Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 68 - 74)

Mỹ đã nhận được ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống Al-Qaeda.

Ngay sau sự kiện 11/9, Tổng thống Bush đã gặp các nhà lãnh đạo đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới, Ngoại trưởng Powell đã gặp mặt các ngoại trưởng, đại diện khác của các đối tác Liên minh nhiều hơn. Thành viên cao cấp của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Tình báo Trung ương,

cũng như nhân viên chính phủ Mỹ đã gặp nhiều quan chức nước ngoài tại Washington và đi đến khắp các châu lục thúc đẩy ngoại giao cần thiết để tiến hành các chiến dịch chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu. Nỗ lực ngoại giao của chính quyền Mỹ đã thành lập một Liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ lãnh đạo. Trong chiến dịch tấn công Al-Qaeda ở Afghanistan và Iraq các quốc gia trên thế giới cung cấp quân sự và tài sản khác để liên minh chống khủng bố phát triển. Lực lượng từ 55 quốc gia, bao gồm cả một số quốc gia Hồi giáo, đã tăng cường lực lượng cùng với Hoa Kỳ trong cuộc chiến tiêu diệt Al-Qaeda và Taliban.

Sự ủng hộ của LHQ trong cuộc chiến chống khủng bố và AQ của Mỹ là thành công lớn nhất của Mỹ và các đồng minh. LHQ đã thông qua nhiều Nghị quyết yêu cầu các quốc gia thành viên phải kiểm soát chặt chẽ hệ thống tài chính, kiểm soát biên giới, thực thi luật pháp, những hoạt động có liên quan đến việc hỗ trợ cho AQ và Bin Laden… sự ủng hộ của LHQ chính là cầu nối trong sự hợp tác của cộng đồng quốc tế với Mỹ trong cuộc chiến chống AQ.

Ngày 23/9/2001 Tổng thống Bush đã ký ban hành Sắc lệnh (EO, 13.224) để kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính và các hoạt động liên quan đến tài chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến Al-Qaeda, Bin Laden và Talibal, Sắc lệnh đã được cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ, hơn 155 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng ý hợp tác với Mỹ trong việc kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động tài chính và đóng băng những khoản tiền có liên quan đến hoạt động khủng bố.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế Mỹ được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đồng ý hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố. Từ đó cho ra đời nhiều tổ chức, diễn đàn chống khủng bố như: Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF), Diễn đàn chống khủng bố toàn cầu (GCTF)… Đây

chính là một thành công to lớn của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến chống Al-Qaeda.

Cuộc đấu tranh của Mỹ khiến nhóm khủng bố Al-Qaeda đã bị suy yếu nhiều

Cuộc đấu tranh chống Al- Qaeda của cộng động quốc tế do Mỹ phát động đã khiến tổ chức khủng bố này suy yếu nhiều, họ không còn giữ được sức mạnh ban đầu; những nguồn tài chính đến với chủ nghĩa khủng bố ngày càng khó khăn hơn, hệ thống tài chính toàn cầu được siết chặt, phần tử khủng bố không còn dễ dàng được sử dụng để chuyển tiền; hàng loạt các tổ chức và cá nhân hỗ trợ tài chính cho Al-Qaeda đã bị Mỹ và cộng đồng quốc tế đóng băng tài sản. Tính đến 31 tháng 12 năm 2005, Hoa Kỳ đã được chỉ định từ năm 2001 có tổng cộng 424 cá nhân và các tổ chức như khủng bố, tài chính của họ, hay hỗ trợ; cộng đồng quốc tế đã đóng băng hơn 15034

triệu USD trong tài sản liên quan đến khủng bố. Hàng trăm nhóm khủng bố và các phần tử khủng bố quốc tế có liên quan mật thiết đến với nhóm Al-Qaeda đã được chỉ định vào Sắc lệnh (EO) 13.224 của Mỹ và Nghị quyết 1267, 1373 của HĐBA LHQ.

Trong chiến dịch tấn công Al-Qaeda của Mỹ và các nước đồng minh ở Afghanistan và Iraq đã làm cho Al-Qaeda bị tổn thất nặng nề cơ sở hạ tầng, trung tâm huấn luyện và nơi trú ẩn của các phần tử khủng bố bị phá hủy. Mỹ và các nước đồng minh đã lập đổ chế độ Taliaba ở Afghanistan, Al-Qaeda mất đi một nhà nước giúp đỡ hoạt động khủng bố của nhóm và không gian hoạt động ở Afghanistan trở lên khó khăn hơn và buộc phải hoạt động ở những vùng rừng núi dọc biên giới giữa Afghanistan và Pakistan. Nhóm khủng bố Al-Qeada đang trên đường chạy trốn và hàng ngàn phần tử khủng bố đã bị bắt giữ, trong đó có nhiều lãnh đạo hàng đầu của Al-Qaeda đã bị bắt

hoặc bị tiêu diệt, đặc biệt là một số phần tử đã chủ mưu trong vụ tấn công ngày 11/9/2001, các cuộc tấn công trên tàu USS Cole năm 2000 và vụ đánh bóm vào Đại sứ quán Mỹ ở các quốc gia Đông Phi năm 1998.

