Biện pháp về quân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 61 - 68)

Cuộc chiến tranh chống Al-Qaeda do Mỹ phát động sau sự kiện 11/9 được xác định là một cuộc chiến đầy cam go, phức tạp và diễn ra trên mọi lĩnh vực. Trong đó việc tiến hành những cuộc tấn công quân sự vào các đối

tượng khủng bố hoặc chứa chấp khủng bố được coi là không thể thiếu để có thể đưa đến khả năng giành thắng lợi cuối cùng cho Mỹ và các nước đồng minh trong cuộc chiến này. Song song với các cuộc vận động ngoại giao nhằm thiết lập Liên minh quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố, chính quyền Washington cũng đã gấp rút tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho cuộc chiến tranh trả đũa nhằm vào căn cứ của Al-Qaeda ở Afghanistan. Sở dĩ đất nước được cho là nghèo nhất thế giới này trở thành đối tượng bị Mỹ “trừng phạt” đầu tiên vì: Chính quyền Taliban đã có thái độ hoan nghênh chào đón Bin Laden vào năm 1998 khi Mỹ truy bắt trùm khủng bố này, đồng thời có những chính sách tài trợ, ủng hộ cho nhóm khủng bố AQ. Sau vụ tấn công khủng bố vào New York và Washington ngày 11/9, Nhà Trắng đổ dồn mọi nghi ngờ về phía Bin Laden và Afghanistan bị xem là nước đang chứa chấp, che chở cho ông ta, Afghanistan trở thành quốc gia đầu tiên bị Mỹ nhắm đến trong cuộc chiến chống khủng bố và các quốc gia bảo trợ cho những phẩn tử khủng bố.

Ngày 21/9/2001, Tổng thống Bush đưa ra tối hậu thư đòi chính quyền Taliban nộp ngay Bin Laden và những tên khủng bố “Chính quyền Taliban phải hành động và cần phải hành động ngay. Họ phải giao nộp những tên khủng bố hoặc là phải chịu chung số phận với những tên này”. Các đơn vị quân đội của Mỹ đã được điều động đến chiến trường và sẵn sàng tác chiến. Trong khi đó chính quyền Taliban ra lệnh đóng cửa không phận tất cả các chuyến bay quốc tế trừ những chuyến bay của người Hồi giáo đến Ả Rập. Những dòng người tị nạn nhốn nháo chạy sang Pakistan lánh nạn, các cơ quan Liên Hợp Quốc được lệnh rút khỏi Afghanistan. Cuộc chiến đang đến đất nước này từng ngày từng giờ.

Ngày 7/10/2001, các máy bay ném bom và tên lửa hành trình Tomahawk đã đồng loạt mở các đợt tấn công dữ dội vào các mục tiêu của Taliban và các trại huấn luyện của Al-Qaeda ở Kabul, Paris Heart, Mazar – I

– Sharif, Jalalabad, Kandahar và Peshawar. Nhân cơ hội đó, các lực lượng đối lập với chính quyền Taliban ở Afghanistan cũng nổ súng.

Sau khi liên quân tấn công Afghanistan thì dư luận thế giới cũng có những ý kiến khác nhau. Các nguyên thủ quốc gia của 15 nước EU, Nhật Bản, Nga đã tuyên bố ủng hộ cuộc chiến tranh do Mỹ phát động tại Afghanistan. Trong khi đó Iran, Iraq, hay Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thì lên án hành động này. Một phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ đối với Afghanistan cũng đã diễn ra ở nhiều nước Hồi giáo.

Sáng ngày 7/12/2001, Liên minh phương Bắc kéo vào Kandahar, cuộc chiến tranh lật đổ chế độ hà khắc của Taliban cơ bản đã hoàn thành. Nhưng mục tiêu cuối cùng của Mỹ là chống khủng bố, bắt Bin Laden vẫn chưa hoàn thành. Ngày 22/12/2001, chính quyền lâm thời do ông Kazai làm thủ tướng bắt đầu chịu trách nhiệm điều hành đất nước. Đến ngày 13/6/2002, Kazai đắc cử tổng thống và đã thành lập chính phủ của mình sau đó. Tuy nhiên, chính phủ của ông phải đối mặt với những khó khăn to lớn, sự chia rẽ trong các lực lượng chính trị, kinh tế bị tàn phá, những dị biệt về văn hóa của một xã hội đa sắc tộc trong bối cảnh bị chi phối bởi các cường quốc và các nước láng giềng. Để hỗ trợ an ninh và để bảo vệ Kazai, cuối tháng 7/2002, Mỹ đã tăng cường lực lượng của mình làm đồng sự người Afghanistan.

