Biện pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 58 - 61)

2.1. Những biện pháp triển khai nhằm chống lại nhóm Al-Qaeda

2.1.2. Biện pháp về kinh tế

Song song với công tác ngoại giao để tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố, Nhà Trắng đã có những hành động cụ thể để ngăn chặn hoạt động khủng bố của AQ, đầu tiên là hoạt động kinh tế nhằm ngăn chặn nguồn tài chính đến tay của các phần tử khủng bố. Đây là một mặt trận cơ bản trong chiến lược chống khủng bố của Chính phủ Mỹ, với mục đích là phát hiện, phá vỡ, và triệt phá các mạng lưới tài chính của các tổ chức khủng bố. Nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn việc cung cấp tài chính cho những kẻ khủng bố về cơ bản là một chiến lược phòng ngừa. Nói một cách đơn giản, nếu Mỹ, cùng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, có thể ngăn cản việc chuyển các khoản tiền cần thiết tài trợ cho các hành động khủng bố, thì Mỹ có thể ngăn chặn được những hành động khủng bố trong tương lai nhờ đó ngăn chặn việc cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người vô tội.

Trong một bài phát biểu ngày 24 tháng 9 năm 2001, Tổng thống G. W. Bush tuyên bố một cách dứt khoát rằng cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố sẽ

được tiến hành trên mặt trận tài chính: “Hôm nay, chúng tôi đã mở một cuộc tấn công đầu tiên vào nền móng tài chính của mạng lưới khủng bố toàn cầu... Chúng tôi sẽ điều khiển tất cả mọi nguồn lực theo mệnh lệnh của chúng tôi để chiến thắng cuộc chiến chống lại bọn khủng bố; mọi biện pháp ngoại giao, mọi công cụ tình báo, mọi công cụ thực thi pháp luật, mọi ảnh hưởng tài chính. Chúng tôi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài chính của bọn khủng bố, làm cho chúng chống lại nhau, đánh tan chúng khỏi những nơi ẩn náu an toàn, và đưa chúng ra xét xử”31

Chính quyền Tổng thống G. W. Bush đã ban hành nhiều hành động cụ thể trong cuộc chiến chống khủng bố trên mặt trận kinh tế, trong đó quan trọng nhất với ba hành động:

Thứ nhất, ban hành Sắc lệnh phomg tỏa tài sản 13.224 (Executive Order Freezing the US). Một hành động có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc ngăn chặn những hoạt động tài chính và nguồn tài chính đến với AQ và CNKB.

Tiền được ví như là như oxy cho bọn khủng bố, muốn tiêu diệt khủng bố phải ngăn chặn và cắt đứt được nguồn cung cấp oxy này. Ngày 23/9/2001 Tổng thống Bush đã ký ban hành Sắc lệnh phong tỏa tài sản 13.224 (EO). Sắc lệnh đã áp đặt những hình phạt đối những cá nhân, tổ chức cung cấp, hỗ trợ tài chính cho các tổ chức khủng bố. Các khối tài sản của các tổ chức, cá nhân được chỉ định trong Lệnh có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Các nhà lãnh đạo, công ty và quỹ từ thiện được liệt kê trong Sắc lệnh sẽ bị cấm giao dịch với các nhóm khủng bố. Sắc lệnh (EO) đưa ra hướng tới ba mục đích: Một là, ngăn chặn các tài sản của chủ nghĩa khủng bố; Hai là,

ngăn chặn những hoạt động kinh tế có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố trên

các thị trường của Mỹ; Ba là, là yêu cầu các ngân hàng nước ngoài đóng

băng nguồn tài sản có liên quan đến khủng bố.

Bộ Ngoại giao Mỹ là cơ quan đi đầu trong cuộc chiến chống tài trợ khủng bố, Bộ Ngoại giao đã làm việc với tất cả các cơ quan liên quan và các phòng, ban để xác định mạng lưới tài trợ khủng bố và tìm cách để phá vỡ các hoạt động của chúng. Sở Tài chính là đơn vị chống khủng bố của chính phủ và các nhóm công tác Tài chính phối hợp với nhau trong việc cung cấp các kỹ thuật và hỗ trợ đào tạo cho các chính phủ trên khắp thế giới, tìm cách cải thiện khả năng của họ về điều tra, xác định, và ngăn chặn nguồn tiền cho các nhóm khủng bố.

Những nỗ lực của Mỹ và cộng đồng quốc nhằm hạn chế, ngăn chặn những nguồn tiền đến với các nhóm khủng bố nói chung và nhóm Al-Qaeda nói riêng đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Những nguồn tài chính đến với chủ nghĩa khủng bố ngày càng khó khăn hơn, hệ thống tài chính toàn cầu được siết chặt phần tử khủng bố không còn dễ dàng được sử dụng để chuyển tiền. Đây là thành qủa quan trọng của chính quyền tổng thống G. W. Bush trong việc ngăn chặn nguồn tài chính đến tay các nhóm, phần tử khủng bố. Ngoài việc cô lập phần tử khủng bố tiếp cận với hệ thống tài chính việc chỉ định còn ngăn chặn những nguồn tiền ủng hộ, tài trợ cho phần tử khủng bố.

Thứ hai, ban hành Đạo luật Yêu nước (USA Patriot Act - UPA). Ngày 26/10/2001 tổng thống Mỹ G.Bush đã ký một dự luật chống khủng bố toàn diện (USA Patriot Act - UPA). Đạo luật UPA bao gồm một số biện pháp phá rối các hoạt động rửa tiền và các phương thức tài trợ khủng bố. Đạo luật yêu cầu các ngân hàng nước ngoài với các tài khoản tương ứng trong các ngân hàng Mỹ chỉ định một người để nhận được trát toàn liên quan đến các khoản này. Khoa bạc cũng có quyền yêu cầu các ngân hàng phải rà soát các khoản tiền gửi từ dân cư của các quốc gia không hợp tác và áp đặt lệnh trừng phạt

đối với các ngân hàng từ chối cung cấp thông tin cho các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ. Ngoài ra, Đạo luật cũng yêu cầu Bộ Tài chính công bố các quy định củng cố thông tin khách hàng hiện có, lưu trữ hồ sơ, báo cáo và các nghĩa vụ chia sẻ thông tin trong nhiều khu vực tài chính và mở rộng các nghĩa vụ này sang các lĩnh vực tài chính như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiền lệ, là những nơi dễ bị lạm dụng nhất32

.

Thứ ba, phần thưởng cho chương trình tư pháp. Chương trình sẽ hỗ trợ tài chính cho những cá nhân, tổ chức cung cấp cho chính phủ Mỹ những thông tin liên quan đến hoạt động khủng bố, những thông tin có thể phá vỡ những kế hoạch tấn công khủng bố và thông tin để bắt giữ những phần tử khủng bố nguy hiểm.

Với những phần thưởng cho chương trình tư pháp là một trong những chương trình ý nghĩa nhất của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Chương trình được thành lập bởi Đạo luật năm 1984 về chống khủng bố quốc tế, chương trình được quản lý bởi Cục An ninh ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ .Chương trình có phần thưởng lên đến 5 triệu USD cho thông tin có thể ngăn chặn hoặc tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các hành vi khủng bố quốc tế đối với người Mỹ hoặc tài sản của Mỹ trên toàn thế giới, Ngoại trưởng C. Powell đã đưa ra một phần thưởng lên đến 25 triệu USD cho những thông tin dẫn đến việc bắt giữ được Osama Bin Laden và lãnh đạo chủ chốt khác của Al-Qaeda, phần thưởng cũng có thể được trả cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc kết án những kẻ khủng bố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)