Với sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước đồng minh và cộng đồng quốc tế, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến chống Al-Qaeda Mỹ đã giành được những kế quả to lớn. Đây là tiền đề để Mỹ tiếp tục tiến hành cuộc chiến chống khủng bố, tiêu diệt hoàn toàn nhóm khủng bố AQ và Bin Laden.

Trùm khủng bố Osama Bin Laden bị tiêu diệt

Osama bin Laden là một người theo đạo Hồi chính thống và thành lập tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda. Giới chức Mỹ cáo buộc y đứng đằng sau vụ khủng bố vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York và trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 11/9/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Kể từ sau vụ việc, Bin Laden đứng đầu danh sách 10 nhân vật bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy lùng trên toàn thế giới.

Chính phủ Mỹ đã trải quả một chiến dịch truy lùng trùm khủng bố này vô cùng vất vả và kéo dài một thập kỷ. Bin Laden được cho là ẩn náu tại khu vực các bộ tộc hẻo lánh, nằm giữa biên giới hiểm trở Afghanistan và Pakistan, lực lượng đặc nhiệm Mỹ nhiều lần bắt hụt. Ngày 29/4/2011, Tổng thống Obama ra lệnh thực hiện nhiệm vụ tấn công tiêu diệt Bin Laden tại Abbottabad, Pakistan mà không thông báo cho chính phủ Pakistan. Sau một thời gian chiến đấu lực lượng SEAL đã tiêu diệt được bin Laden.

Ngày 11/5/ 2011, tổng thống Obama tuyên bố với toàn thể nhân dân Mỹ và cộng đồng quốc tế đã tiêu diệt được trùm khủng bố Osama Bin Laden: "Ngay hôm nay với chỉ thị của tôi, Hoa Kỳ đã mở một chiến dịch có mục tiêu chống khu nhà đó tại Abbottabad, Pakistan. Một đội nhỏ người Mỹ đã thực hiện chiến dịch này bằng khả năng và lòng dũng cảm khác thường. Không có người Mỹ nào bị tổn thương. Họ đã cẩn trọng tránh gây thiệt hại cho dân

chúng. Sau trận đấu súng, họ đã giết Osama Bin Laden và chiếm giữ xác ông ấy"35. Về phía các nhà lãnh đạo Pakistan, Thủ tướng Yousaf Raza Gillani phát biểu rằng "Chúng ta sẽ không cho phép chủ nghĩa khủng bố sử dụng lãnh thổ của chúng ta nhằm chống bất cứ quốc gia nào và vì thế tôi nghĩ đây là một chiến thắng vĩ đại, đây là một thành công và tôi xin chúc mừng sự thành công của chiến dịch này"36. Các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới cũng đã gửi lời chúc mừng đến Tổng thống Obama và nhân dân Mỹ với chiến thắng này.

Cái chết của Osama Bin Laden, người sáng lập al-Qaeda và lãnh đạo AQ 22 năm qua, đánh dấu một bước ngoặt trong nỗ lực toàn cầu chống khủng bố. Ngoài việc là một nhà lãnh đạo mang tính biểu tượng mà còn có một sức hấp dẫn sâu sắc đối với những kẻ cực đoan bạo lực, Bin Laden cũng là một người ủng hộ các nhóm khủng bố khác có âm mưu tấn công nhằm vào lợi ích của Mỹ. Trong những năm cuối cùng trước khi chết ảnh hưởng của Bin Laden đến hoạt động khủng bố của nhóm Al-Qaeda đã bị giảm sút nhưng cái chết của Bin Laden vẫn có tác động rất lớn đến nhóm khủng bố này, họ đã mất đi một thủ lĩnh hàng đầu, bị tiêu diệt đã khiến sức mạnh của Al-Qaeda cũng giảm sút đáng kể. Đây là một sự kiện quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ nói chung và cuộc chiến chống Al-Qaeda nói riêng, mang tới những hi vọng giành chiến thắng hoàn toàn trong cuộc chiến này của Mỹ. Tuy nhiên, cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn hậu Bin Laden với những khó khăn và thách thức mới.

