Cán bộ truyền thông trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 47 - 48)

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, các cán bộ truyền thông có nhiệm vụ đƣa tin, viết bài phản ánh, định hƣớng và cung cấp thông tin và phục vụ các yêu cầu của độc giả, khán giả, thính giả trong và ngoài nƣớc. Câu chuyện của cán bộ chuyên môn tại Đài Tiếng nói Việt Nam khi sử dụng các băng ghi âm lƣu trữ tại kho băng của Đài để phục vụ thính giả nƣớc ngoài khi muốn nghe một bài hát đã khẳng định rằng tài liệu lƣu trữ là một trong những "nguyên liệu" để cán bộ truyền thông thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của cơ quan [46,39].

Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan lƣu trữ và giới truyền thông trong và ngoài nƣớc trong những năm vừa qua chƣa thực sự xứng tầm. Các cơ quan truyền thông ít tìm đến cơ quan lƣu trữ khai thác tài liệu lƣu trữ, đặc biệt là tài liệu giấy để triển khai các chuyên đề, có chăng cũng chỉ đến Thông tấn xã Việt Nam để khai thác các ảnh sự kiện hoặc đến Viện Phim Việt Nam hoặc Hãng Phim Tài liệu Khoa học trung ƣơng để tìm kiếm các thƣớc phim lịch sử; cơ quan lƣu trữ cũng ít phối hợp với cơ quan truyền thông để giới thiệu về tài liệu lƣu trữ, chỉ trừ các sự kiện đặc biệt nhƣ tổ chức triển lãm thì có mời giới truyền thông đến đƣa tin là chủ yếu, ít có bài viết, thƣớc phim theo từng chuyên đề cụ thể.

Từ năm 2008 trở lại đây, các TTLTQG cũng đã phối hợp với cơ quan truyền thông để xây dựng, giới thiệu về cơ quan mình hoặc giới thiệu về khối tài liệu cụ thể tại từng TTLTQG nhƣ: TTLTQG III xây dựng phim “Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III-một mỏ vàng văn hoá”, TTLTQG I xây dựng phim giới thiệu về trung tâm và khối tài liệu kiến trúc, TTLTQG IV giới thiệu khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn vừa đƣợc UNESCO công nhận là di sản tƣ liệu thế giới...Tuy nhiên, hoạt động này chƣa đƣợc xác định là công việc thƣờng xuyên vì đòi hỏi số lƣợng kinh phí đầu tƣ lớn và các yêu cầu công việc cao.

Giới truyền thông nƣớc ngoài đến Việt Nam để đƣa tin, quảng bá các sự kiện ngày càng nhiều, tuy nhiên, họ lại chƣa đến với các cơ quan lƣu trữ vì nhiều lý do. Điều này đòi hỏi cơ quan lƣu trữ cần quan tâm để cung cấp các dịch vụ phù hợp với các phòng viên, báo chí nƣớc ngoài bởi các thông tin mà họ cung cấp có thể đƣợc giới thiệu đến nhiều ngƣời và qua họ càng có nhiều ngƣời nƣớc ngoài tìm đến cơ quan lƣu trữ để khai thác tài liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoại trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)