỹ tại Nairobi, Kenya và Dares, Salaam, Tanzania. Hậu quả là, hơn 300 người bị chết và gần và gần 5.000 người khác bị thương16
.
Để trả đũa, Mỹ đã phát động tấn công bằng tên lửa hành trình vào các trại huấn luyện của Al-Qaeda tại Afghanistan và một nhà máy dược phẩm tại Khartoum, Sudan, nơi tình nghi là cơ sở sản xuất khí gây tê liệt thần kinh của Bin Laden. Kể từ đó, Bin Laden và mọi hoạt động của tên này đều được các cơ quan tình báo của Mỹ theo dõi sát sao.Tháng 9/1999, một tên khủng bố Al- Qaeda vào Mỹ từ Canada mang theo nhiệm vụ đánh bom khu trợ Strasbuorg, Pháp nhằm sát hại người Mỹ và khách du lịch Israel trước lễ kỷ niệm thiên
nhiên kỷ mới đã bị lật tẩy. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau, Al-Qaeda lại thành công với đòn tấn công liều chết vào hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ USS Cole, tại Aden Yemen khiến 17 lính Mỹ thiệt mạng và 39 người khác bị thương.
Như vậy quá trình hình thành và phát triển lực lượng do Bin Laden lãnh đạo và tổ chức, đặc biệt sau năm 1989 khi Al-Qaeda tách khỏi MAK, Bin Laden trở thành thủ lĩnh lãnh đạo cao nhất, ông ta đã xây dựng AQ thành một chức nguy hiểm nhất thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của AQ với hai yếu tố:
thứ nhất, tầm ảnh hưởng và vai trò to lớn của Bin Laden đối với các phần tử khủng bố và những người Hồi giáo cực đoan. Nhờ đó mà AQ đã nhanh chóng xây dựng được một lực lượng quân khủng bố hùng hậu; thứ hai, AQ và Bin Laden được một số các quốc gia Hồi giáo ủng hộ như: Sudan, Afghnistan, Pakistan... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phần tử khủng bố có nơi trú ẩn và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong vòng 10 năm dưới sự lãnh đạo của Bin Laden AQ đã có những bước phát triển nhanh chóng và nhóm này đã thực hiện nhiều vụ tấn công khủng bố nhằm vào lợi ích của Mỹ và các nước phương Tây ở khu vực Bắc Phi, Trung Đông, tuy nhiên quy mô và hậu quả những vụ khủng bố chưa nghiêm trọng. Vì vậy, Mỹ và các nước phương Tây vẫn coi AQ như là một tổ chức khủng bố tầm thường.