Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các cơ quan lƣu trữ thông qua nhiều hình thức khai thác, sử dụng tài liệu, xã hội đã biết nhiều hơn về công tác lƣu trữ và tài liệu lƣu trữ. Nhiều hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ đã đƣợc áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và công chúng, góp phần thực hiện tốt mục tiêu cuối cùng của công tác lƣu trữ là phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ quốc gia.
Do chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại mà mới chỉ có các khoá luận, báo cáo khoa học, bài báo… mang tính định hƣớng, gợi mở về khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ nói chung và ngay cả các quy định của Đảng và Nhà nƣớc về tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ còn chƣa chƣa hoàn thiện, chƣa cụ thể để triển khai thực hiện nên quá trình thực hiện Đề tài cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Để triển khai đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khái quát về số lƣợng, loại hình, nội dung của tài liệu lƣu trữ đang bảo quản tại các cơ quan lƣu trữ và nhiều cơ quan khác có thể phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại, các đối tƣợng khai thác tài liệu, yêu cầu và phƣơng pháp trong khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trên cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý chung về công tác lƣu trữ, công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ và khảo sát thực tiễn việc khai thác sử dụng tài liệu lƣu trữ đã đƣợc tiến hành tại các cơ quan lƣu trữ, ngoại giao, văn hoá, thông tin tại Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời tham khảo kinh nghiệm từ các nƣớc bạn nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore, Hoa Kỳ... nhằm đề xuất các giải pháp cho việc khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trong thời gian tới một cách chủ động và hiệu quả hơn nữa.
Các giải pháp đề xuất nhằm khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế nêu trong Đề tài sẽ là bƣớc khởi đầu để các cơ quan có liên quan nhận biết và ngày càng tích cực khai thác và sử dụng tài liệu lƣu trữ trong các hoạt động chuyên môn của mình.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, đề tài còn có những vấn đề đặt ra song chƣa đƣợc nghiên cứu giải quyết thấu đáo. Những vấn đề còn bỏ ngỏ, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới để giải quyết cặn kẽ hơn.
Khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại không phải là công việc đầy khó khăn vì các cơ quan, tổ chức (bao gồm cả cơ quan lƣu trữ, ngoại giao, văn hoá) đã triển khai nội dung này trong thực tiễn. Tuy nhiên, để triển khai hoạt động này một cách sâu rộng phải có sự hợp tác của cơ quan với nhau, trong đó có việc nâng cao nhận thức của cán bộ làm công tác đối ngoại, văn hoá, thông tin về khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại.
Thông qua Đề tài này, chúng tôi mong muốn các cơ quan lƣu trữ, đối ngoại, văn hoá, thông tin sẽ quan tâm và chủ động hơn nữa trong việc khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ và phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại.
Khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại là một vấn đề mới và rất cần thiết trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Đề tài này, bƣớc đầu nghiên cứu những nội dung cơ bản trong việc khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại, hi vọng sẽ mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu chuyên sâu cụ thể hơn nhƣ: khai thác tài liệu ảnh, phim điện ảnh hoặc xây dựng các bộ phim từ tài liệu, tƣ liệu lƣu trữ, phối hợp với các cơ quan truyền thông để xây dựng các chƣơng trình kể chuyện qua tài liệu lƣu trữ và các nhân chứng lịch sử, xây dựng các sản phẩm văn hoá lƣu trữ… để phục vụ hoạt động văn hoá đối ngoại của các nhà nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp trong thời gian tới.
Chúng tôi tin tƣởng rằng, Ngành Lƣu trữ Việt Nam sẽ góp sức mình để cùng với các cơ quan có liên quan giới thiệu Việt Nam với bạn bè thế giới và tăng cuờng sự hợp tác chặt chẽ và đóng góp thiết thực, hiệu quả cho hoạt động lƣu trữ quốc tế và khu vực./.