Năm 2011 là một năm thành công trong chiến dịch tiêu diệt những phần tử khủng bố cao cấp của nhóm Al-Qaeda. Không chỉ tiêu diệt được trùm khủng bố Bin Laden mà nhiều lãnh tụ Al-Qaeda đã bị loại khỏi chiến trường.

35

Text: Obama's Remarks on Bin Laden's Killing, May 2,2011, White House

Tháng 6/2011, Ilyas Kashmiri, một trong những tên khủng bố có khả năng nhất ở Nam Á, đã bị giết chết ở Pakistan. Cũng trong tháng 6/2011, Harun Fazul, kẻ chủ mưu đánh bom Đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998 và các thành viên hàng đầu của Al-Qaeda ở Đông Phi, đã bị giết chết ở Somalia bởi Chính phủ Liên bang Transitional. Tháng 8/2011, Atiya Abdul Rahman, lãnh đạo cấp cao thứ hai của Al-Qaeda đã bị giết chết ở Pakistan. Tháng 9/2011, Anwar al-Aulaqi, người đứng đầu các hoạt động của Al-Qaeda ở bên ngoài bán đảo Ả Rập, đã bị giết chết tại Yemen.

Những mất mát của AQ với cái chết của Bin Laden và những phần tử khủng bố quan trọng khác đánh dấu sự suy yếu của Al-Qaeda. Những thành công của Mỹ một phần là sự hợp tác chống khủng bố toàn cầu, trong đó đã gây áp lực đáng kể của Mỹ và cộng đồng quốc tế với nhóm Al-Qaeda ở Pakistan. Mặc dù vậy, nhóm khủng bố chi nhánh Al-Qaeda và phần tử khủng bố của nhóm này luôn thích nghi với tình hình mới, chúng đã thể hiện khả năng phục hồi; vẫn tiếp tiến hành các cuộc tấn công trong khu vực và xuyên quốc gia. Mặc dù có những thành công trong việc phá vỡ chống khủng bố và làm giảm sức mạnh của Al-Qaeda và các chi nhánh, nhưng Al-Qaeda và các tư tưởng cực đoan bạo lực tiếp tục lan rộng bởi sự tuyên truyền từ các phần tử khủng bố. Đó vẫn là một mối đe dọa lâu dài và nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ và các nước đồng minh.

Có thể nói, sau 10 năm kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến chống AQ (từ 2001-2011) Mỹ đã giành được nhiều thành tựu to lớn: về tài chính, Mỹ hạn chế nguồn tiền đến với những phần tử khủng bố và nhóm khủng bố AQ; trên mặt quân sự, Mỹ và các nước đồng minh phát động cuộc chiến tiêu diệt chế độ Talian và AQ ở Afghanistan, Mỹ đã giành được nhiều kết quả: xóa bỏ chế độ Taliban ủng hộ AQ và Bin Laden hướng đến một xây dựng chính quyền dân chủ hơn cho người dân Afghanistan, điều đó khiến AQ không còn nơi trú

an toàn để hoạt động; nhiều cơ hạ tầng, trại huấn luyện phần tử khủng bố của AQ, nhà máy sản xuất vũ khí... bị phá hủy; tiêu diệt và bắt giữ nhiều phần tử khủng bố, trong đó có cả những phần tử khủng bố cấp cao của AQ, những phần tử lên kế hoạch tấn công ngày 11/9, và đặc biệt Mỹ thực hiện thành công chiến dịch tiêu diệt Bin Laden ở thị trấn Abbottabad, Paki tháng 4/2011.

Đạt được những kết quả to lớn trên là do có hai yếu tố sau: Thứ nhất, Mỹ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước đồng minh và cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn, kiểm soát hoạt động tài chinh, nguồn tiền rơi vào tay những phần tử khủng bố; trong chiến dịch quân sự Mỹ cũng nhận được hỗ trợ to lớn về vật chất, quân đội, kinh phí và các điều kiện khác... tạo ra những điều kiện thuận lợi để tiến hành chiến dịch và nhanh chóng giành được thắng lợi. Thứ hai, Mỹ đã có những hành động cụ thể, quyết liệt và đúng đắn trong cuộc chiến với AQ. Ngay sau khi sự kiện ngày 11/9 xẩy ra Mỹ đã nhanh chóng tiến hành vận động ngoại giao tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia trên thế giới; ban hành Sắc lệnh E0 13.224, Đạo luật Patriot, phần thường chương trình tư pháp...và phát động cuộc chiến tiêu diệt Taliban và AQ ở Afghanistan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)