Như vậy, chính sách chống Al-Qaeda của Mỹ với cuộc tấn công quân sự vào Afghanistan nhằm mục tiêu tiêu diệt kẻ bảo trợ khủng bố về cơ bản đã hoàn thành. Chính quyền Taliban đã sụp đổ và trung tâm đào tạo các chiến binh khủng bố của Taliban không còn chốn ẩn náu. Cuộc chiến đã làm cho các cơ sở của mạng lưới Al-Qaeda bị thiệt hại nặng nề: các trại huyến luyện phần tử khủng bố của AQ bị phá hủy, nhiều phần tử khủng bố của nhóm này bị bắt, hay bị tiêu diệt, những thủ lĩnh cấp cao phải bỏ trốn dọc theo biên giới giữa Afghanistan và Pakistan... Tuy nhiên đó chỉ là thành công bước đầu bỡi

lẽ Mỹ chưa bắt được Bin Laden và lãnh tụ Taliban M.Omar, cùng với đó là việc Mỹ để lại một đất nước Afghanistan trong tình trạng hết sức rối ren, đất nước bị tàn phá nặng nề sau cuộc chiến tranh, nền kinh tế bị suy sụp, tình hình an ninh, chính trị bất ổn, sung đột sắc tộc, tôn giáo diễn ra găt gắt, những phần tử khủng bố tàn dư vẫn âm mưu thực hiện các vụ tấn công nhằm vào dân thương và binh lính của liên quân...

Sau khi giành được thắng lợi trong cuộc chiến với Afghanistan, vai trò lãnh đạo của Mỹ được xác lập và uy tín của Mỹ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Điều này tạo thêm động lực cho chính quyền Bush mở thêm hoạt động quân sự chống Al-Qaeda trên toàn cầu, Mỹ và các đồng minh tiến hành cuộc chiến ở Iraq. Mỹ nghi ngờ chính quyền Tổng thống Saddam Hussen theo đuổi chương trình phiển vũ phát triển vũ khí hạt nhân và Mỹ lo sợ một đất nước phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ đe dọa đến nền an ninh toàn cầu, đặc biệt nguy hiểm hơn nếu những loạt vũ khí nguy hiểm này rơi vào tay những nhóm khủng bố, trong đó có AQ âm mưu muốn sở hữu loại vũ khí này.

Ngày 13/3/2003, Tổng thống Bush gửi cho Hussein “ một tối hậu thư” yêu cầu ông Hussein và con trai phải rời khỏi Iraq trong vòng 48 giờ, các nhà báo kể cả thanh tra của LHQ phải rời khỏi Iraq ngay lập tức. Đứng trước bờ vực của một cuộc tấn công, tổng thống Hussein đã bình tĩnh chuẩn bị những phương án tác chiến.

Bất chấp sự phản ứng của LHQ và nhiều nước như: Nga, Trung Quốc…Ngày 2/3/2003, liên quân Anh-Mỹ đã mở đầu cuộc chiến tranh nhằm vào Iraq bằng một loạt tên lửa bắn vào thủ đô Baghdad, đến ngày 5/4 các đơn vị xe tăng đầu tiên của Mỹ đã vượt qua cửa ngõ Baghdad. Kế hoạch tấn công Iraq với tên gọi “ Cú sốc kinh hoàng” dự định sẽ tiến vào Baghdad trong vòng 72 giờ. Với sự vượt trỗi về sức mạnh quân sự, Mỹ và đồng minh đã

nhanh chóng đạt được mục tiêu, ngày 14/4/2003, chính phủ Hussein đã hoàn toàn sụp đổ sau 24 năm cầm quyền.

