Giá trị của tài liệu lƣu trữ đối với hoạt động văn hoá đối ngoại-kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 31 - 33)

nghiệm của một số nƣớc trên thế giới

Tài liệu lƣu trữ với những đặc điểm, tính chất vốn có là một nguồn di sản văn hoá có giá trị của dân tộc, có khả năng giới thiệu một cách trung thực và sinh động hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia. Bởi vậy, tài liệu lƣu trữ đã, đang và ngày càng phải phát huy giá trị của nó trong hoạt động văn hoá đối ngoại.

Trên thế giới, khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ trong văn hoá đối ngoại cũng đƣợc một số quốc gia chú trọng, có thể lấy một số ví dụ nhƣ sau:

Trong các chƣơng trình giao lƣu với các nƣớc, Nhật Bản đã dựa trên các tài liệu lƣu trữ tại các viện lƣu trữ, các bảo tàng để triển lãm, xuất bản sách… nhằm thúc đẩy mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hoá, ví dụ nhƣ dựa trên các tài liệu về châu ấn lệnh (Lệnh cho phép thuyền từ Nhật Bản đƣợc đến nƣớc An Nam, có đóng triện đỏ của ngƣời có thẩm quyền), các bức tranh thờ, tranh cuộn, các bản đồ giao thƣơng giữa Nhật Bản và An Nam (Việt Nam)… đang lƣu trữ tại bảo tàng Quốc gia Kyushu để biên tập và xuất bản và dịch sách tranh “Phía bên kia bờ biển xa xôi” để giới thiệu đến với độc giả, kể cả trẻ em về sự giao lƣu giữa Nhật Bản và Việt Nam thời kỳ Ê-đô dùng thuyền đỏ để buôn bán qua lại…[59].

Hàn Quốc cũng là ví dụ điển hình trong việc sử dụng tài liệu lƣu trữ cổ để tạo ra sản phẩm văn hoá sống động. Nhiều bộ phim nổi tiếng đƣợc xây dựng từ các sự kiện lịch sử đƣợc ghi trong Biên niên sự kiện của triều đại Joseon (1392-1863) đƣợc UNESCO công nhận là Di sản tƣ liệu thế giới năm 1997 nhƣ: “Nàng Daejanggeum” hoặc “Dong-I” hoặc bộ phim “Thần y Heo Jun”, kể về cuộc đời của tác giả cuốn sách “Dongui Bogam” đƣợc UNESCO công nhận là Di sản tƣ liệu thế giới năm 2007 [15]. Qua các bộ phim đƣợc Hàn Quốc tặng, bán cho các nƣớc trong các hoạt động giao lƣu văn hoá, nhiều ngƣời đã hiểu biết về đất nƣớc, con ngƣời, văn hoá truyền thống của Hàn Quốc.

Ngoài ra, cơ quan lƣu trữ của các quốc gia cũng phối hợp tổ chức triển lãm và xuất bản các ấn phẩm nhằm tăng cƣờng giao lƣu văn hoá song phƣơng, chia sẻ các di sản văn hoá và đẩy mạnh quan hệ giao lƣu giữa các nƣớc, ví dụ nhƣ Lƣu trữ Quốc gia Singgarpore và Lƣu trữ Quốc gia Malaysia đã phối hợp tổ chức triển lãm và xuất bản thành sách với chủ đề “Reminiscences of the Straits settlements through Postcards” (Ký ức về khu định cƣ ở eo biển Ma-lắc-ca qua những tấm bƣu thiếp). Với gần 250 tấm bƣu thiếp, hình ảnh đa dạng về con ngƣời, vận tải, biểu tƣợng các toà nhà, cảnh đƣờng phố, hoạt động kỷ niệm, lễ hội và giải trí… từ thập niên 1870, sách đã cung cấp những cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống trong khu định cƣ ở một eo

biển (Malacca, Penang và Singapore) thời kỳ bị chi phối dƣới sự cai trị của ngƣời Anh… [63].

Cộng hoà Liên bang Đức cũng tích cực giao lƣu văn hoá, Viện Gouth của Đức tại các nƣớc thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình văn hoá, các buổi chiếu phim tài liệu miễn phí để công chúng các nƣớc đến xem và tìm hiểu về văn hoá Đức.

Lƣu trữ Quốc gia Hoa Kỳ có những hình thức khai thác tài liệu đa dạng, tiện ích trên internet và thiết kế các vật phẩm văn hoá rất đặc sắc cho những ngƣời đến tham quan làm quà lƣu niệm nhƣ: bản tuyên ngôn độc lập hoặc tuyên ngôn giải phóng nô lệ của nƣớc Mỹ… để các khách tham quan có thể mua các vật phẩm văn hoá đặc biệt này làm quà tặng cho những ngƣời thân, bạn bè, đối tác sau chuyến thăm quan, làm việc trên nƣớc Mỹ… (phụ lục 05).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)