Ngày 1/5/2003, tổng thống Mỹ tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến tranh Iraq. Nhưng người Mỹ vẫn phải đối mặt với những khó khăn là lập ra một chính phủ thân Mỹ ở Iraq và tái thiết lại đất nước này đồng thời săn lùng tổng thống Hussein và những nhân vật cấp cao trong chính quyền Iraq, tập trung truy tìm vũ khí hủy diệt ở Iraq để thuyết phục nhân dân Mỹ và cộng đồng thế giới. Nhưng Mỹ đã không tìm thấy những thông tin hay bằng chứng nào chứng minh tổng thống Sadda Hussein sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Trong khi chờ đợi việc thiết lập ra một chính phủ dân chủ mới ở Iraq, Liên quân Anh - Mỹ đã thực hiện chế độ trực tiếp cai quản ở Iraq, nhưng cũng giống như tình hình ở Afghanistan tình hình đất nước Iraq hết sức bất ổn: các cuộc ám sát và đánh bom liều chết nhằm vào lực lượng liên quân; tình hình quân sự và chính trị ở Iraq như đang trong một chảo lửa, các cuộc bắn giết, ám sát, bắt cóc… xảy ra hàng ngày; an ninh bất ổn, kinh tế Iraq lại gặp phải những khó khăn chồng chất, càng nghèo đói hơn... Mặc dù vậy, ngày 30/6/2003 chính quyền Mỹ vẫn thực hiện việc chuyển giao quyền lực cho người Iraq, như dự kiến ông Allawi được chọn là người đứng đầu chính phủ lâm thời Iraq và sau đó Iraq sẽ tổ chức bầu cử quốc hội vào cuối tháng 1/2005. Việc làm đó không giúp cải thiện tình hình ở Iraq bởi vì thời gian sau đó, bạo lực bùng nổ dữ dội giữa các lực lượng kháng chiến và liên quân, hàng loạt các cuộc tấn công của những kẻ cực đoan diễn ra khắp lãnh thổ Iraq. Trước tình hình đó, Mỹ thực hiện chính sách triển khai thêm quân đội ở Iraq những vẫn không giảm được những hành động bạo lực mạng động cơ chính trị, cùng với việc mở rộng quân tại Iraq. Trên thực tế, người Mỹ đang sa lầy và mặc dù áp lực trong nước buộc Mỹ phải sớm rút chân khỏi Iraq song chính quyền Bush cũng đã xác nhận chưa có thể rút ra khỏi Iraq được.

Rõ ràng là các nỗ lực của chính quyền Bush không làm cho tình hình Iraq tốt đẹp hơn chút nào. Ngày 5/1/2006 việc xét xử và kết án, bản án treo cổ dành cho S.Hussein cũng gây nhiều tranh cãi, với nhiều người đây chỉ là một sự trả thù theo kiểu tôn giáo của Mỹ.

Những biện pháp quân sự mạnh mẽ, quyết liệt của Mỹ và các nước đồng minh, đồng thời sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến với AQ khiến cho AQ suy yếu đi nhiều. Hoạt động quân sự của Mỹ đã làm cho nhiều phần tử khủng bố của AQ bị bắt hoặc bị giết, nhiều cơ sở hạ tầng, căn cứ đầu não của AQ ở Afghanistan bị phá hủy, các phần tử khủng bố phải bỏ chạy, ẩn trốn ở khu vực dọc biên giới giữa Afghanistan và Pakistan. Hoạt động tài chính, các khoản tiền đến với AQ và bọn khủng bố ngày càng khó khăn hơn bởi Mỹ và các nước trên thế giới đã thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động tín dụng, ngân hàng thông qua luật Sắc lệnh phong tỏa tài sản (EO), và các nghị quyết 1267, 1373... của HĐBA LHQ. Tuy nhiên, trong cuộc chiến này Mỹ cũng tổn thất nhiều về người và của, đặc biệt là trong cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, khi quá trình tái thiết các quốc gia này gặt rất nhiều khó khăn nền kinh tế bị khủng hoảng, tình hình chính trị bất ổn.

Tiểu kết chƣơng 2

Vụ khủng bố ngày 11/9 đã để lại những hậu quả to lớn đối với nước Mỹ và nhân dân trên khắp thế, chạm vào lòng kiêu hãnh của nước Mỹ, một quốc gia được coi là an toàn nhất trên thế giới, chưa bao giờ phải hứng chịu một vụ tấn công trong lãnh thổ, an ninh của Mỹ không bảo vệ được họ. Qua sự kiện này chứng minh rằng CNKB trở thành mối nguy hiểm với tất cả các quốc gia, bất kì quốc gia nào cũng có thể bị tấn công. Cuộc chiến chống khủng chống khủng và AQ trở thành vấn đề an ninh cấp bách đòi hỏi Mỹ và cộng đồng quốc tế phải giải quyết. Sau khi vụ khủng bố diễn ra, Nhà Trắng đã xác định thủ phạm chính gây ra vụ khủng bố là nhóm Al-Qaeda và Osama Bin Laden.

Chính quyền Tổng thống G. W. Bush đã phát động một cuộc chiến chống AQ trên nhiều mặt trận như kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự...để trả thù và đưa những phần tử khủng bố thực hiện vụ tấn công ra ánh sáng công lý. Hàng loạt các chính sách và các biện pháp đã được triển khai nhằm tiêu diệt AQ và Bin Laden.

Chính quyền Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc kêu gọi sự ủng hộ, hợp tác về chống tài trợ khủng bố, hợp tác quân sự, chia sẻ thông tin tin báo... trong cuộc chiến chống AQ và CNKB. Sự hợp tác giữa Mỹ với các quốc gia trên thế giới đã hình thành lên một Liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ dẫn đầu, tuy nhiên, liên minh này chỉ mang tính nhất thời vì các quốc gia tham gia trong liên minh có những toan tính và mục đích riêng ngoài hợp tác chống khủng bố. Với chính quyền Mỹ họ cũng sãng sàng thực hiện chính sách đơn phương khi cần thiết, cuộc chiến tranh ở Iraq là minh chứng rõ ràng nhất.

Mỹ và các nước đồng minh phát động cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq nhằm tiêu diệt những phần tử khủng bố. Mỹ đã giành mục tiêu khi tiêu diệt được hàng ngàn phần tử khủng bố của nhóm AQ bị bắt hoặc bị tiêu diệt, nhiều căn cứ quân sự, trại huấn luyện của AQ đã bị phá hủy, chế độ Taliban bị lật đổ...Song cuộc chiến này đã để lại những hậu quả nặng nề cho Mỹ, trong quá trình tái thiết hai quốc gia Mỹ đã hao tốn rất nhiều người và của, mặc dù vậy các quốc gia này vẫn luôn trong tình trạng bất ổn về chính trị, kinh tế khó khăn. Trong khi đó AQ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn thì những đồng minh của Mỹ ở châu Âu đã phải chịu những vụ khủng bố đẫm máu.

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA MỸ CHỐNG LẠI NHÓM KHỦNG BỐ AL-QAEDA TỪ 2001 - 2011 VÀ

NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và cuộc chiến chống Al-Qaeda nói riêng, CNKB nói chung đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng nhất trong những năm đầu thế kỉ XXI. Hơn 10 năm trôi qua kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến chống AQ nhân dân Mỹ và thế giới luôn dõi theo diễn biến của cuộc chiến và có những đánh giá tiến triển của cuộc chiến, đồng thời phân tích chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Cuộc chiến chống AQ của Mỹ từ 2001 đến 2011 gắn liền với những chính sách của tồng thống G. W. Bush. Bất chấp những chỉ trích về cuộc chiến, tổng thống Bush vẫn kiên định với những chiến sách chống AQ của mình. Năm 2009, chính quyền tổng thống Obama lên thay, về cơ bản chính quyền Obama vẫn thừa kế một số lượng lớn chính sách từ người tiền nhiệm. Tổng thống Obama thừa nhận rằng "Một số lượng đáng kể chính sách của Bush sẽ vẫn được giữ nguyên"33. Cuộc chiến chống AQ của Mỹ từ 2001 đến 2011 có tác động quan trọng trong quan hệ giữ Mỹ và các đồng minh, các cường quốc trên thế giới.

3.1. Đánh giá chung về cuộc đấu tranh của Mỹ chống nhóm khủng bố Al-Qaeda từ 2001-2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)